QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
V/v ban hành quy chế quản lý và chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - tỉnh Lai Châu
_______________________
UỶ BAN NHÂN DÂN LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10/12/2003 quy đinh nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp.
Căn cứ Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Tây Trang vò cửa khẩu Ma Lù Thàng - tỉnh Lai Châu được áp dụng chính sách Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
Căn cứ vào kết luận tại hội nghị các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu họp ngày 25/02/2004.
Để thống nhất quản lý và áp dụng chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - tỉnh Lai Châu sau khi thống nhất với thường trực HĐND tỉnh :
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành quy chế quản lý và chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - tỉnh Lai Châu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ; Chủ tịch UBND các xã trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng và Trưởng ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
T/M UBND LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Minh Quang
|
QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MA LÙ THÀNG TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2004/QĐ-UB ngày 10 tháng 3 năm 2004 của UBND Lâm thời – tỉnh Lai Châu)
________________________
Chương I
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - tỉnh Lai Châu được xác định tại Điều 1 Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, gồm địa bàn các xã : Ma Li Pho, Mường So thuộc huyện Phong Thổ; xã Huổi Luông thuộc huyện Sìn Hồ.
Điều 2: Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, được quản lý theo quy định chung của pháp luật Việt Nam; Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng - Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới và các quy định cụ thể tại Quy chế này.
Điều 3: Các loại hình hoại động tại Khu kinh tế cửa khẩu :
1/ Tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được áp dụng các loại hình hoạt động kinh doanh thương mại, sản xuất, dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, dịch vụ chuyển khẩu, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, chợ cửa khẩu, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty trong nước và nước ngoài, các cơ sở sản xuất, gia công, nâng cấp, tái chế, lắp ráp, các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, bảo quản, kho hàng hoá, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, đầu tư cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... theo quy định của pháp luật Việt Nam
2/ Các hoạt động về xuất nhập cảnh, quản lý đô thị, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Điều 4: Các cơ quan quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng:
1/ Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (gọi tắt là Ban quản lý Ma Lù Thàng) là cơ quan đầu mối phối hợp với các tổ chức có liên quan, giúp UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý hành chính Nhà nước và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy chế này tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban quản lý Ma Lù Thàng do UBND tỉnh quy định.
2/ UBND các xã trong Khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Ma Lù Thàng giải quyết các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, đất đai, đô thị.
3/ Các cơ quan chức năng khác thực hiện quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý Ma Lù Thàng thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong quy chế này.
Điều 5: Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được tổ chức hai trạm kiểm soát thực hiện các chức năng sau :
1/ Trạm kiểm soát số 1 : (Tại cột mốc số 66 cửa khẩu biên giới Ma Lù Thàng):
Có nhiệm vụ kiểm tra thủ tục giấy tờ người, phương tiện vào khu kinh tế cửa khẩu; Kiểm soát thủ tục hàng hoá, ngoại hối xuất khẩu, người và phương tiện xuất cảnh; Ngăn chặn những đối tượng cấm nhập cảnh, cấm xuất cảnh; Những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy đinh của pháp luật Việt Nam; Thu lệ phí người và phương tiện ra vào khu kinh tế cửa khẩu
2/ Trạm kiểm soát số 2 (được bố trí theo quy hoạch về phía nội địa Việt Nam):
-Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh người, phương tiện, kiểm tra dịch bệnh và chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra giấy tờ người, phương tiện nhập cảnh, hàng hoá nhập khẩu vào Lai Châu.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH
Điều 6:
1/ Tại. khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng không được lưu thông các hàng hoá và dịch vụ cấm theo pháp luật Việt Nam.
2/ Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua khu kinh tế cửa khẩu phải thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam.
3/ Hàng hoá tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, dịch vụ chuyển khẩu, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế; Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, nâng cấp, lắp ráp và các hoạt động dịch vụ ... tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7:
1/ Mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia dinh kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại giấy phép đầu tư.
2/ Ban quản lý Ma Lù Thàng có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước, nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng
5/ Được quyền: Chuyển nhượng, cho thuê lại quyển sử dụng đất; Thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng; tài sản gắn liền với đất theo quy định cụ thể đối với từng đối tượng trong Luật đất đai.
6/ Được bảo hộ quyền sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài sản, tính mạng phù hợp với Luật pháp Việt Nam trong quá trình hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 9: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đinh sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng có nghĩa vụ:
1/ Tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định tại quy chế này.
