QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
V/v Ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, của các Tổ chức giám định tư pháp tỉnh Lai Châu
________________________
UỶ BAN NHÂN DÂN LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
- Căn cứ Điều 94 Luật tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dân ban hành ngày 10/12/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân trong lĩnh vực thi hành pháp luật;
- Căn cứ Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Thông tư số 78/TT ngày 26/1/1989 của Bộ Tư pháp về công tác giám định tư pháp;
- Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giám định tư pháp tỉnh Lai Châu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Các Ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, các tổ chức giám định tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN LÂM THỜI TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Minh Quang
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TỈNH LAI CHÂU.
(Ban hành kèm theo quyết định số 10/2004/QĐ-UB ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Lai Châu)
________________________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Giám định tư pháp là sử dụng những kiến thức và phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những việc có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các tranh chấp lao động theo quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 2: Giám định tư pháp do giám định viên hoặc tập thể giám định viên tiến hành theo một nội dụng được ghi trong quyết định trưng cầu giám định.
Điều 3: Các cơ quan có từ 3 giám định viên trở lên được bổ nhiệm giám định viên trưởng. Các giám định viên và giám định viên trưởng do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định bổ nhiệm (trong trường hợp cần thiết có thể bổ nhiệm giám định viên phó).
Điều 4: Các ngành không có tổ chức giám định tư pháp, khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan tới chuyên môn của ngành nào thì thủ trưởng ngành đó cử người thực hiện yêu cầu giám định. Người được cử làm giám định phải có đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên.
Điều 5: Ngoài các cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp tại điều I, các cơ quan, tổ chức xã hội hoặc cá nhân tham gia tố tụng được yêu cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Kiểm sát, Toà án) từ chối yêu cầu đó phải trả lời và nêu rõ lý do của việc từ chối.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6: Tiêu chuẩn của giám định viên:
1- Về phẩm chất chính trị: Giám định viên phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, dám đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của kết luận khoa học trong lĩnh vực chuyên môn, là người không có tiền án, tiền sự, không bị xử lý hành chính hoặc kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Và có vi phạm trong hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình được bổ nhiệm làm giám định viên.
2- Về trình độ nghiệp vụ chuyên môn: Giám định viên có trình độ đại học trở lên (tốt nghiệp đại học dài hạn, đại học chuyên tu, tại chức, sau đại học và trên đại học) về ngành chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình được bổ nhiệm làm giám định viên.
3- Thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn: Người được bổ nhiệm giám định viên phải có. trình độ nghiệp vụ chuyên môn khá trở lên, đã trực tiếp làm việc, nghiên cứu ở lĩnh vực chuyên môn mà mình được bổ nhiệm ít nhất là 5 năm.
Điều 7: Nhiệm vụ của giám định viên
1- Thực hiện các nội dụng giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
2- Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
3- Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
4- Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
5- Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định
6- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật tố tụng.
Điều 8: Quyền hạn của giám định viên.
1- Từ chối việc thực hiện giám định trong các trường hợp sau: thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dụng yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình hoặc có lý do chính đáng khác.
2- Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định và kết luận khi cần thiết.
3- Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thông nhất với kết luận chung đó (trường hợp giám định tập thể).
4- Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn của giám định viên. Cơ quan tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.
Điều 9: Giám định viên không được làm giám định trong vụ án khi:
1- Bản thân là bị can, bị cáo hoặc đương sự khác.
2- Bản thân có quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc về công tác, về kinh tế với bị can, bị cáo hoặc các đương sự khác.
3- Bản thân đã hoặc đang tham gia vụ án đó với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người đại diện của đương sự.
Điều 10: Giám định viên được bổ nhiệm, được đăng ký chữ ký và khắc dấu tên. Khi thực hiện giám định, giám định viên được hưởng thù lao tuỳ theo tỉnh chất (đơn giản hay phức tạp) của từng vụ việc được trưng cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11: Giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích trong công tác giám định được xét khen thưởng. Giám định viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm các quy định về giám định tư pháp hoặc các quy định khác của pháp luật, thì tuỳ theo tỉnh chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 12: Giám định viên trưởng được bổ nhiệm trong số giám định viên của tổ chức giám định. Có đủ điều kiện cần thiết để quản lý tổ giám định chuyên môn của mình, là đầu mối liên lạc công tác với các cơ quan tiến hành tố tụng và sở Tư pháp.
