• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2003
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 16/2003/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 1 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v Ban hành Quy định quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2020

_______________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đối) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020;

- Căn cứ văn bản số 65/BXD-KTQH ngày 14/01/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thoả thuận Quy định quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2020;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2020" gồm 4 chương và 30 điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Giám đốcơ sở xây dựng và Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, niêm yết, công bố công khai bằng nhiều hình thức Quy định ban hành kèm theo Quyết định này và tổ chức tập huấn để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; đồng thời triển khai công tác quản lý, thực hiện theo đúng Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Tỉnh; Giám đốc các Sở xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính vật giá; Giao thông vận tải; Địa chính; Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành chức năng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Phan Thiên

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-UB ngày 30/01/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

_____________________

CHƯƠNG I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điêu 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Quy định quản lý xây dựng thành phố Đà Lạt theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố ĐàL0ạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 409/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho các tố chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào các hoạt động quản lý, xay dựng trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Điều 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Quy định này xác lập cơ sở cho việc :

1- Lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng các công trình chuyên ngành và triển khai các dự án đầu tư, thiết kế các công trình trên địa bàn Thành phố.

2- Lập kế hoạch, chương trình đầu tư và xây dựng hàng năm, ngắn hạn và dài hạn của Thành phố.

3- Quản lý kiến trúc, cảnh quan, bảo tồn, tôn tạo; cải tạo, xây dựng mới các công trình trên địa bàn Thanh phố phù hợp với các đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4- Tổ chức triển khai thưc hiện việc quản lý xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố.

Điều 4. NGUYÊN TẮC QUẢN LỶ XÂY DỰNG

Việc cải tạo xây dựng các công trình tại thành phố Đà Lạt phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng; quy hoạch và thiết kế xây dựng được cơ quan Nhà nước có thấm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và trật tự an ninh xã hội.

Điều 5. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.

1- Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện quyền thống nhất quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.

2- Sở Xây Dựng và các Sở, Ban, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm trước ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc theo chức năng nhiệm vụ được giao; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý cua ngành mình trên địa bàn Thành phố.

3- Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm trước ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt về việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp, ủy quyền của ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

4- Ủy ban Nhân dân các phường, xã thực hiện chức năng kiếm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa ban về công tác quản lý đô thị theo quy định của pháp luật.

5- Các tố chức chính trị xã hội khác có trách nhiệm tham gia quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc theo quy định của pháp luật.

6- Hội đồng kiến trúc quy hoạch Tỉnh có nhiệm vụ tư vấn cho Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt về quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị theo quy định của Nhà nước.

7- Mọi công dân cồ quyền và nghĩa vụ tham gia, thực hiện, giám sát công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc trên địa bàn Thành phố; khiếu nại và tố cáo các hành vi sai trái trong quản lý xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật; đồng thời, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quý định về quy hoạch xây dựng và phap luật Nhà nước có liên quan.

CHƯƠNG II :

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU CHỨC NĂNG

Điều 6. PHÂN KHU CHỨC NĂNG

1- Phạm vi, ranh giới quy hoạch chung thành phô Đà Lạt (không tính vùng phụ cận).

a/- Phạm vi : Thành phố Đà Lạt bao gồm 12 phường từ phường 1 đến phường 12 và 3 xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung.

b/- Ranh giới quy hoạch chung thành phố Đà Lạt được xác định như sau :

- Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương;

- Phía Nam giap huyện Đức Trọng;

- Phía Đông giáp huyện Đơn Dương;

- Phía Tây giáp huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà.

c/- Tổng diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2020 là 39.104ha, trong đó đất xây dựng đô thị đến năm 2020 là 3.720,6ha.

2- Các khu chức năng :

a/- Các khu dân cư;

b/- Các khu du lịch, nghỉ dưỡng;

c/- Các khu trung tâm hành chính - chính trị và trung tâm chuyên ngành;

d/- Các khu an ninh, quốc phòng;

e/- Hệ thống cây xanh và các khu công viên;

f/- Các khu, cụm, điểm công nghiệp, kho tàng;

g/- Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật;

h/- Các vùng cấm xây dựng.

Điều 7. CÁC KHU DÂN CƯ.

1- Các khu dân cư. Tổng diện tích : 733ha, bao gồm khu hạn chế phát triển và các khu phát triển mới, mở rộng. Ngoài ra là các khu dân cư nông thôn.

2- Khu hạn chế phát triển.

a/- Diện tích : 570ha, thuộc trung tâm thành phố cũ, nằm trong phạm vi đường bao quanh khu trung tâm, được giới hạn bởi các đường Trần Hương Đạo, Hùng vương, Trần Quý Cáp, Lữ Gia, Nguyễn Đình Chiêu, sưng Nguyệt Ánh, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông, Nguyễn Công Trứ, Xo Viết Nghệ Tĩnh, La Sơn Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hải Thượng, Ba Tháng Hai, Trần Phú.

b/- Đây là khu ở hiện hữu có mật độ xây dựng cao, trong đó có một số công trình để ở kết hợp với kinh doanh.

c/- Quy định về việc xây dựng, cải tạo công trình :

- Di dời một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm và một số nhà nằm trong vùng ven suối không đảm bảo điều kiện về môi trường.

- Hạn chế tối đa việc xây dựng mới công trình làm tăng mật độ xây dựng và tăng mật độ cư trú, kết hợp biện pháp giảm mật độ xay dựng va di chuyển dân cư hiện có sang các khu nhà ở mới.

- Hạn chế tối đa việc phát triển nhà chia lô liền kề, mặt phố trên các đường mở mới.

- Các khu biệt thự có giá trị đặc biệt được xếp hạng phải được bảo tồn, cải tạo để sử dụng phù hợp với chức năng ban đau của công trình, trên cơ sở giữ nguyên kiến trúc biệt thự và tuyễt đối không xây chen, cải tạo mở rộng (cơi nới) công trình trong khuôn viên các biệt thự này.

d/- Quy định về sử dụng đất ở :

- Mật độ cư trú tối đa : 390ng/ha;

- Mất đọ xây dựng trung bình : 60%;

- Tầng cao trung bình : 2 tầng;

- Tầng cao xây dựng tối đa : 5 tầng (tương đương 20m kể cả mái).

