• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 22/01/2005
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 14/LĐTBXH-TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 10 tháng 4 năm 1997

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phương pháp xây

dựng định mức lao động đối với doanh nghiệp nhà nước
___________

Thi hành Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 28/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Bộ lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Định mức lao động trong doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức, sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động.

2. Các sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp nhà nước phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh phải điều chỉnh định mức lao động.

3. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) định mức biên chế lao động tổng hợp của doanh nghiệp phải hình thành từ định mức nguyên công(nguyên công công nghệ, nguyên công phục vụ) từ định mức biên chế của từng bộ phận cơ sở và lao động quản lý.

4. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, doanh nghiệp đồng thời phải xác định mức độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyền.

5. Doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng định mức lao động để áp dụng và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước;

2. Doanh nghiệp hoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 56 /CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và Thông tư số 01-BKH/DN của Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện (kể cả các tổ chức, đơn vị hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 56/CP và Thông tư số 01-BKH/DN nói trên nhưng chưa có quyết định thành lập doanh nghiệp);

3. Các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đảng, đoàn thể, các Hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

4. Công ty cổ phần có trên 50% tổng số vốn của nhà nước hoặc do các doanh nghiệp nhà nước đóng góp theo Luật Công ty và nghị định số 28/CP ngày 7/05/1996 của Chính phủ.

Các đối tượng kể trên gọi chung là doanh nghiệp nhà nước.

 

III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Căn cứ vào kỹ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động và chủng loại mặt hàng sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chọn một trong hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau đây:

A. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHO
ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng tính được bằng sản phẩm hiện vật hoặc sản phẩm hiện vật quy đổi và được xây dựng như sau:

1. Nguyên tắc:

a. Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm phải được tính trên cơ sở xem xét, kiểm tra, xác định từ hao phí lao động hợp lý đẻ thực hiện các nguyên công(nguyên công công nghệ, nguyên công phục vụ).

Trong quá trình tính toán xây dựng mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất tổ chức lao động và quản lý.

Trường hợp đã có tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và liên ngành đúng với điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp thì phải tính định mức tổng hợp cho đơn vị sản phẩm theo những tiêu chuẩn hoặc mức nguyên công của ngành và liên ngành.

b. Định mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm nào phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó (trong xây dựng công trình thì theo đồ án thiết kế thi công), không tính sót, tính trùng các khâu công việc. Không được tính những hao phí lao động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn và hiện đại hoá thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo lắp đặt thiết bị và các việc khác. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản phẩm.

2. Phương pháp tính

a) Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm bao gồm:

Mức hao phí lao động của công nhân chính;

Mức hao phí lao động của công nhân phụ trợ và phục vụ;

Mức hao phí lao động của lao động quản lý

Công thức tổng quát như sau:

Tsp = Tcn + Tpv + Tql

= Tsx + Tql

Trong đó:

Tsp: mức lao động tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm

Tsx :Tcn + Tpv: Mức lao động sản xuất;

Tcn :mức lao động phụ trợ và phục vụ (gọi tắt là phụ trợ)

Tql: mức lao động quản lý

Đơn vị tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm là giờ-người trên đơn vị sản phẩm hiện vật.

Trong quá trình xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, khi gặp những mức nguyên công qua nhiều công đoạn có đơn vị tính không đồng nhất với đơn vị của sản phẩm cuối cùng thì phải quy đồng thứ nguyên trước khi tính mức cho đơn vị sản phẩm.

b) Phương pháp xây dựng mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, có hai cách như sau:

Cách 1: xây dựng định mức lao động từ các thành phần kết cấu theo công thức tổng quát nói trên, cụ thể:

Tính Tcn: bằng tổng thời gian định mức(có căn cứ kỹ thuật theo thống kê kinh nghiệm) của những công nhân chính thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệvà các công việc ( không thuộc nguyên công ) để sản xuất ra sản phẩm đó trong điều kiện tổ chức , kỹ thuật xác định.

Trường hợp một nguyên công được thực hiện trên nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau thì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính mức thời gian cho nguyên công đó.