2/ Thực hiện đầy đủ các thủ tượng về đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, các giấy phép về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3/ Cá nhân, hộ gia đình phải tổ chực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quá hạn trôn mà không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
4/ Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tổ chức thực hiện dự án đầu tư trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền; không được kéo dài quá 12 tháng so với rnốc tiến độ ghi trong quyết định đầu tư; không được tự ý thay đổi mục tiêu, quy mô dự án; nếu dự án vi phạm các quy định trên đây, không có lý do chính đáng hoặc không được cấp có thẩm quyền chấp thuận, sẽ bị đình, hoãn hoặc huỷ bỏ dự án; các chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thiệt hại và tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm có thể xử lý theo - phắp luật Việt Nam.
5/ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí theo pháp luật hiện hành.
6/ Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự an toàn khu vực bien giới, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vộ môi trường và phòng chống cháy nổ; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức nang theo quy định. Các trường hợp vi phạm tuỳ theo mửc độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7/ Thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật Việt Nam; Báo cáo kế toán, thống kê định kỳ gửi Ban quản lý Ma Lù Thàng và các ngành chức năng theo quy định.
Điều 10: Quản lý một số lĩnh vực:
1/ Ban quản lý Ma Lù Thàng có trách nhiệm chủ tri phối hợp vối các lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Kiểm dịch động thực vật, Công an để xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Khu kinh tế cửa khẩu theo đúng chức năng, thẩm quyển được quy định; trong quá trình hoạt động, căn cứ vào đặc điểm tình hình và tính chất đặc trưng củajừng ngành hàng, mặt hàng, dịch vụ để vận dụng kiểm tra, giám sát và xử lý thích hợp dam bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, trật tự an toàn theo pháp luật Việt Nam.
2/ Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hoá, vật tư, thiết bị, phương tiện, ngoại hối và hành lý từ ngoài đưa vào Khu kinh tế cửa khẩu và từ Khu kinh tế cửa khẩu đưa ra nước ngoằn đưa vào thị trường nội địa theo các quy định hiện hành của pháp luật, cụ thể như sau:
2.1/ Hàng hoá, ngoại hối từ nội địa đưa vào Khu kinh tế cửa khẩu để xuất khẩu, tham gia triển lãm, hội chợ, sản xuất, gia công, nâng cấp, tái.chế, lắp ráp, kinh doanh., chưa phải thực hiện thủ tục hải quan. Khi tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài phải thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật tại trạm kiểm soát số 2.
2.2/ Hàng hoá, ngoại hối... từ Trung Quốc đưa vào khu đầu mối cửa khẩu chưa phải thực hiện các thủ tục hải quan. Nhưng khi nhập khẩu vào nội địa (Việt Nam) phải thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật tai trạm kiểm soát số 2.
2.3/ Các phương tiện vận tải của nước ngoài được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu, chịu sự kiểm soát của Hải quan và Bộ đội Biên phòng; các phương tiện vận tải giao nhận hàng hóa, hành khách ngoài địa điểm Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định hiện hành.
3/ Các cơ quan kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng nhập khẩu phải thực hiện nhanh, chính xác các quy định về nghiệp vụ, đảm bảo ngăn chặn các loại dịch bệnh; hàng hoá kém chất lượng vào địa bàn tỉnh.
Chương III
QUY ĐỊNH XUẤT NHẬP CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 11: Quy định xuất, nhập cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài:
1/ Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo các quy định tại pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/04/2000; nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ, điều 3 Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
2/ Quy định các trường hợp cụ thể
2.1/ Công dân Trung Quốc thuộc tỉnh có chung biên giới với tỉnh Lai Châu được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp. Nếu muốn vào các địa điểm khác của tỉnh Lai Châu thì cơ quan Công an tỉnh cấp giấy phép 1 lần tại Khu kinh tế cửa khẩu, có giá trị không quá 15 ngày.
Cho phép các đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch lữ hành, thực hiện việc đón khách Trung Quốc tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đi du lịch bằng thẻ du lịch hoặc các giấy tờ tương đương khác theo các Tua, Tuyến du lịch đến các tỉnh, thành phố được phép trong cả nước, các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý khách, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách.
2.2/ Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân Trung Quốc hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh vạ dược lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù - Tháng, thời gian lưutáT không quá 15 ngày; nếu di du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và Việt Nam tổ chức thì cơ quan xuất nhập cảnh của Công an tỉnh Lai Châu xét cấp thị thực tại Khu kinh tế cửa khẩu và có giá trị không quá 15 ngày.