3- Khu phát triển mới, mở rộng.

a/- Diện tích : 163ha, được thể hiện cụ thể trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bao gồm : khu ở số 1 (phường 8); khu ở số 2 (phường 8); khu ở số 3 (phường 7); khu ở số 4 (phường 5); khu ở số 5 (phường4); khu ở số 6 (phường 11).

b/- Đây là khu ở phát triển mới, chủ yếu thực hiện theo dự án, có cơ sở hạ tầng đồng bộ đạt tiêu chuẩn các khu ở hiện đại.

c/- Quy định về sử dụng đất ở :

- Mật độ cư trú trung bình : 160ng/ha;

- Mật độ xây dựng trung bình : 40%;

- Tầng cao trung bình : 2 - 3 tầng;

- Tầng cao xây dựng tối đa : 12 tầng (khỏang 43m), riêng khu ở số 1 và khu ở số 2 thì tầng cao xây dựng tối đa là 5 tầng (khoảng 20m).

4- Khu dân cư nông thôn.

Việc xây dựng, cải tạo tại khu dân cư nông thôn phải được tiến hành trên cơ sở quy hoạch xây dựng được duyệt, đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng và Quy định này.

Các điểm dân cư nông thôn cần được đầu tư xây dựng để từng bước đô thị hoá trên cơ sở có quy hoạch sản xuất kết hợp phân bổ dân cư hợp lý và hạn chế tối đa việc phát triển không theo quy hoạch dọc theo các quoc lộ, tỉnh lộ.

Điều 8. Các khu du lịch, nghĩ dưỡng.

1- Thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước, gồm 3 khu du lịch chính là khu trung tâm cũ; khu Đan Kia - Suối Vàng, Cam Ly - Măng Lin; khu Tuyền Lâm - Prenn và một số cụm, điểm du lịch khác.

a/- Khu trung tâm cũ : chủ yếu tập trung ở nội thành. Tại đây có các khách sạn, các hồ nước, công viên ven hồ, công viên rừng, sân golf, trung tâm dịch vụ và các biệt thự được giữ lại và bo vệ tôn tạo để khai thác sử dụng phù hợp với chức năng của từng công trình.

Các cụm, điểm du lịch chủ yếu của khu vực này gồm : Cam ly, Đa Thiện, Than Thở, Mê Linh, Chiến Thắng, Vạn Kiếp, Dinh I, Dinh II, Dinh Ili, khu biệt thự Lê Lai, Trần Hướng Đạo, ....

Việc quản lý quy hoạch xây dựng khu vực này phải đảm bảo :

- Giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp các khu vực cây xanh, cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo, danh lam thắng cảnh, các hồ Xuân Hương, hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, thác Cam Ly, sân golf, ...;

- Nâng cấp và hoàn thiện các cụm du lịch chủ yếu và các công trình dịch vụ du lịch trên cơ sở giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bấn sắc cua Thành phố;

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc kết hợp các dịch vụ du lịch gắn với việc xây dựng nhà ở của nhân dân đạt chất lượng cao;

- Hiện đại hoá các công trình kỹ thuật hạ tầng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

b/- Khu Đan Kia - Suối vàng, Cam Ly - Măng Lin :

- Xây dựng khu du lịch Đan Kia - Suối vàng thành khu du lịch hiện đại nhằm phát triển các hoạt động du lịch gắn với văn hóa lễ hội truyền thống dân tộc, được xây dựng theo dự án hoàn chỉnh với diện tích khoảng 5.000ha kế cả mặt nước.

- Khu du lịch Cam Ly - Măng Lin được xây dựng theo dự án nhằm phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng và sinh thái với diện tích khoảng 400 ha.

c/- Khu Tuyền Lâm - Prenn (dọc theo đèo Prenn cũ và mới) : Đây là khu du lịch núi và hồ nhằm phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, văn hoá, thế thao, nghỉ dưỡng và du lịch thám hiểm kết hợp với việc xây dựng các công viên thiên nhiên trên núi (các vườn thú, hoa, bảo tồn, ...), dọc theo các hồ và khai thác cảnh đẹp của các khu rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh. Tại đây hạn chể tối đa việc xây dựng các khách sạn có quy mô lớn, ưu tiên xây dựng các khu nhà nghỉ nhỏ hài hoà với cảnh quan thiên nhiên.

d/- Các cụm, điểm du lịch khác gồm : Thái Phảiên, thác Hang Cọp, hồ Cam Ly Thượng, thác Vọng, thác Bông Giang, thác 2 tầng, thác 7 tầng, hang Dơi, ... và các bản, buôn làng nhằm phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử, tham quan, nghỉ dưỡng, ....

2- Quy định về sử dụng đất tại các khu du lịch phát triển mới theo dự án.

- Đất cây xanh, mặt nước : Khoảng 85%.

- Đất xây dựng các công trình : Không quá 15%.

Điều 9. CÁC KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH - CHÍNH TRỊ VÀ TRUNG TÂM CHUYÊN NGÀNH.

1- Trung tâm hành chính - chính trị :

Trung tâm hành chính - chính trị của Tỉnh, Thành phố gồm trụ sở Tỉnh ủy, trụ sở Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng được giữ nguyên vị trí cũ. Trụ sở Thành ủy được di dời về phía Tây Bắc đồi Cù. Trụ sở ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt được cải tạo lại tại vị trí hiện hữu.

2- Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng :

Hệ thống các trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng được tố chức theo 3 cấp : các công trình phục vụ cấp hàng ngày được bố trí gắn với các đơn vị ở, các công trình phục vụ cấp định kỳ được bố trí gắn với các khu ở và các công trình phục vụ cấp không thường xuyên được bo trí gắn với trung tâm Thành phố.

Trung tâm Thành phố vẫn giữ nguyên tại khu vực chợ Đà Lạt với diện tích khoảng 12,llha và được nâng cấp cho phu hợp với quy mô, tầm vóc của đô thị.