Tính Tpv: bằng tổng thời gian định mức đối với lao động phụ trợ trong các phân xưởng phụ trợ thực hiện các chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó. Tvp tính theo định mức phục vụ và khối lượng công việc phục vụ quy định để sản xuất sản phẩm, hoặc tính bằng tỉ lệ % so với Tcn, hoặc tính bằng tỷ lệ % định biên lao động phụ trợ so với công nhân chính.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ Tpv cho từng mặt hàng: theo mức phụ trợ (nếu có); theo đơn đặt hàng của các phân xưởng chính(nếu có); theo tỷ trọng số lượng(sản lượng, lương lao động công nghệ...) của từng mặt hàng trong tổng số mặt hàng.

Ví dụ: Một công đoạn sản xuất có 20 công nhân phụ trợ, phục vụ cho sản xuất 3 loại sản phẩm (A,B,C) như sau:

Loại sản phẩm

Mức sản lượng từng sản phẩm trong một ca làm việc 8 giờ ( cái)

Tổng số Tcn trong một ca cho toàn bộ sản lượng từng sản phẩm( giờ )

A

B

C

50

100

800

520

340

140

 

 

Cộng: 1.000

đây, Tvp được phân bổ theo tỉ trọng Tcn của từng sản phẩm trong tổng số sản phẩm (tỷ trọng Tpv của sản phẩm A là 520: 1.000=0,52; tỷ trọng Tpv của sản phẩm B là 0,34 và tỷ trọng Tpv của sản phẩm C là 0,14 ) do đó Tpv cho đơn vị sản phẩm đối với từng loại sản phẩm như sau:

8giờ x 20 người x 0,52

Tpv A = = 1,644 giờ - người

50

8giờ x 20 người x 0,34

TpvB = = 0,544 giờ - người

100

8giờ x 20 người x 0,14

TpvC = = 0,028 giờ - người

800

 

- Tính Tql: bằng tổng thời gian lao động quản lý doanh nghiệp bao gồm các đối tượng sau:

+ Hội đồng quản trị: Ban kiểm soát và bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị (nếu có)

+ Viên chức quản lý doanh nghiệp và bộ máy điều hành;

+ Các cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể.

Tql của các đối tượng trên được tính theo định biên của từng loại đối tượng hoặc tính theo tỉ lệ (%) so với mức lao động sản xuất (Tsx). Định biên hoặc tỷ lệ % lao động quản lý là do Bộ , Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994) quy định. Riêng biên chế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bộ phận giúp việc Hội đồng Quản trị theo quy định của điều lệ.

Đối với doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc , hoặc vừa hạch toán phụ thuộc vừa hạch toán độc lập nhưng chỉ xây dựng một mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm thì Tql đưa ngay vào mức lao động tổng hợp.

Đối với doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập nhưng có các mức lao động tổng hợp cho các sản phẩm khác nhau thì Tql được phân bổ cho các đơn vị thành viên do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng Quản trị) hoặc giám đốc doanh nghiệp quy định.

Cách 2: Xây dựng định mức theo số lao động cần thiết.

Các doanh nghiệp chưa có điều kiện xây dựng định mức lao động theo cách 1 thì tạm thời xây dựng mức lao động theo số lao động cần thiết:

Sau khi xác định rõ nhiệm vụ sản xuất và phương án sản phẩm cân đối các điều kiện, xác định được thông số kỹ thuật và khối lượng từng loại sản phẩm thì phải tiến hành chấn chỉnh và cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động theo những kinh nghiệm tiên tiến đối với từng dây chuyền hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tính ra số lượng lao động cần thiết tối đa hợp lý cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp và tính quy đổi ra tổng thời gian định mức. Từ đó phân bố tổng quỹ thời gian này theo tỷ trọng khối lượng sản phẩm của từng loại mặt hàng để có mức lao động cho từng loại đơn vị sản phẩm.

Trong quá trình xây dựng định mức lao động theo 2 cách nói trên, ngoài phần định mức theo các loại thời gian nói trên, có thể còn có các nhân tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến hao phí lao động mà chưa lường hết được, cho nên trong một số trường hợp được phép tính thời gian một số nhân tố ảnh hưởng gọi là hệ số điều chỉnh bổ sung hay gọi là hệ số không ổn định của mức. Khi tính hệ số điều chỉnh bổ sung này cần thuyết minh rõ nhân tố ảnh hưởng để tính hệ số đó.

B) PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP THEO
ĐỊNH BIÊN (CÒN GỌI LÀ ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ)

1) Nguyên tắc: Khi xác định biên lao động theo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh không được tính những lao động làm sản phẩm không phụ thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, lao động sửa chữa lớn và hiện đại hoá thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị và các việc khác. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản phẩm.

2) Phương pháp:

Phương pháp định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận trực tiếp và gián tiếp của toàn doanh nghiệp.

Công thức tổng quát như sau:

Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql

Trong đó:

Lđb: là lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người;

Lyc: là định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

Lpv : là định biên lao động phụ trợ và phục vụ;

Lbs : là định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày , giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ

Lql : là định biên lao động quản lý

a) Tính Lyc :

Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc, và tổ chức lao động, đòi hỏi phải bố trí lao động yêu cầu công việc, hoàn thành quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh

b) Tính Lpv:

Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất, kinh doanh và tính theo quy trình công nghệ , trên cơ sở đó xác định Lpv bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với định biên lao động trực tiếp(Lyc)

c) Tính Lbs: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định

Lbs = (Lyc + Lpv) =

(365 - 60)

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định theo pháp luật lao động bao gồm:

+ Số ngày nghỉ phép được hưởng lương tính bình quân cho 1 lao động định biên trong năm;

+ Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho một lao động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề.

+ Số thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm(quy đổi ngày) tính bình quân trong năm cho một lao động định biên;

+ Thời gian cho con bú, vệ sinh phụ nữ theo chế độ(quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động định biên

- Doanh nghiệp phải làm việc cả ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:

 

 

Lbs


=


(Lyc +- Lpv)


x

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định


+

Số lao động định biên làm các công việc đòi hỏi phải làm việc cả ngày


x

60

 

 

 

 

(365 - 60)

 

lễ, Tết và nghỉ hàng tuần

 

(365 - 60)

d) Tính Lql:

Cách xác định Lql giống như cách xác định Tql tại điểm 2, mục A, phần III, nêu trên, chỉ khác đơn vị tính của Lql là người.

IV. XÂY DỰNG VÀ ĐĂNG KÝ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

A. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP

1. Về tổ chức công tác lao động- tiền lương:

Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu của công tác định mức lao động , doanh nghiệp có trách nhiệm củng cố và chấn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác lao động-tiền lương nói chung và công tác định mức lao động nói riêng, có đủ điều kiện, chức trách có đủ trình độ và năng lực để triển khai kịp thời việc xây dựng định mức lao động, quản lý và áp dụng định mức theo hướng dẫn tại thông tư này.

2. Về xây dựng định mức lao động

Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, áp dụng hệ thống định mức lao động trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp đã có định mức lao động thì căn cứ vào hướng dẫn tại thông tư này chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, rà soát định mức lao động hiện có để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Để đảm bảo chất lượng định mức lao động trước khi ban hành và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải tổ chức áp dụng thử các định mức lao động mới xây dựng hoặc mới điều chỉnh ở một số đơn vị, bộ phận và người lao động trong thời hạn thích hợp tuỳ theo độ phức tạp của mức lao động hoặc điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, sau đó xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi công bố áp dụng rộng rãi trong toàn dây chuyền sản xuất, kinh doanh hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Nếu định mức lao động thực tế thực hiện nhỏ hơn 95% mức lao động dược giao thì phải xem xét, điều chỉnh hạ định mức được giao.

Nếu mức lao động thực tế thực hiện cao hơn 120% mức lao động được giao thì phải xem xét, điều chỉnh tăng định mức được giao.

Trong quá trình xây dựng và áp dụng thử hệ thống định mức lao động phải có đại diện của tổ chức công đoàn cùng cấp tham gia để đảm bảo việc xây dựngđịnh mức lao động khách quan hợp lý.

Hàng năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện hệ thống định mức của mình để tiếp túc hoàn thiện naang cao chất lượng các định mức lao động, đồng thời để tăng cường các hoạt động quản lý công tác định mức phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp.