Người đi bằng giấy thông hành biên giới là công dân Trung Quốc vào Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng nếu được cơ quan tổ chức, cá nhân phía Việt Nam bảo lãnh vào các tỉnh khác thì được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Khu kinh tế cửa khẩu cấp giấy phép một lần thời hạn không quá 10 ngày.
Người nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới đã hết hạn tạm trú muốn gia hạn tạm trú tiếp theo để làm việc phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lai Châu kiểm tra xét duyệt.
Các tổ chức kinh tế ở khu vực kinh tế cửa khẩu được phép thuê người Trung Quốc thì phải được cơ qụan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động (cá nhân và các hộ gia đình không được thuê công dân Trung Quốc làm việc).
Các tổ chức ở khu vực Khu kinh tế cửa khẩu thuê công dân Trung Quốc làm việc nếu công dân Trung Quốc đã hết hạn tạm trú phải có công văn gửi Công an tỉnh Lai Châu (thông qua trạm quản lý xuất nhập cảnh tại khu vực kinh tế cửa khẩu) xin gia hạn tạm trú (không gia hạn tạm trú cho công dân Trung Quốc ra vào Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư).
2.3/ Cho phép phương tiện vận tải Trung Quốc được vào Khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác Trung Quốc với doanh nghiệp Việt Nam.
+ Cho phép xe vận chuyển hành khách và xe công vụ (xe con) của Trung Quốc được vào đến thị trấn huyện Tam Đường để làm việc, thăm quan, du lịch.
+ Nếu các phương tiện vận tải có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận Khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành
+ Chủ hàng, người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, áp tải hàng hoá) của Trung Quốc được ;vào Khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, chứng minh thư biên giới, hoặc thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc cấp.
2.4/ Chủ hàng, người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, áp tải hàng hoá) của Việt Nam có quan hệ kinh doanh với đối tác Trung Quốc được phép theo hàng và phương tiện sang Trung Quốc để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư biên, giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Lai Châu cấp.
2.5/ Công dân Việt Nam làm ăn sinh sống tại tỉnh,Lai Châu được phép sang chợ biên giới tại huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phải xuất trình chứng minh thư nhân dân và nộp lệ phí qua lại tại trạm kiểm soát số 1 ; Công dân Việt Nam cư trú ngoài tỉnh Lai Châu đến thăm quan du lịch, hoặc mua bán hàng hoá tại Khu kinh tế cửa khẩu, nếu có nhu cần sang chợ biên giới của huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam – Trung QuỐc phải xuất trình chứng minh thư nhân dân đăng ký tại trạm quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lai Châu tại Khu kinh tế cửa khẩu; trạm kiểm soát số 1 làm thủ tục hành chính đợn giản và thu lệ phí qua lại cửa khẩu biên giới theo quy định thời gian từ 6 giờ sáng đến 21 giờ cùng ngày.
2.6/ Công dân Trung Quốc nếu không đăng ký lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, được phép ở lại trong Khu kinh tế cửa khẩu từ 6 giờ sáng đến 2 giờ sáng ngày tiếp theo.
2.7/ Công dân Trung Quốc đã được Ban quản lý Ma Lù Thàng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chấp nhận địa diểm đãng ký kinh doanh dài hạn tại chợ cửa khẩu biên giới thì dược đăng ký tạm trú trong khu kinh tế cửa khẩu với thời hạn không quá 6 tháng cho một lần đăng ký, các công dân thuộc đối tượng này được phép sử dụng hình thức mua vé vào chợ biên giới theo tháng để qua lại cặp chợ biên giới hai bên.
Điều 12: Các đối tượng được quy định trong khoản 2 điều 11 và các dối tượng khác khi ra, vào cửa khẩu phải chịu sự quản lý kiểm tra, kiểm soát của bộ đội Biên phòng Việt Nam tại cửa khẩu; phải nộp lệ phí qua lại cửa khẩu theo quy dịnh.
Điều 13: Bộ đội biên phòng cửa khẩu có trách nhiệm chủ trì phối hợp với lực lượng Công an, Ban quản lý Ma Lù Thàng, các xã thuộc khu kinh tế cửa khẩu có kế hoạch kiểm tra kiểm soát, giữ gìn an ninh biên giới, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Thực hiện kiểm tra các đối tượng qua lại cửa khẩu biên giới tại trạm kiểm soát số 1, được quy định tại khoản 2, Điều 11 quy chế này và thu lệ phí qua lại cửa khẩu theo quy định.