Xây dựng một trung tâm thương mại, dịch vụ quốc tế tại phía Nam hồ Xuân Hương với diện tích khoảng 03ha (sau sân vận động hiện nay) và xây dựng một khu thương mại tại ngã tư Phan Chu Trinh - phường 9.

3- Trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế :

Trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế bố trí tại phía Đông hồ Xuân Hương trên diện tích khoảng 05ha, thuộc phường 10. Ngoài ra, tùy theo quy mô và tính chất, tại các khách sạn, cơ quan có the xây dựng một số hội trường, phòng họp phục vụ cho các hội nghị, hội thảo.

4- Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học :

Các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hiện có về cơ bản vẫn giữ nguyên vị trí cũ với tống diện tích 155,73ha. Trong đó, các viện nghiên cứu chiếm 53ha; các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 77,73ha. Khi xây dựng, cải tạo, các trung tâm này phải thực hiện theo dự án được duyệt và có thế điều chỉnh chức năng, quy mô xây dựng trong phạm vi các khu đất hiện trạng.

Khu vực đào tạo, nghiên cứu khoa học xây dựng mới gồm các trường đại học, trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được bố trí ở phường 7 với quy mô khoảng 40ha.

5- Trung tâm Y tế :

Các trung tâm Y tế bao gồm các trạm y tế, phòng khám đa khoa có tổng diện tích khoảng 12,04 ha. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh được mở rộng và nâng cấp đạt quy mô không dưới 500 giường, trên diện tích đằt khoảng 6,7ha.

Xây dựng mới Trung tâm dịch vụ y tế cao cấp ở phía Nam Thành phố, tại đồi Ngọc Hoàng - phường 4 (phía tây Dinh III) với diện tích khoảng 05 ha.

6- Trung tâm Thể dục thể thao :

Khu trung tâm thế thao tổng hợp của Tỉnh bố trí ở phía Bắc Thành phố, tại phường 7, giáp đường Xô Viết Nghệ Tĩnh với diện tích khỏang 45ha.

Xây dựng một khu trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao cho khu vực phía Nam và cả nước tại Phước Thành trên đường vào xã Lát, thuộc tuyến du lịch Lang Bian với diện tích khỏang 120ha.

7- Trung tâm văn hóa :

Các trung tâm văn hoá hiện có bao gồm nhà Bảo tàng, trung tâm văn hoá, nhà thiếu nhi, rạp hát, thư viện, ... có diện tích khỏang 175,60ha.

Xây dựng mới quảng trường, nhà hát lớn, nhà văn hoá thanh niên, nhà văn hoá lao động, tượng đài, sân khấu ngoài trời với tổng diện tích khỏang 75ha và Trung tâm văn hoá Du lịch Lang Bian với diện tích khỏang 100ha tại phía Nam núi Lang Bian.

Điều 10. KHU AN NINH, QUỐC PHÒNG.

Các khu an ninh, quốc phòng được giữ nguyên quy mô và vị trí. Việc quản lý, sử dụng và xây dựng trong khu vực đất an ninh, quốc phòng phải thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyẹt; cắc quy hoạch đước cỡ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành có liên quan khác cua Nhà nước.

Điều 11. HỆ THỐNG CÂY XANH, CÁC KHU CÔNG VIÊN.

1- Hệ thống cây xanh, công viên văn hoá và công viên rừng có diện tích khỏang 11.836,8ha bao gồm :

a/- Các công viên hiện có được cải tạo chỉnh trang có diện tích 94,5ha; được bố trí tại các phường 1, 2, 8, 9 và 12 như công viên trung tâm, công viên quanh hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ ĐaThiện III,

b/- Các công viên mới có diện tích 66,5ha; được bố trí tại các phường 1, 2, 7, 8, 10 và 12 như công viên thung lũng Bùi Thị Xuân - Đinh Tiên Hoàng, công viên ánh Sáng, công viên Nam hồ Xuân Hương, công viên hồ Vạn Kiếp, hồ Chiến Thắng, hồ Đa Thiện I, hồ Đa Thiện II, hồ Mê Linh,

c/- Hệ thống các công viên rừng có diện tích 11.675,8ha.

2- Các khu trồng rau, hoa trong Thành phố có diện tích 2.987ha. Khu trồng hoa chủ yếu tập trung ở nội thành, khu trồng rau được bố trí ở ven Thành phố.

Địều 12. CÁC KHU, CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP, KHO TÀNG.

1- Cải tạo các cụm, điểm công nghiệp, kho tàng, xí nghiệp hiện có :

a/- Các xí nghiệp công nghiệp có chất thải độc hại, ô nhiễm môi trường không có khả năng xử lý, nếu sử dụng trái với tính chất đã được xác định trong quy hoạch chung thì từng bước phải được chuyển đi nơi khác hoặc chuyển đối chức năng sử dụng cho phù hợp với quy hoạch được duyệt. Việc di chuyển, chuyển đổi chức năng sử dụng các cụm, điểm công nghiệp nói trên phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ sở hữu công trình và chủ sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch và dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b/- Các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy được phép tồn tại ở khu vực nội thành là các xí nghiệp đã được xác định trong quy hoạch, trong quá trình sản xuất phải đảm bảo phòng chống cháy nố, không gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư chung quanh hoặc các xí nghiệp có chất thải độc hại nhương đã được xử lý làm sạch đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thi ra ngoài khuôn viên của xí nghiệp.

2- Xây dựng phát triển các cụm, điểm công nghiệp, kho tàng :

a/- Cụm công nghiệp Phát Chi - Trạm Hành thuộc xã Xuân Trường :

- Diện tích đất : 30 ha, trong đó kho tàng chiếm diện tích khỏang 25%.

- Tính chất công nghiệp : Chế biến nông sản, rau hoa. b/- Điếm công nghiệp An Sơn - phường 4 :

- Diện tích đất : 05 ha.

- Tính chất công nghiệp : Chế biến nông sản, rau quả, dịch vụ. c/- Điếm công nghiệp phường 11 :

- Diện tích đất : 10 ha.

