• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 01/06/2014
CHÍNH PHỦ
Số: 91/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 4 tháng 9 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng

 ______________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụngngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng,Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Thanh tra ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổchức thành hệ thống thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọilà Ngân hàng Nhà nước) và có con dấu riêng.

Điều 2. Đốitượng của Thanh tra ngân hàng là:

1.Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng;

2.Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngânhàng Nhà nước cho phép;

3.Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng củacác cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Điều 3. Mụcđích hoạt động của Thanh tra ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệthống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửitiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 4. Nộidung hoạt động của Thanh tra ngân hàng gồm có:

1.Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thựchiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng;

2.Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghịcác cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngânhàng;

3.Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện các biệnpháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

4.Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy địnhcủa Luật Khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng; tham mưu,giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranhchống tham nhũng trong ngành ngân hàng.

Điều 5. Hoạt động của Thanh tra ngân hàng chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, kháchquan, công khai, dân chủ, kịp thời; không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nàođược can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

 

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

Điều 6. Thanh tra ngân hàng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hành các cuộc thanh tra trực tiếpvề tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, về hoạt động ngân hàng của các tổchức khác, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lýNhà nước của Ngân hàng Nhà nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn các vi phạm; kiếnnghị biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

2.Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:

a)Đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b)Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác cóhoạt động ngân hàng;

c)Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; thuhồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác.

3.Xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

4.Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chứckiểm toán vào kiểm toán tổ chức tín dụng;

5.Được bảo lưu ý kiến, nếu thủ trưởng cơ quan Ngân hàng Nhà nước cùng cấp khôngnhất trí với kết luận của Thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó,đồng thời phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của phápluật về thanh tra;

6.Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các khiếu nại,tố cáo liên quan đến ngành ngân hàng; tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcvề chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật trong ngành ngân hàng;

7.Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống Thanh trangân hàng;

8.Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ công tácthanh tra trong ngành ngân hàng;

9.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháplệnh Thanh tra và các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Điều 7. Khitiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có những quyền hạn sau đây:

1.Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứngcứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

2.Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;

3.Áp dụng biện pháp ngăn chặn vàxử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

4.Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 8.Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm như sau:

1.Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;

2.Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làmcản trở hoạt động ngân hàng bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp phápcủa tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;

3.Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị biệnpháp giải quyết;

4.Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trướcpháp luật về kết luận thanh tra và mọi hành vi, quyết định của mình.

 

Chương III

TỔ CHỨC CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

Điều 9. Hệthống tổ chức Thanh tra ngân hàng bao gồm:

1.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;

2.Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi là Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước);

3.Cơ cấu tổ chức của hệ thống Thanh tra ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquyết định sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Thanh tra Nhà nước.

Điều 10.Thanh tra ngân hàng chịu sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việcthực hiện nhiệm vụ thanh tra ngân hàng trên phạm vi cả nước.

Điều 11. Cácchức vụ điều hành hoạt động Thanh tra ngân hàng gồm:

1.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra;

2.Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có Chánh Thanh tra chi nhánh, các PhóChánh Thanh tra chi nhánh.

Điều 12. ChánhThanh tra Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị, TổngThanh tra Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ khác và các ngạch Thanh tra viên Ngân hàngthực hiện theo các quy định của pháp luật thanh tra hiện hành.

Điều 13. ChánhThanh tra Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1.Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh trangân hàng quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

2.Quyết định lập Đoàn Thanh tra hoặc cử Thanh tra viên đi thanh tra, phúc tra đốivới các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;

3.Tạm định chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định của tổ chức tín dụng và củatổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu quyết định đó trái Luật Ngân hàng Nhànước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật về thanh tra; đồng thờibáo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

4.Tạm định chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển côngtác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước trực tiếp củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh trangân hàng hoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyếtđịnh đó gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; nếu quyết định nói trên làcủa thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lýtrực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời báo cáo Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước;

5.Cảnh cáo, tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người của cơ quan, đơn vị thuộcquyền quản lý trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cố ý cản trở việcthanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh trangân hàng; nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Thống đốc Ngân hàngNhà nước quản lý trực tiếp hoặc là người không thuộc quyền quản lý của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước, thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thờibáo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

6.Tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người thuộc tổ chức tín dụng và tổ chứckhác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ người đó đã vi phạm pháp luật vềtiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

7.Tạm đình chỉ (có thời hạn) những hoạt động ngân hàng sai trái của tổ chức tíndụng và của tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu có căn cứ những hoạt độngđó đã vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáoThống đốc Ngân hàng Nhà nước.