Điều 14: Công an tỉnh thành lập một tổ công tác tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, phối hợp với các lực lượng có liên quan làm nhiệm vụ ;
- Quản lý giữ gìn trật tự xã hội.
- Xét duyệt nhân sự cấp thị thực, cấp giấy phép cho các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 1 1 trong quy chế này
- Thực hiện việc, tiếp nhận, làm thủ tục đăng ký tạm trú cho công dân Trang Quốc ngay tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Điều 15: Ban quản lý cửa khẩu Ma Lù Thàng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại Khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, hoàn tất thủ tục cho các phương tiện vận tải có nhu cầu giao nhận hàng hoá, hành khách tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội hoặc tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc chuyển đến cơ quan thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chương IV
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG, TIỀN TỆ
Điều 16: UBND tỉnh Lai Châu khuyến khích các nhà đẩu tư thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng trên nguyên tắc binh đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài được công nhận và bảo hộ
Điều 17: Các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hưởng các chính sách ưu đãi sau:
1/ Về đất và thuê đất:
Được thuê đất theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy hoạch của khu kinh tế cửa khẩu và được hưởng các ưu đãi:
1.2/ Thời gian giao đất, cho thuê đất:
1.1.1/ Đổi với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có dự án . đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã được cấp giấy phép đầu tư thì thời hạn giao đất, thuê đất được ghi trong giấy phép đầu tư tối đa đến 50 năm.
Riêng các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, ki ốt bán hàng kết hợp nhà ở thời hạn giao đất cho thuê đất không quá 25 năm.
1.1.2/ Các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình xin giao đất dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở công cộng cho công nhân được xem xét cấp giấy chứng nhận sử dung đất và được miễn tiền thuê đất.
1.2/ Được miễn nộp tiền đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng; được hoàn thành nhanh chóng các thủ tục giao đất, cho thuê đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
1.3/ Miễn, giảm tiền thuê đất:
- Được miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án.
- Được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
- Được miễn tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đẩu tư thuộc các ngành nghề quy định tại mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP.
1.4/ Giá đất:
- Tính bằng 50% mức giá đất quy định của đô thị loại 5. Nếu đầu tư vào khu đầu mối cửa khẩu được giảm thêm 50% giá đất so với mức giá đất. áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu (tức giảm 75% so với mức giá quy định của đất đô thị loại 5).
- Nhà đầu tư nộp một lần tiền thuê đất cho nhiều năm thì mỗi năm nộp trước được giảm 1% (ví vụ : nộp trước 5 năm được giảm 5% tổng số tiền phải nộp 5 năm...) tổng số tiền phải nộp của thời gian nộp trước, nhưng tổng số giảm không quá 30% số phải nộp cả thời kỳ.
2/ Về cơ sở hạ tầng kinh tế:
Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế đến ngoài hàng rào khuôn viên doanh nghiệp gồm : Đường, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
3/ Miễn giam các loại thuế :
3.1/ Thuế xuất nhập khẩu :
3.1.1/ Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển phục vụ cho đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu.
3.1.2/ Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
3.1.3/ Giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu:
Căn cứ vào tình hình mặt bằng giá thực tế trên thị trường tỉnh đối với từng thời gian, từng mặt hàng cụ thể tỉnh vận dụng mức giá tính bằng 50% đến 70% mức giá tính thuế hàng nhập khẩu quy định của Bộ Tài chính. Giao Hải quan tỉnh tham mưu, Sở Tài chính tỉnh thẩm định trình UBND tỉnh Quyết định cho phù hợp với từng thời kỳ.
3.2/ Thuê giá trị gia tăng :
- Miễn thuế giá trị gia tăng đối với vật tư, hàng hoá, thiết bị để xây dựng, hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mà vật tư, máy móc, thiết bị đó trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đựợc yêu cầu.
Miễn thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Được hỗ trợ vốn bằng 50% số thuế GTGT thực nộp ngân sách tỉnh trong 2 năm đầu kể từ khi sản xuất kinh doanh.
3.3/ Thuế thu nhập doanh nghiệp :
3.3.1/ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 10% cho tất cả các dự án trong suốt thời gian thực hiện dự án.
3.3.2/ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo kể từ khi doanh nghiệp có lãi (cho những doanh nghiệp có trụ sở chính tại Lai Châu).