- Tính chất công nghiệp : Dệt, đan, may, thêu, sản xuất vật liệu xây dựng, kho dự trữ, .... d/- Điếm công nghiệp xã Xuân Thọ :

- Diện tích đất : 05 ha.

- Tính chất công nghiệp : Chế biến nông sản, rau quả, dịch vụ.

3- Sử dụng đất đai tại các cụm, điểm công nghiệp, kho tàng :

Các chỉ tiêu sử dụng đất tại các cụm, điếm công nghiệp, kho tàng phải phù hợp với Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 13. CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HẠ TẦNG KỸ THUẬT.

1- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật :

a/- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm : giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác.

b/- Quy mô các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà Lạt theo phụ lục đính kèm.

2- Nội dung quản lý cải tạo xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật :

a/- Căn cứ quy hoạch chung, các cơ quan có chức năng tiến hành lập quy hoạch chi tiết và quy hoạch xây dựng các hệ thống công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành trình cơ quan Nhà nước có thấm quyền phê duyệt.

b/- Lập hồ sơ chỉ giới xây dựng và cắm mốc giới quy hoạch trên thực địa. c/- Lạp và xét duyệt dự án theo quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng, d/- Thiết kế công trình phù hợp tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn xây dựng; bảo đảm các yêu cầu về tính đồng bộ, hiện đại, an toàn, bo vệ môi trường và phát triển bền vững.

e/- Cấp giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của pháp luật.

f/- Khi thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, phải có biển báo và có biện pháp che chắn, bảo đảm giao thông thông suốt, vệ sinh môi trường và an toàn cho các hoạt động công cộng; thu dọn, trả lại mặt bằng trong vòng 48 tiếng sau khi công việc hoàn thành.

3- Quản iý, khai thác, sử dụng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật :

a/- Lập và lưu trữ hồ sơơ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật xây dựng và hồ sơơ hoàn công công trình theo quy định.

b/- Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý việc sử dụng và khai thác công trình; thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng; cải tạo, nâng cấp để duy trì chất lượng công trình theo định kỳ và theo kế hoạch hàng năm.

c/- Việc sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Không được lấn chiếm đất công dành cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả vùng bo vệ được khoanh định theo tiêu chuẩn, quy phạm và quy định của pháp luât.

Điều 14. CÁC VÙNG CẤM XÂY DỰNG.

Các vùng cấm xây dựng được xác định theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi, ranh giới, quy mô các vùng cấm xây dựng thực hiện theo tiêu chuẩn quy phạm, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nghiêm cấm việc lấn chiếm, xây dựng công trình tại các vùng cấm xây dựng. Chế độ quản lý sử dụng đất tại các vùng cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch xâydựng.

CHƯƠNG III :

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN

 Điều 15. PHÂN VÙNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ.

Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm tự nhiên, bố cục không gian kiến trúc cảnh quan và quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2020; thành phố Đà Lạt được phân thành các vùng, khu vực kiến trúc cảnh quan như sau :

1- Khu bo tổn kiến trúc, di tích văn hoá;

2- Khu vực hạn chế phát triển;

3- Khu vực phát triển;

4- Các khu vực khác.

Điều 16. NỘI DUNG và TRÁCH NHIỆM QUẢN Lý KIẾN TRÚC và CẢNH QUAN ĐÔ THỊ.

1- Ban TỔ chức Chính quyền, Sở xây dựng, Sở Địa chính, Sở Giao thông vận tải, Sở văn hoá Thông tin chịu trách nhiệm tham mưu cho uy ban Nhân dân Tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về kiến trúc và cảnh quan đô thị.

2- ủy ban Nhân dân thanh phố Đà lạt phối hợp với Sở xây dựng và các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm :

a/- Dựa trên cơ sở các tiêu chí quản lý phát triển kiến trúc các loại công trình theo các vùng kiến trúc và cảnh quan đặc trưng đế soạn tho và trình ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định có liên quan về quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn Thành phố;

bị- Tổ chức lập danh mục các công trình kiến trúc và cảnh quan có giá trị để trình cơ quan Nhà nước có thấm quyền xếp hạng và công nhận;

c/- Tổ chức lập hoặc thỏa thuận các đồ án thiết kế đô thị, các phương án thiết kế kiến trúc công trình trong đô thị để trình thấm định, phê duyệt theo thấm quyền;

d/- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng và kiến trúc đô thị.

Điều 17. XẾP HẠNG, CÔNG NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC và CẢNH QUAN CÓ GIÁ TRỊ.

1- Việc xếp hạng và công nhận các công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị trong đô thị phải căn cứ vào giá trị lịch sử công trình, giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, mỹ quan công trình.

2- Sở Xây dựng chủ trì cùng với Sở văn hoá Thông tin thấm định danh mục và xếp hạng các công trình kiến trúc - cảnh quan có giá trị trình ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét quyết định.

3- Các công trình kiến trúc, cảnh quan được xếp hạng là di sản hoặc di tích văn hoá, lịch sử và danh lam thắng cảnh phải được quản lý, bo vệ, sử dụng theo Luật Di sản, Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 18. LẬP, THẨM ĐỊNH, THOẢ THUẬN CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH TRÒNG ĐÔ THỊ.

1- Các công trình khi xây dựng phải có thiết kế được các tố chức tư vấn có chức năng thực hiện và có kiến trúc sư lập phương án thiết kế kiến trúc. Đối với nhà ở tư nhân thì thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2- Đối với các công trình quan trọng thì các phương án thiết kế kiến trúc phải có ý kiến tham gia của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch Tỉnh. Trong điều kiện cho phép, việc tuyển chọn phương án thiết

kế kiến trúc công trình quan trọng, có yêu cầu thấm mỹ cao có thể được tiến hành thông qua hình thức tố chức thi tuyển.

3- Sở Xây dựng, ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt (cơ quan, cấp được ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép xây dựng) chịu trách nhiệm thẩm định, tho thuận về kiến trúc - quy hoạch đối với các công trình xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định của pháp luật.

Điều 19. CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG.