3. Về đăng ký định mức lao động

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung:

Sau khi xây dựng định mức lao động, doanh nghiệp báo cáo với Hội đồng Quản trị (nếu có) hoặc cơ quan quản lý cấp trên xem xét để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định ở mục B, phần IV dưới đây

b) Đối với doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt:

Sau khi xây dựng định mức lao động, doanh nghiệp báo cáo với Hội đồng Quản trị hoặc bộ quản lý ngành, lĩnh vực (đối với doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ được xếp hạng đặc biệt) xem xét, đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

Việc đăng ký định mức lao động phải thực hiện trong quý I năm kế hoạch.

4. Hồ sơ đăng ký định mức lao động, gồm:

a. Công văn đề nghị đăng ký định mức lao động;

b. Hệ thống định mức lao động đăng ký và bản thuyết minh phương pháp các bước xây dựng định mức lao động, nếu đăng ký định mứclao động xây dựng mới.

c. Hệ thống định mức áp dụng, định mức đề nghị điều chỉnh và bản thuyết minh việc điều chỉnh mức, nếu đăng ký định mức điều chỉnh.

Tất cả các doanh nghiệp phải đăng ký đầy đủ hệ thống định mức lao động của doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền. Hàng năm nếu xây dựng mới hoặc điều chỉnh định mứclao động thì đăng ký lại phần xây dựng mới hoặc điều chỉnh .

B. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

a) Tiếp nhận việc đăng ký hệ thống định mức lao động của các doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt theo Quyết định 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng chính phủ

b) Nghiên cứu, bổ sung phương pháp xây dựng định mức lao động cho phù hợp với tình hình thực tế và quá trình hiện đại hoá công nghệ sản xuất, kinh doanh;

c) Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng thực hiện định mức lao động và định biên lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực:

a) Tiếp nhận việc đăng ký hệ thống định mức lao động của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý;

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tiếp nhận đăng ký hệ thống định mức lao động cuả các doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ được xếp hạng đặc biệt;

c) Tổng hợp tình hình đăng ký định mức lao động của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và xã hội chậm nhất vào quý II hằng năm;

d) Kiểm tra việc xây dựng thực hiện định mức lao động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo thẩm quyền.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội:

a) Tiếp nhận việc đăng ký hệ thống định mức lao động của các doanh nghiệp do địa phương quản lý và các công ty cổ phần có trên 50 % tổng số vốn của nhà nước hoặc do các doanh nghiệp nhà nước góp, đóng trên địa bàn địa phương;

b) Tổng hợp tình hình đăng ký định mức lao động của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, báo cáo Bộ lao động - Thương binh và xã hội chậm nhất vào quý II hàng năm;

d. Thanh tra , kiểm tra việc xây dựng , thực hiện định mức và định biên lao động trong doanh nhiệp theo quy định của pháp luật lao động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, Hội đồng Quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng Quản trị), Giám đốc (Tổng giám đốc) các doanh nhiệp nhà nước chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất, kinh doanh công tác quản lý lao động, tiền lương, tiến hành xây dựng định mức lao động lao động rà soát, điều chỉnh lại hệ thống định mức hiện đang áp dụng, tổ chức áp dụng thử, bổ sung, hoàn thiện và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Riêng năm 1997, tạm thời chưa thực hiện việc đăng ký định mức lao động ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng yêu cầu các doanh nghiệp trên cơ sở lao động bình quân hợp lý, thực tế sử dụng năm 1996, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 1997, cần tổ chức, bố trí sắp xếp lại lao động để sử dụng có hiệu quả, doanh nghiệp xác định lao động định biên để xây dựng đơn giá tiền lương năm 1997 theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/197 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng thời tiến hành ngay các công việc cho việc xây dựng hệ thống định mức lao động để đầu năm 1998 đăng ký theo quy định tại Thông tư này .

2. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc quyền chấn chỉnh lại công tác định mứclao động, xây dựng và đăng ký định mức lao động theo quy định, tổ chức tiếp nhận việc đăng kývà báo cáo tình hình đăng ký định mức lao động về Bộ lao động - Thương binh và xã hội.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997

Những văn bảnh trước đây trái với quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc gì, đề nghị các bộ , ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, giải quyết.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Đình Hoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.