3.3.3/ Nếu sử dụng thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư tăng tài sản cố định thì được hoàn lại 100% số đã nộp bằng khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp các năm tiếp theo.
3.4/ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ; Các nhà đầu tư nước ngoài tại Khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3%.
4/ Về đào tạo nguồn nhân lực :
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tuyển dụng lao động địa phương và hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh đào tạo công nhân có trình độ bậc 3 được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo (mức hỗ trợ tối đa không quá 1 triệu dồng/1 lao động) với điều kiện sau khi đào tạo trở về doanh nghiệp làm việc sau 1 năm.
5/ Vay vốn xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 2 quy chế này được vay vốn của các ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch Vụ theo quy định hiện hành
6/ Được hưởng chính sách xuất khẩu của Bộ Thương mại và quy định về thưởng thành tích đóng góp lớn vào phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng theo quy chế này.
6.1/ Thưởng theo quy định của Nhà nước ; Các doanh nghiệp, cá nhân tham gia xuất khẩu đạt một trong các tiêu chuẩn trong quy chế xét thưởng xuất khẩu, được xét thưởng theo Quyết định số: 02/2002/QĐ-BTM ngày 02/01/2002 của Bộ Thương mại.
6.2/ Thưởng xuất, khẩu ; Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quy định tại khoản 1 điều 3 quy chế này, có thành tích xuất sắc đóng góp lớn vào sự phát triển Khu kinh tế cửa khẩu và tham gia xuất, nhập khẩu với kim ngạch lớn, nộp ngân sách nhiều thì được xét thưởng hàng năm cho đơn vị ở các mức sau :
6.2.1/ Nộp ngân sách từ 500 triệu đến 2 tỷ đổng được thưởng 3% trên tổng số thuế thực nộp vào ngân sách.
6.2.2/ Nộp ngân sách từ 2 tỷ đến 4 tỷ được thưởng 5% trên tổng số thuế thực nộp vào ngân sách.
6.2.3/ Nộp ngân sách từ 4 tỷ đến 6 tỷ đổng thưởng 1% trên tổng số thuế thực nộp vào ngân sách,
6.2.4/ Nộp ngân sách từ 6 tỷ đến 8 tỷ được thưởng 9% trên
tổng số thuế thực nộp vào ngân sách.
6.2.5/ Nộp ngân sách từ 9 tỷ đồng trở lên được thưởng 10% trên tổng số thuế thực nộp vào ngân sách.
6.2.6/ Xét thưởng thành tích xuất khẩu của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lu Thàng mỗi năm một lần theo quy chế xét thưởng của UBND tỉnh.
6.3/ Xét thưởng khác:
6.3.1/ Thưởng xét duyệt dự án: Thưởng 10 triệu đồng đối với mỗi dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép hoặc dự án điều chỉnh tăng vốn cho các đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục đầu tư, khi dự án đi vào hoạt động.
6.3.2/ Chủ đầu tư được hỗ trợ kinh phí chuẩn hị hồ sơ dự án 10 triệu đồng (đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 3 triệu USD) và 20 triệu đồng (đối với dự án có tổng vốn đẩu tư trên 3 triệu USD) ngay sau khi dự án hoàn thành xây đựng cơ bản đi vào hoạt động.
6.3.3/ Thưởng môi giới đầu tư : Chi hoa hổng cho cá nhân và đơn vị môi giới dự án đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài với mức như sau :
- Dưới 1 triệu USD mức 0,1%; nhưng tối đa là không quá 10 triệu đồng.
- Từ 1 triệu USD trở lên mức 0,066% nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng.
Điều kiện được hưởng hoa hồng:
Có văn bản xác nhận của chủ đầu tư và cơ quan thẩm định cấp giấy phép đầu tư, dự án đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động chính thức.
Điều 18: Xúc tiến thương mại và đầu tư tại Khu khinh tế cửa khẩu:
1/ Ban quản lý Ma Lù Thàng chủ trì, phối hợp với các Ban, ngành chức năng có liên quan của tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư; Tuyên truyền, giới thiệu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, vận động đầu tư từng lĩnh vực, dự án bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp với nhà đầụ tư; Tổ chức hội thảo, hội nghị, các hoạt động xủc tiến đầu tư khác để thu hút, các dự án đầu tư khác để thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu.