1- Các công trình trước khi tiến hành thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo đều phải có giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà Nước có thấm quyền cấp; trừ các trường hợp theo quy định hiện hành của Nhà nước được miễn giấy phép xây dựng.

2- Đối với việc xây dựng nhà ở của nhân dân :

a/- Việc xây dựng mới nhà ở riêng lẻ của tư nhân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch và các quy định có liên quan để nhân dân biết, căn cứ vào các nội dung đó tiến hành lập hồ sơ xin phép xây dựng.

b/- Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng :

- Nhà ở xây dựng trên đất thố cư từ 3 tầng trở xuống có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 ở 3 xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung; trừ cac nhà xây dựng trông ranh giới quy hoạch trung tâm của 3 xã và các nhà xây dựng ven quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ;

- Nhà ở đô thị được xây dựng trong khuôn viên các dự án phát triển nhà, đã có giấy sử dụng đất hợp pháp, đã có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có cơ sở hạ tầng (đường nội bộ, nguồn điện, hệ thống cấp, thoát nước);

- Các trường hợp sửa chữa nhỏ như trát vá tường, quét vôi, đo ngói, sửa trần, lát nền, thay cửa, trang trí nội thất, cải tạo, sửa chữa lắp đặt thiết bị trong nhà, không làm ảnh hưởng xấu đến kết cấu công trình nhà lân cận.

Đối với các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng nêu trên thì chủ đầu tư, chủ nhà phải có đn báo khởi công gửi ủy ban Nhân dân phường, xã sở tại biết để kiểm tra, theo dõi.

Điều 20. KHU Vực BO TON KIẾN TRÚC, DI TICH LỊCH sử VẦN HOẢ và DANH LAM THẮNG CANH.

1- Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các cồng trình kiến trúc có giá trị :

a/- Di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc có giá trị được Bộ văn hoá Thông tin công nhận và quản lý theo Luật Di san văn hóa :

- Hồ Xuân Hương

- Thác Cam Ly

- Hồ Tuyền Lâm

- Thác Đatanla

- Hồ Than Thở

- Thác Prenn

- Thung lũng Tình Yêu

- Ga Đà Lạt (di tích kiến trúc)

- Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt (di tích kiến trúc). bị- Các công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị :

- Khu biệt thự Trần Hương Đạo

- Khu biệt thự Lê Lai

- Nhà thờ Chánh toà ( Nhà thờ Con Gà) - đường Trần Phú

- Nhà thờ Domaine dè Marie - đường Ngô Quyền

- Chùa Linh Sơn - đường Nguyễn văn Trỗi

- Chùa Linh Quang - đường Hai Bà Trưng

- Chùa Linh Phong - đường Hoàng Hoa Thám

- Thiền viện Trúc Lâm - hồ Tuyền Lâm

- Chùa Thiên vương cổ Sát (chùa Tàu) - đường Khe Sanh

- Phân viện Sinh học (Dòng Chúa Cứu Thế cũ) - đường Ankroet

- Nhà số 13 Đinh Tiên Hoàng (Học viện PIO X)

- Đồi Cù

- Hồ Chiến Thắng

- Nghĩa trang Liệt sĩ

- Trường PTTH Dân tộc nội trú Tỉnh - đường Huyền Trân Công Chúa

- Đại học Đà Lạt - đường Phù Đống Thiên vương

- Nhà số 01 Lý Tự Trọng (Dinh Tỉnh trưởng cũ)

- Xí nghiệp in 2 Cục Bản đồ (Nha Địa Dư cũ) - đường Yersin

- Phân viện Pasteur - đường Lê Hồng Phong

- Khách sạn Palace Sofitel - đường Trần Phú

- Khách sạn Đà Lạt Novotel - đường Trần Phú

- Nhà nghỉ Công đoàn - đường Yersin

- Dinh I (Consession de Bourgery) - đường Trần Quang Diệu

- Dinh II (Dinh Toàn Quyền cũ) - đường Trần Hường Đạo

- Dinh III - đường Triệu Việt vương

- Nhà Bảo Tàng Lâm Đồng - số 4 Hùng vương

- Biệt thự số 1, 3, 7, 11, 27 đường Quang Trung

- Nhà số 15 đường Nguyễn Du

- Trụ sở Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng

- Chợ Đà Lạt.

Đối với các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc chưa được xác định thì tiếp tục xem xét lập hồ sơ phân loại để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đưa vào quản lý bo vệ theo quy định.

2- Nguyên tắc quản lý :

a/- Việc quản lý, khai thác và sử dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc có giá trị tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào :

- Luật di sản văn hoá và các văn bản, quy định pháp luật khác có liên quan;

- Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/9/2002.

b/- Nội dung quản lý :

- Lập hồ sơ, phân loại để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng;

- Lập hồ sơ về nhà đất để quản lý;

- Xac định chủ thể quản lý, khai thác, sử dụng;

- Mọi việc cải tạo, trùng tu, nâng cấp phải được thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê quyệt.

Điều 21. KHU Vực HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN.

1- Ranh giới, quy mô :

Ranh giới được quy định tại điểm a khon 2 Điều 7 Quy định này, bao gồm 8 khu được ký hiệu từ AI đến A8. Đây là khu vực trung tâm đô thị hiện hữu.

2- Khu A1 :

a/- Ranh giới khu AI được giới hạn bởi các đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Nhân Tông, Bà Huyện Thanh Quan, Yersin, Trần Quốc Toản, Lê Đại Hành (đoạn cầu ông Đạo), Nguyễn Thái Học.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định của ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm

Đồng;

- Nghiêm cấm các hoạt động xây dựng không phù hợp, tự ý chuyển đối mục đích sử dụng công trình; chặt cây, phá hoại cảnh quan; làm thay đoi lớn hình dáng hồ nước, địa hình, địa mạo cua khu vực.

