• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/12/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 17/06/2007
UBND TỈNH LAI CHÂU
Số: 109/2005/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 22 tháng 12 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

________________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2004 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng;

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 52/TTr-SXD ngày 25/11/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công nghiệp, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải; Kho bạc Nhà nước Tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đofn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Trần Văn Phu

QUY ĐNH

V PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Lai Châu)

________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Quy định này quy định phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng thuộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu không phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, hình thức sở hữu, cấp quyết định đầu tư.

b) Các cơ quan chức năng giúp UBND tỉnh Lai Châu thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là:

- Sở Xây dựng;

- Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: sở Công nghiệp, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Giao thông Vận tải;

- UBND các huyện, Thị xã.

Điều 2. Nội dung quản lý chất lượng công trình

a) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh về tình hình chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.

b) Các chủ đầu tư, các nhà thầu chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

c) Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bảo hành công trình, bảo trì công trình, xử lý sự cố công trình theo đúng Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Chương II

QUY ĐỊNH PHÂN CẤP

Điều 3. Sở Xây dựng là cơ quan giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Trình Chủ tịch UBND Tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

b) Hướng dẫn UBND các huyện, Thị xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

c) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp phân cấp quản lý cho sở Công nghiệp), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp, thoát nước, hè, đường nội thị, chiếu sáng, cây xanh) do UBND Tỉnh quyết định đầu tư. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng (viết tắt là Thông tư 12);

Quá trình kiểm tra một số công trình xây dựng có kỹ thuật đặc thù phải phối hợp với cơ quan chuyên môn có liên quan (sở Văn hoá, sở Khoa học Công nghệ, sở Tài nguyên Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Công an Tỉnh, Bưu điện Tỉnh);

d) Phối hợp với các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

đ) Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; Báo cáo Bộ Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng;

e) Báo cáo UBND Tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

f) Giúp UBND Tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng, 1 năm.

g) Chủ trì giao ban giữa các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng công trình xây dựng để đánh giá tình hình và đề ra phương hướng hoạt động của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn nếu cần thiết.

h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của Phòng Hạ tầng Kinh tế (hoặc Phòng Quản lý Đô thị), Phòng Kinh tế thuộc UBND các huyện, Thị xã.

Điều 4. Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (bao gồm sở Công nghiệp, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Giao thông Vận tải) là cơ quan giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Thực hiện các công việc nêu tại Khoản a, e Điều 3 đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định vể quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành đối vdi các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công do UBND Tỉnh quyết định đầu tư theo loại công trình như sau:

- Đối với sở Công nghiệp: Các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

- Đối với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lọi, đập nước, hồ chứa, công trình bảo vệ dòng chảy, cấp nước tự chảy, đê điều;

- Đối với sở Giao thông Vận tải: Các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (trừ công trình trong đô thị);

Quá trình kiểm tra một số công trình xây dựng có kỹ thuật đặc thù phải phối hợp với cơ quan chuyên môn có liên quan;

Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư 12;

c) Phối hợp với sở Xây dựng thực hiện các công việc nêu tại Khoản c, đ Điều 3 đối với các công trình xây dựng chuyến ngành trên địa bàn;

d) Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi sở Xây dựng.

e) Thực hiện giao ban ban giữa các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng công trình xây dựng để đánh giá tình hình và đề ra phương hướng hoạt động của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn nếu cần thiết.

f) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của Phòng Hạ tầng Kinh tế (hoặc Phòng Quản lý Đô thị), Phòng Kinh tế thuộc UBND cac huyện, Thị xã.

Điều 5. UBND các huyện, Thị xã là cơ quan giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Phòng Hạ tầng Kinh tế (hoặc Phòng Quản lý Đô thị) và Phòng Kinh tế thuộc UBND các huyện, Thị xã giúp UBND các huyện, Thị xã quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp và có trách nhiệm:

a) Phòng Hạ tầng Kinh tế (hoặc Phòng Quản lý Đô thị):

- Là cơ quan thường trực, giúp UBND các huyện, Thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của UBND Tỉnh về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc địa bàn;

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành do UBND huyện, Thị xã quyết định đầu tư. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư 12;

- Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Phòng Kinh tế khi kiểm tra công trình xây dựng, xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

- Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; Báo cáo sở Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng;

- Tổng hợp tình hình chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng, 1 năm gửi sở Xây dựng, các sở có xây dựng chuyên ngành và UBND Tỉnh;

- Phối hợp với sở Xây dựng, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng do UBND Tỉnh quyết định đầu tư.

b) Phòng Kinh tế:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của UBND Tỉnh về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn;

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đê điều, công trình bảo vệ dòng chảy, cấp nước tự chảy do UBND huyện, Thị xã quyết định đầu tư. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục sô" 2 của Thông tư 12;

- Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Phòng Hạ tầng Kinh tế khi kiểm tra công trình xây dựng, xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

- Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; Báo cáo Sở Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng;

- Tổng hợp tình hình chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng, 1 năm gửi Phòng Hạ tầng Kinh tế, các sở có xây dựng chuyên ngành và UBND Tỉnh;

- Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng do UBND Tỉnh quyết định đầu tư.

Điều 6. Công tác nghiệm thu

a) Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND Tỉnh quyết định đầu tư:

- Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp phân cấp quản lý cho sở Công nghiệp), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp, thoát nước, hè, đường nội thị, chiếu sáng, cây xanh);

- Sở Công nghiệp kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đập nước, hồ chứa, công trình bảo vệ dòng chảy, cấp nước tự chảy, đê điều;

- Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (trừ công trình trong đô thị);

- Đối với một số công trình xây dựng có kỹ thuật đặc thù, cơ quan chủ trì kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải phối hợp với các sở có quản lý xây dựng và cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện;

b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND huyện, Thị xã quyết định đầu tư:

- Phòng Hạ tầng Kinh tế (hoặc Phòng Quản lý Đô thị) kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hầm mỏ, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

- Phòng Kinh tế kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đê điều, công trình bảo vệ dòng chảy, cấp nước tự chảy.

- Đối với một số công trình xây dựng có kỹ thuật đặc thù, cơ quan chủ trì kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải phối hợp với các sở có quản lý xây dựng và cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện;

c) Việc kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải được lập thành biên bản như Phụ lục số 2-Thông tư 12.

d) Cơ quan thanh, quyết toán vốn đầu tư không được cấp phát, thanh quyết toán khối lượng xây dựng hoàn thành khi chủ đầu tư chưa trình biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu được lập theo Phụ lục số 2-Thông tư 12.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Việc thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp tại Điều 3, 4, 5, 6 tại Quyết định này thực hiện từ thời điểm Thông tư 12 có hiệu lực là ngày 13/8/2005.

Điều 8. Giao cho ông Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp cùng với các ông: Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư, Giám đốc sở Tài chính, Giám đốc các sở có xây dựng chuyên ngành, Giám đốc sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết những vướng mắc việc thực hiện Quy định này.

Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này và phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục theo đúng Luật Xây dựng, các nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của các bộ, ngành; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.