2/ Thực hiện cơ chế một cửa tại chỗ khi tiếp nhận và cấp giấy phép đầu tư:
Ban quản lý Ma Lù Thàng là đầu mối trực tiếp hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước như sau:
- Thời gian xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư không quá 5 ngày
- Thời gian chấp thuận nhà đầu tư được khảo sát không quá 10 ngày
- Thời gian thẩm định dự án đầu tư là 15 ngày từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian Quyết định và cấp giấy phép đầu tư là 5 ngày.
Điều 19: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong nước được phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ và thanh toán tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng theo quy định tại thông tư số 07/2001/TT-NHNN ngày 31/08/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 20: Việc mua, bán, thanh toán cất giữ, chuyển đổi, đầu tư bằng ngoại tệ trong Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08/12/2002 và nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ Việt Nam và các văn bản quy định khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Điểu 21: Đất đai tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được thực hiện quản lý và sử dụng theo Luật đất đai và các quy định của Nhà nước về quản lý đô thị.
Phạm vi : Đất đai Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu được xác định tại Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Chính phủ.
Điều 22: Ban quản lý Ma Lù Thàng có trách nhiệm thực hiện quản lý đất đai đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch.
1/ Kiểm tra, theo dõi các đối tượng được giao đất hoặc thuê đất sử dụng đúng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để ở
2/ Hướng dẫn và làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê đất, giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ để ở trong Khu kinh tế cửa khẩu và trực tiếp trình Cấp có thẩm quyền ra Quyết định giao đất, cho thuê đất. Tiếp nhận hổ sơ và trình câp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cơ bản trong Khu kính tế cửa khẩu.
3/ Xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về ' đất đai, quản lý đô thị theo pháp luật.
4/ Kiến nghị các cơ quan chức năng bổ sung, hoàn thiện quy hoạch trong Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với yêu cầu thực tế và tổ chức sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh Quốc phòng, Đề xuất với cấp có thẩm quyển các cơ chế chính sách, giá tính tiền sử dụng đất, thuê đất theo hướng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Điều 23: Các Sở, ban, ngành chức năng, UBNĐ huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ và UBND các xã trong Khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý Ma Lù Thàng thực hiện có hiệu quả các quy định tại Điều 22 Quy chế này.
Điều 24: Hệ thống hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu được phân cấp quản lý theo mục đích sử dụng như sau;
1/ Ban quản lý Ma Lù Thàng có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng và khai thác theo quy định hiện hành đối với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm : Đường giao thông, trụ sở, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cây xanh, nhà ở, chợ cửa khẩu, bãi đỗ xe... Tổ chức thu phí và lệ phí theo quy định cho từng cơ sở hạ tầng: Đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh mức giá phí, lệ phí phù hợp với thực tế từng giai đoạn. Kinh phí duy tu bảo dương các công trình cơ sở hạ tầng trên được lập dự toán trong nhiệm vụ chi hàng năm của ngân sách tỉnh.
2/ UBND huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao.
Kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình trên được lập dự toán trong nhiệm vụ chi hàng năm của ngân sách huyện.
Điều 25: Ban quản lý Ma Lù Thàng được lập các tổ, đội dịch vụ lao động, bảo vệ trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị... để thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng trong Khu kinh tế cửa khẩu theo phân cấp tại khoản 1 điều 24; Xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp sứa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công trình được giao theo yêu cầu từng giai đoạn - trình cấp có thẩm quyền xem xét Quyết định.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 26: Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban quản lý dự án Ma Lù Thàng, Sở kế hoạch và đầu tư, UBND huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện quy chế này; Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh sửa đổi., bổ sung nội dung quy chế cho phù hợp với yêu cầụ thực tế từng giai đoạn.
Điều 27: Ban quản lý Ma Lù Thàng có trách nhiệm tổ chức thực hiện chức năng quản lý theo các điều quy định tại quy chế này; chủ trì tổ chức họp giao ban với các tổ chức quản lý theo chức năng mỗi tháng một lần; Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở "Phương mại và Du lịch, sở Tài chính vật giá để theo dõi, chỉ đạo. Ban quản lý Ma Lù Thàng có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo phân cấp hoặc đề nghị cấp có thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 28: Các tổ chức, đơn vị quản lý chuyên ngành tại Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng có trách nhiệm thông tin, báo cáo cho Ban quản.lý Ma Lù Thàng về tình hình hoạt động chuyên môn, thống nhất chương trình phối hợp công tác kiểm tra, quản lý, đề xuất phương án xử lý những vướng mắc phát sinh trong Khu kinh tế cửa khẩu.