3- Khu A2 :

a/- Ranh giới khu A2 được giới hạn bởi các đoạn đường Bà Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quý Cáp, Hùng vương, Phạm Hồng Thái, Yersin. b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Khu ở biệt lập (nhà vườn), biệt thự và các biệt thự bên đường Quang Trung; Cô Giang; Hùng Vương, Nhà nghĩ Công đoàn, ... phằi được bo vệ nghiệm ngặt. Khai thác quỹ đất và công trình hiện có để chỉnh trang, cải tạo và nâng cấp một cách hợp lý, hạn chế tối đa việc làm biến dạng giá trị nguyên gốc của công trình;

- Ga Đà lạt và trường Cao đẳng Sư phạm là di sản kiến trúc, được quản lý theo Luật Di sản văn hoá;

- Xây dựng mới Cung Hội nghị hội tho quốc tế;

- Không cho phép phát triển nhà phố dọc theo các đường phố chính, trừ khu vực trung tâm thương mại ngã tư Phan Chu Trinh có thế xây dựng một số nhà liên kế nhương phải phu hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt. Các công trình hiện hữu được tồn tại cần cải tạo, chỉnh trang phu hợp với phạm vi nhà, đất hiện hữu;

- Từng bước hạn chế việc sản xuất nông nghiệp dọc suối Hồng Lạc và suối Cô Giang. Khu dân cư Nguyễn Đình Chiếu được chỉnh trang nâng cấp đế cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị.

4- Khu A3 :

a/- Ranh giới khu A3 được giới hạn bởi các đoạn đường Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản, Yersin, Phạm Hồng Thái, Trần Hương Đạo, Trấn Phú.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Bảo vệ và giữ gìn các giá trị về kiến trúc cảnh quan, đầu tư nâng cấp trụ sở ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, Bưu điện và các công trình quan trọng như : Quảng trường, Trung tâm Thương mại quốc tế, Trung tâm văn hoá, Ngân hàng Công thương, Công viên Yersin, khu bo tồn kiến trúc Trần Hương Đạo, .... Không phát triển thêm nhà ở mới tại khu vực này;

- Nối dai mang cây xanh từ Dinh II xuống hồ Xuân Hương tạo thành một tầm nhìn cảnh quan đặc trưng của thành phố : mặt nước hồ - đồi hoa cỏ - núi Lang Bian;

5- Khu A4 :

a/- Ranh giới khu A4 được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Ba Tháng Hai, Nguyễn văn Cừ, ánh Sáng, Lê Đại Hành.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung chỉnh trang cải tạo nhà ở hiện có trong phạm vi lô đất đang sử dụng;

- Chỉnh trang nâng cấp cảnh quan suối Cam ly (hạ lưu hồ Xuân Hương), khu vực ánh Sáng, Thiên Thành theo quy hoạch chi tiết và dự án được duyệt.

6- Khu A5 :

a/- Ranh giới khu A5 được giới hạn bởi các đoạn đường ánh Sáng, Nguyễn văn Cừ, Ba tháng Hai, Phan Đình Phùng, Nguyễn văn Trỗi, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thái Học. b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung chỉnh trang cải tạo nhà ở hiện có trong phạm vi lô đất hiện hữu theo hướng hiện đại, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với hình ảnh của một trung tâm đô thị lớn và đồng thời từng bước giảm mật độ xây dựng va mật đọ cư trú;

- Bảo vệ và phát triển cây xanh tại khu biệt thự Nguyễn Thái Học, khu vực đường Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Nguyễn văn Trỗi, Thủ Khoa Huân, Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Khu Hòa Bình cải tạo thành một quảng trường lớn để tạo không gian thoáng trong khu Trung tâm. Cải tạo chỉnh trang khu văn hóa ở khu vực đồi đường Lý Tự Trọng - Phan Bội Châu.

7- Khu A6 :

a/- Ranh giới khu A6 được giới hạn bởi các đoạn đường Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng.

bị- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Xây dựng khu công viên cây xanh và trung tâm giáo dục đào tạo;

- Không cho phép xây dựng nhà cao tầng với quy mô lớn gây cản trở tầm nhìn;

- Khu vực đường Nguyễn Thị Nghĩa cần có quy hoạch chi tiết để làm cơ sở cho việc chỉnh trang sắp xếp lại nhà ở và công trình hiện có;

- Hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung chỉnh trang cải tạo nhà ở hiện có trong phạm vi lô đất hiện hữu;

- Đối với các khu nhà hiện hữu, chỉnh trang cải tạo hình thức kiến trúc theo hướng hiện đại đảm bảo mỹ quan, tăng diện tích cây xanh và từng bước giảm mật độ xây dựng.

8- Khu A7 :

a/- Ranh giới khu A7 được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyễn văn Trỗi, Phan Đình Phùng, xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Công Trứ, Bùi Thị Xuân.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cẳnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà phố dọc theo các trục đường chính. Các khu nhà ở hiện hữu được chỉnh trang cằi tạo trong phạm vi lố đất hiện hữu;

- Từng bước hạn chế việc sản xuất nông nghiệp dọc suối Nguyễn Công Trứ và suối Phan Đình Phùng. Quy hoạch chỉnh trang lại khu dân cư tại khu vực này và ưu tiên cho việc phát triển nhà chung cữ.

9- Khu A8 :

a/- Ranh giới khu A8 được giới hạn bởi các đoạn đường Ba Tháng Hai, Hải Thượng, Hai Bà Trưng, La Sản Phu Tử, xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đình Phùng.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung chỉnh trang cải tạo nhà ở hiện có trong phạm vi lô đất hiện hữu;

- Đối với các dãy nhà phố hiện hữu theo trục Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng, cần chỉnh trang cải tạo hình thức kiến trúc theo hướng hiện đại đảm bảo mỹ quan; giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú. Thực hiện chỉnh trang dọc suối Phan Đình Phùng theo quy hoạch chi tiết va dự án được duyệt, mở thêm các đường giao thông nối từ đường Phan Đình Phùng qua đường Hai Bà Trưng.

Điều 22. CÁC KHU VỰC PHÁT TRIỂN.

A. Khu vực Đông Bắc :

Ranh giới được giới hạn bởi các đoạn đường vòng Lâm Viên, Hồ Xuân Hương, Nam Hồ, Hùng vương, Tran Quý Cáp, Nguyễn Đình Chiểu, sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông, Phù Đổng Thiên vương, Mai Anh Đào; bao gồm 8 khu ký hiệu từ B1 đến B8.