8.Thực hiện các quyền hạn khác quy định tại Điều 9, Điều 14 của Pháp lệnh Thanhtra.

Điều 14. ChánhThanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra ngân hàng của Thanh tra Ngânhàng Nhà nước;

2.Ra quyết định hoặc đề nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố ra quyết định thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạtđộng ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm quản lý của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;

3.Tạm đình chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định của tổ chức tín dụng và củatổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nếu quyết định đó trái Luật Ngân hàng Nhànước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật về thanh tra; đồng thờibáo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhànước;

4.Kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sauđây:

a)Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác cóhoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước;

b)Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, thuhồi giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác thuộc thẩm quyền của Giámđốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

5.Xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quyđịnh của pháp luật, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra ngân hàng Nhà nước;

6.Tạm đình chỉ (có thời hạn) việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển côngtác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc chi nhánhNgân hàng Nhà nước đối với người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra ngân hànghoặc đang là đối tượng bị thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đógây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; nếu quyết định nói trên là của thủtrưởng cơ quan, đơn vị không do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quản lýtrực tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời báo cáo Giámđốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;

7.Cảnh cáo, tạm đình chỉ (có thời hạn) công tác người cố ý cản trở việc thanh trahoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Thanh tra ngân hàng;nếu người đó là thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhànước quản lý trực tiếp hoặc là người của cơ quan, đơn vị không thuộc quyền quảnlý của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì kiến nghị cấp có thẩm quyềnquyết định; đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ChánhThanh tra Ngân hàng Nhà nước;

8.Trong quá trình thanh tra, được yêu cầu tạm đình chỉ (có thời hạn) những hoạtđộng ngân hàng trái pháp luật, đồng thời báo cáo Giám đốc chi nhánh Ngân hàngNhà nước và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước;

9.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 6, 9, Điều 6 Nghịđịnh này.

 

Chương IV

THANH TRA VIÊN NGÂN HÀNG

Điều 15. Thanhtra viên ngân hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn các ngạch công chức ngành Thanh traNhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16. Việcbổ nhiệm Thanh tra viên ngân hàng (cấp I) phải từ những công chức đã có ít nhấtba năm làm nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có một năm làm công tác thanh tra ngânhàng.

Điều 17. Thanhtra viên ngân hàng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn đượcquy định tại Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990, Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Nghị định này.

Điều 18. Thanhtra viên trong hệ thống Thanh tra ngân hàng được hưởng chế độ, chính sách đãingộ và chế độ trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của phápluật hiện hành.

 

Chương V

QUAN HỆ GIỮA THANH TRA NGÂN HÀNG

VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 19. Thanhtra ngân hàng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tracủa Thanh tra Nhà nước và thực hiện các mối quan hệ khác với Thanh tra Nhà nướctheo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 20. Thanhtra ngân hàng trong quá trình thanh tra tổ chức và hoạt động của tổ chức tíndụng và hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ hoặc cơ quan, đơn vị địa phương nào thì Thanh tra ngân hàng cótrách nhiệm thông báo cho Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ hoặc của cơ quan, đơn vị địa phương đó.

Tổchức Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chứcThanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt độngthuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tổ chức thanh tra đó có tráchnhiệm thông báo cho Thanh tra ngân hàng; nếu những vi phạm đó có dấu hiệu cấuthành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, đồngthời thông báo cho Thanh tra ngân hàng.

Điều 21. Thanhtra ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sátnhân dân và Toà án nhân dân các cấp trong việc đấu tranh phòng chống tội phạmtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trongquá trình thanh tra, nếu phát hiện tổ chức tín dụng, tổ chức khác hoạt độngngân hàng có dấu hiệu cấu thành tội phạm, Thanh tra ngân hàng phải chuyển hồ sơcho cơ quan điều tra có thẩm quyền;

Cáccơ quan điều tra khi cần thiết, phải phối hợp với Thanh tra ngân hàng trong quátrình tiến hành điều tra các vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng, của tổ chức khác và của các cá nhân.

Điều 22. Thanhtra ngân hàng được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra theo quyđịnh của pháp luật về thanh tra hiện hành.

 

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 23. Cánbộ, công chức, cộng tác viên và tổ chức Thanh tra ngân hàng có thành tích tronghoạt động thanh tra, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Thanhtra viên ngân hàng có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu tráchnhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quyđịnh của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và các quy định của Nghịđịnh này, tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trướcđây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 26. Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 27. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.