Giám định viên trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm 10% của mức tương đang hưởng (do kinh phí của cơ quan chủ quản chi trả hàng tháng).
Điều 13: Giám định viên trưởng có nhiệm vụ.
1- Quản lý danh sách giám định viên.
2- Trực tiếp giúp thủ trưởng cơ quan liên hệ công tác với các giám định viên, cử đúng và kịp thời giám định viên khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
3- Trong các trường hợp quy định tại điều 9 của quy định này, giám định viên trưởng phải cử giám định viên khác thay thế.
4- Khi giám định viên trưởng trực tiếp giám định thì quyền hạn như giám định viên.
5- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các giám định viên có thành tích trong công tác hoặc kỷ luật những giám định viên vi phạm pháp luật và bản quy định này gây hậu quả xấu ảnh hưởng đến công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng.
6- Báo cáo hoạt động 6 tháng, hàng năm về Sở Tư pháp.
Điều 14: Các tổ chức giám định tỉnh Lai Châu gồm;
1- Tổ chức giám định pháp y và pháp y tâm thần.
2- Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự.
3- Tổ chức giám định kế toán - tài chính.
4- Tổ chức giám định tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật.
5- Tổ chức giám định khoa học kỹ thuật.
6- Tổ chức giám định xây dựng cơ bản.
Điều 15: UBND tỉnh quản lý thống nhất công tác giám định tư pháp, giao cho Sở Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện công tác thông kê tư pháp và tổ chức và hoạt động các tổ chức giám định tư pháp ở địa phương.
Điều 16: Nhiệm vụ của Sở Tư pháp
1- Hướng dẫn kiểm tra các hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp.
2- Bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho giám định viên.
3- Hướng, dẫn thủ tục trưng cầu giám định tư pháp.
4- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để tạo mọi điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ chức giám định tư pháp hoạt động.
5- Sơ kết - Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giám định tư pháp và thi đua khen thưởng.
6- Bảo đảm chế độ báo cáo hàng quý, năm lên UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Điều 17: Thủ trưởng các cơ quan chủ quản có trách nhiệm giúp để tạo điều kiện cho các giám định viên hoàn thành nhiệm vụ. Khi được trưng cầu giám định, không được từ chốĩ việc trưng cầu nếu không có lý do chính đáng.
1- Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho tổ chức giám định.
2- Thanh toán chế độ công tác phí, tiền tương, lưu trú và các chế độ phụ cấp khác cho giám định viên và giám định viên trưởng khi đi làm nhiệm vụ giám định theo chế độ chung của Nhà nước.
Điều 18: Sở Tài chính đảm bảo kinh phí đầy đủ theo quy định tại Quyết định 160/TTg ngày 15/3/1996 và quyết định số 57/1998/QĐ-TTg ngày 5/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư số 355/TT-LB ngày 12/10/1996, Thông tư số 04/1998/TTLB-TCCP-TC-TP của Liên bộ Tài chính, Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành các Quyết định trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức giám định tư pháp hoạt động có kết quả.
Điều 19: Quan hệ của các tổ chức giám định tư pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giám định được xác định và điều chỉnh trên cơ sở của luật tố tụng hình sự, dân sự, luật hình sự và các văn bản pháp luật khác quy định về công tác giám định tư pháp.
Điều 20: Cơ quan trưng cầu giám định phải trả thù lao cho giám định viên ngay sau khi công việc giám định đã hoàn thành; (và chỉ trả khi giám định viên đã hoàn thành công việc có kết luận giám định bằng văn bản).
1- Khi trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu căn cứ vào nội dụng giám định để gửi cùng quyết định trưng cầu. Khoản thù lao giám định viên do giám định viên trưởng chịu trách nhiệm thanh toán cho giám định viên khi giám định viên hoàn thành nhiệm vụ.
2- Các cơ quan tiến hành tố tụng lập dự trù kinh phí hàng tháng, quý gửi Sở Tài chính duyệt, cấp kinh phí trả thù lao trưng cầu giám định.
Điều 21: Việc Khen thưởng và kỷ luật đối với giám định viên, giám định viên trưởng thực hiện theo quy định hiện hành./.