1- Khu B1 :

a/- Ranh giới khu BI được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyên Tử Lực, vòng Lâm Viên, Cù Chính Lan.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Quy hoạch, phát triển mới khu ở số 1. Trong đó, chủ yếu phát triển loại nhà biệt lập, biệt thự;

- Phục hổi va tôn tạo hồ Đa Thiện 1, Đa Thiện 2 để tạo thành một khu du lịch mới cua Thành phố liên hoàn với khu du lịch thung lũng Tình Yêu và hồ Chiến Thắng. Phát triển hệ thống vườn hoa cây xanh trên đồi và dọc theo suối. Trước mắt tập trung cho khu vực chuyên sản xuất rau an toàn và trồng hoa.

2- Khu B2 :

a/- Ranh giới khu B2 được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đống Thiên vương, Mai Anh Đào, Nguyên Tử Lực, Mai Xuân Thưởng, Vạn Hạnh.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không phát triển nhà phố. Đối với các công trình nhà ở hiện hữu chủ yếu cải tạo chỉnh trang với dạng nhà ở biệt lập, biệt thự;

- Trong khu vực này ưu tiên xây dựng nhà ở có vườn kết hợp du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển hệ thống sinh thái vườn, không phát triển công trình quy mô lớn làm ảảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên; khuyến khích trồng rau hoa, cây cảnh và sản xuất các mặt hàng đặc sản truyền thống của Đà lạt;

- Xây dựng hệ thống vườn hoa, cây xanh dọc theo suối.

3- Khu B3 :

a/- Ranh giới khu B3 được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyên Tử Lực, Cù Chính Lan, ranh giới hàng rào Học viện Lục Quân, Cách Mạng Tháng Tám, vành đai cách ly của Lò Phản ứng Hạt nhân (bán kính 500 met).

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang khu dân cư, chủ yếu là nhà ở có vườn;

- Đầu tư phát triển khu sản xuất rau hoa với công nghệ cao kết hợp làm dịch vụ du lịch, trưng bày, triển lãm giới thiệu về hoa, rau sạch của Đà Lạt.

4- Khu B4 :

a/- Ranh giới khu B4 gồm toàn bộ khu vực Học viện Lục Quân.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này theo các quy định riêng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng.

5- Khu B5 :

a/- Ranh giới khu B5 được giới hạn bởi các đoạn đường Hồ Xuân Hương, ranh giới Học viện Lục quân, Mê Linh.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà phố; khuyến khích phát triển nhà chung cư, nhà biệt lập, song lập, biệt thự phu hợp với tính chất của khu vực;

- Phục hồi, tôn tạo hồ Mê Linh. Chỉnh trang các công trình dọc đường Mê Linh, tăng cường cây xanh thảm cỏ và tạo không gian mở.

6 Khu B6 :

a/- Ranh giới khu B6 được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Quý Cáp, Lữ Gia, ranh giới Học viện Lục quân, Hồ Xuân Hương, Nam Hồ, Hùng vương bị- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại Phan Chu Trinh (phía Đông Thành phố);

- Ưu tiên phát triển biệt thự, nhà biệt lập. Không cho phép xây dựng nha phố, riêng khu thương mại Phan Chu Trinh thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt;

- Đối với các công trình nhà ở hiện hữu, chủ yếu cải tạo chỉnh trang với dạng nhà ở biệt lập, biệt thự.

7- Khu B7 :

a/- Ranh giới khu B7 được giới hạn bởi các đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám, ranh giới Học viện Lục quân, đường Lữ Gia, Nguyễn Đình Chiếu, sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh Quan, b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Hạn chế phát triển nhà ở, chủ yếu xây dựng nhà biệt lập, biệt thự. Ưu tiên giành quỹ đất đế xây dựng hồ lắng, công viên cây xanh và chuỗi hồ theo quy hoạch chỉnh trang khu vực nhằm tạo thành một hệ thống cây xanh, mặt nước nối liền từ hồ Xuân Hương đến hồ Chiến Thắng, Mê Linh, Than Thở và Thái Phiên;

- Không phát triển nhà phố. Các công trình nhà ở hiện hữu, chủ yếu cải tạo chỉnh trang theo dạng nhà ở biệt lập, biệt thự trên khu vực lô đất hiện hữu.

8- Khu B8 :

a/- Ranh giới khu B8 được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên vương, Vạn Hạnh, Mai Xuân Thưởng, Nguyên Tử Lực, vành đai cách ly của Lò Phản ứng Hạt Nhân (bán kính 500 mét), Cách mạng Tháng Tám, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo và công viên theo dự án được duyệt;

- Hạn chế phát triển nhà ở. Ưu tiên xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo và mở rộng trường Đại học Đà Lạt;

- Không phát triển nhà phố. Chủ yếu phát triển loại nhà biệt lập, biệt thự. Các công trình nhà ở hiện hữu, chủ yếu cải tạo chỉnh trang với dạng nhà ở biệt lập, biệt thự trên khu vực lô đất hiện hữu.

- B. Khu vực Tây Bắc :

Ranh giới được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đống Thiên vương, Nguyễn Công Trứ, xô Viết Nghệ Tĩnh, La Sản Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hải Thượng, Ba Tháng Hai, Hoàng văn Thụ, Trần văn Côi, Kim Thạch, Ankroet, xô Viết Nghệ Tĩnh, Thánh Mau; bao gồm 7 khu ký hiệu từ C1 đến C7.

1- Khu C1:

a/- Ranh giới khu C1 được giới hạn bởi các đoạn đường Thánh Mầu, Vạn Kiếp, xô Viết Nghệ Tĩnh, b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Đây là khu vực dự kiến phát triển thành trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao của Thành phố. Công tác đầu tư, thực hiện theo dự án được duyệt;

- Khôi phục lạl trường Trần Hương Đạo và ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động toàn khu vực;

- Hạn chế sản xuất nông nghiệp, khôi phục hồ Vạn Kiếp nhằm tạo cảnh quan môi trường tại khu vực và làm hồ điều hoà cho khu trung tâm thành phố. xây dựng hệ thống công viên cây xanh và khu biệt thự du lịch gắn với hồ;

- Hạn chế phát triển nhà ở. Quỹ đất còn lại ưu tiên phần lớn để xây dựng các cư xá, biệt thự phục vụ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu.

