• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/09/2013
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 48/2013/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 1 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN BẮT BUỘC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Căn cứ Luật t chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật dân sự s 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn c Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các t chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Theo đ nghị của Thng đc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc góp vn, mua c phần bắt buộc ca t chức tín dụng được kim soát đặc biệt,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kim soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tchức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng được chỉ định.

3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

4. Tổ chức tín dụng được yêu cầu tham gia quản trị điều hành.

5. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Góp vốn, mua cổ phần bắt buộc là việc Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác tham gia góp vốn, mua cphần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

2. Tổ chức tín dụng được chỉ định là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần bắt buộc.

4. Tổ chức tín dụng được yêu cu tham gia quản trị, điều hành là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc.

5. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ việc quản trị, điều hành yếu kém.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hp tổ chức tín dụng khác không đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định này.

2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được góp vốn, mua cổ phần bắt buộc trong trường hợp không thực hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tchức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng theo Khoản 3 Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 5. Xác định giá trị thực của vốn điều lệ và nhu cầu bổ sung vốn điều lệ

1. Căn cứ kết quả kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ trong thời gian kiểm soát đặc biệt hoặc một thời điểm khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định, Ban Kiểm soát đặc biệt trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tchức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm đáp ứng được mức vốn pháp định và các quy định van toàn trong hoạt động ngân hàng.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số vốn mà tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước cần tham gia góp vốn, mua cổ phn, các hình thức góp vốn, mua cổ phần và thời gian thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.

Điều 6. Hình thức góp vốn, mua cổ phần bắt buộc

1. Tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc thông qua việc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dư nợ các khoản tiền gửi, cho vay khác tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Tchức tín dụng được chỉ định sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị dư nợ khoản cho vay đặc biệt, dư nợ cho vay tái cấp vốn (nếu có). Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.

Điều 7. Điều kiện đối vi tổ chức tín dụng được chỉ định và tổ chức tín dụng tham gia quản trị điều hành

1. Tổ chức tín dụng được chỉ định phải đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Có tình trạng tài chính lành mạnh và có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn, mua cổ phần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

b) Đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;

c) Có hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đáp ứng các quy định của Ngân hàng nhà nưc;

d) Có khả năng quản trị, điều hành và thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.

2. Tổ chức tín dụng được yêu cầu tham gia quản trị, điều hành phải đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Có tình hình tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;

b) Có đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, điều hành tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;

c) Có mạng lưới chi nhánh rộng rãi trên toàn quốc.

Điều 8. Chính sách hỗ trợ đối với tổ chc tín dụng được chỉ định

Căn cứ tình hình thực tiễn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hỗ trợ tổ chức tín dụng được chỉ định trong thời gian tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thông qua các biện pháp sau:

1. Cho vay tái cấp vốn.

2. Cho vay đặc biệt.

3. Cho phép tạm thời áp dụng một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng ở mức không tương đương như các tổ chức tín dụng bình thường trong một thời gian nhất định.

4. Các biện pháp hỗ trợ khác nhằm xử lý những khó khăn tạm thời ngoài dự kiến.

Điều 9. Quyền hạn, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc

1. Ngân hàng Nhà nước có quyền:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ tại thời điểm kiểm soát đặc biệt hoặc một thời điểm phù hợp khác;

b) Quyết định giá trị thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt căn cứ kết quả kiểm toán và xác định số vốn điều lệ cần bổ sung thông qua việc góp vốn, mua cổ phần để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng;

c) Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để thông báo công khai về kết quả kiểm toán độc lập, quyết định của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, số vốn điều lệ cần được bổ sung và việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước;

d) Yêu cầu cổ đông công khai việc sử dụng cổ phiếu; hạn chế chuyển nhượng, sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để bảo đảm cho các nghĩa vụ dân sự của cđông, thành viên góp vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian được kiểm soát đặc biệt và thực hiện cơ cấu lại;

đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển nhượng vốn góp, vốn cổ phần; thành viên góp vn, cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định;

e) Chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vn, mua cổ phần bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này; chỉ định và chấm dứt sự tham gia của tổ chức tham gia quản trị, điều hành trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

g) Quyết định việc chuyển nhượng vốn, cổ phần tại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc của Ngân hàng Nhà nước sau khi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần đã trở lại hoạt động bình thường;

h) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

a) Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng được tham gia góp vn, mua cổ phần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần;

b) Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;

c) Chỉ đạo việc triển khai tchức Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để bầu ra các nhân sự là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, quyết nghị mức vốn điều lệ mới trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

d) Phê duyệt mức vốn điều lệ mới của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sau khi được góp vốn, mua cổ phần;

đ) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần; kết quả triển khai việc góp vốn, mua cổ phần.

Điều 10. Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định góp vốn, mua cổ phần

1. Tổ chức tín dụng được chỉ định có quyền:

a) Quyền cổ đông của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;

b) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sau khi kết thúc giai đoạn cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;

c) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng được chỉ định có trách nhiệm:

a) Cử cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn tham gia Ban kiểm soát đặc biệt và tiếp nhận các nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tham gia góp vốn, mua cphần bắt buộc;

b) Cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng theo yêu cầu, quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c) Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần;

d) Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc và Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phn;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được yêu cầu tham gia quản trị, điều hành

1. Cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần theo yêu cầu, quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Tham gia xây dựng và triển khai Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.

3. Phối hp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc và Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên t chc tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại các Điều 63, 67, 72 Luật các tổ chức tín dụng.

2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có trách nhiệm:

a) Triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên bất thường theo yêu cu của Ngân hàng Nhà nước;

b) Xác định rõ giá trị thực cphần, phần vốn góp của từng cổ đông, thành viên góp vốn trên cơ sở Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giá trị thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng;

c) Hp tác với Ban Kiểm soát đặc biệt, tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Ban Kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước trong quá trình quản trị, điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng và triển khai việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc;

d) Chịu trách nhiệm về những rủi ro, tổn thất mà mình đã trực tiếp gây ra cho tổ chức tín dụng.

3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên bất thường phải được tổ chức và thông qua các nội dung sau đây:

a) Báo cáo kết quả kiểm toán của tchức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

b) Các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý tình trạng tài chính, các vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng;

c) Việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc và cách thức triển khai;

d) Các nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ shữu, các thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chc tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có quyền:

a) Được thông tin đầy đủ về kết quả đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

b) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) báo cáo rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

c) Yêu cầu Ban Kiểm soát làm rõ những sai phạm của các cá nhân có liên quan và những tổn thất do những sai phạm này gây ra;

d) Thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn trong phạm vi giá trị thực vốn cổ phần, phần vốn góp của mình.

2. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:

a) Chấp nhận kết quả đánh giá của kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

b) Thực hiện đúng các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình kiểm soát đặc biệt và thực hiện Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần liên quan đến những hạn chế đối với việc sử dụng, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;

c) Cùng gánh chịu và chia sẻ các tổn thất của tổ chức tín dụng theo đúng các quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ shữu doanh nghiệp;

d) Chịu trách nhiệm về những rủi ro, tổn thất mà mình đã trực tiếp gây ra cho tổ chức tín dụng;

đ) Chuyển nhượng cổ phn, phần vốn góp cho Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

e) Tham gia Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.

Điều 14. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần

Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc, tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên để thông qua các nội dung về mức vốn điều lệ mới, Điều lệ sửa đổi, bầu và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Phương án cơ cấu lại và những vấn đề quan trọng khác.

Điều 15. Thoái vốn tại các tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần

1. Việc thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc trong các trường hợp sau:

a) Hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần đã trở lại bình thường theo đúng nội dung của Phương án cơ cấu lại;

b) Tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần được nhà đầu tư mua lại hoặc sáp nhập, hợp nhất với tchức tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Việc thoái vốn có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho các nhà đầu tư mới theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.

Điều 16. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, Ủy ban nhân dân các cấp

Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các cơ quan, tchức liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc theo các quy định tại Quyết định này, Luật các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.

Điều 17. Xử lý vi phạm

Mọi hành vi vi phạm quy định tại Quyết định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2013.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.