2- Khu C2 :

a/- Ranh giới khu C2 được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên vương, Nguyễn Công Trứ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Vạn Kiếp.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Đối với các cống trình nhà ở hiện hữu, chủ yếu cải tạo chỉnh trang với dạng nhà ở biệt lập, biệt thự, liên kế có sân vườn. Chiều cao tầng cần hạn chế nhằm tránh che chắn tầm nhìn về hướng núi Lang Bian.

- Đầy là khu ở biệt lập, biệt thự phía Bắc Thành phố. Phát triển thêm khu ở mới số 2. Công trình nhà ở chủ yếu phát triển loại nhà biệt lập, biệt thự. Không xây dựng nhà phố.

3- Khu C3 :

a/- Ranh giới khu C3 được giới hạn bởi các đoạn đường xô Viết Nghệ Tĩnh, La Sản Phu Tử, Ngô Quyền, Bạch Đằng, Nguyễn Siêu.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Các công trình nhà ở hiện hữu được cải tạo chỉnh trang trên lô đất hiện hữu theo dạng nhà ở biệt lập, biệt thự. Công trình nhà ở xây dựng mới chủ yếu là nhà biệt lập, biệt thự, nhà ở có vườn. Hạn che viẹc xây dựng nhà phố;

- Xây dựng mới Trung tâm văn hoá Thể dục thế thao và khu công viên trên cơ sở di dời nghĩa trang Số 4. Chỉnh trang suối Hai Bà Trưng. Đầu tư xây dựng hồ Lạc Thành.

4- Khu C4 :

a/- Ranh giới khu C4 được giới hạn bởi các đoạn đường xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Siêu, Cao Thắng, Trần văn Côi, Kim Thạch, Ankroet.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không phát triển nhà phố. Các công trình nhà ở hiện hữu chủ yếu cải tạo chỉnh trang trở thành nhà ở biệt lập, nhà ở riêng biệt có vườn;

- Công trình phát triển chủ yếu trong khu vực là nhà ở có vườn, phát triển hệ thống sinh thái vườn và du lịch dưới tán rừng; không phát triển công trình quy mô lớn làm ảảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên;

- Mở rộng Phân viện sinh học trên cơ sở giao thêm đất rừng nhằm phát triển việc nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch tham quan; phát triển chăn nuôi, chuyển đối cơ cấu cây trồng phù hợp với tính chất của khu vực;

- Xây dựng hệ thống cây xanh dọc theo suối.

5- Khu C5 :

a/- Ranh giới khu C5 được giới hạn bởi các đoạn đường Cao Thắng, Bạch Đằng, Ngô Quyền, Kim Đồng, Trần Van Côi.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Phát trien theo hướng nhà ở kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Tại khu vực này chủ yếu xây dựng nhà ở biệt lập, nhà ở có vườn. Không phát triển nhà phố. Các nhà ở hiện hữu được cải tạo chỉnh trang theo dạng nhà biệt lập trong phạm vi lô đất hiện hữu;

- Quy hoạch xấy dựng mới khu ở so 3 thành một trung tâm phía Tây - Bắc Thành phố. Đây là khu vực khuyến khích xây dựng nhà chung cư và bố trí xây dựng Lò giết mổ gia súc, Nhà máy xử lý nước thi của Thành phố;

- Từng bước hạn chế việc sản xuất nông nghiệp dọc theo suối, kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp;

- Xây dựng hồ Bạch Đằng;

- Tại khu vực tĩnh không của sân bay Cam Ly, hạn chế việc xây dựng nhà ở và khống chế chiều cao các công trình theo đúng quy định của Nhà nước.

6- Khu C6 :

a/- Ranh giới khu C6 được giới hạn bởi các đoạn đường Kim Đồng, Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Trần Bình Trọng, Ma Trang Sản, Hoàng văn Thụ.

b/- Viẹc quản lý phát triển kien trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Phát trien theo hướng nhà ở biệt lập, biết thự. Các nhà ở hiện hữu chủ yếu được cải tạo chỉnh trang trong phạm vi lô đất hiện hữu;

- Khu du lịch thác Cam ly và khu bo tồn kiến trúc Lê Lai được quản lý theo Luật Di sản và các quy định pháp luật có liên quan. Việc phát triển, tôn tạo phải theo đúng quy hoạch chi tiết và dự án được phê duyệt;

- Khu hồ Ýết Kiêu xây dựng thành khu dịch vụ du lịch có hồ bi, khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác;

- Tại khu vực tĩnh không của sân bay Cam Ly, hạn chế việc xây dựng nhà ở và khống chế chiều cao các công trình theo đúng quy định của Nhà nước.

7- Khu C7 :

a/- Ranh giới khu C7 được giới hạn bởi các đoạn đường La Sản Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hi Thượng, Ba Tháng Hai, Hoàng văn Thụ, Ma Trang Sản, Trần Bình Trọng, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Công trình chủ yếu của khu vực này là nhà ở, nhương hạn chế phát triển nhà phố. Các khu nhà ở hiện có được cải tạo chỉnh trang trong phạm vi lô đất hiện hữu;

- Từng bước hạn chế việc sản xuất nông nghiệp dọc suối Cam Ly. Đầu tư, phát triển khu dân cư Mạc Đỉnh Chi theo dự án, trong đó ưu tiên phát triển nhà chung cư;

- Xây dựng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng;

- Di dời lò giết mố gia súc. Đầu tư xây dựng Trạm bơm nước thi theo dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh thành pho Đà Lạt và đầu tư xây dựng hồ điều hòa.

C. Khu vực Tây Nam:

Ranh giới được giới hạn bởi các đoạn đường Ba Tháng Tư, Đống Đa, An Bình, Triệu Việt vương, An Sản, Huyền Trân Công Chúa, Y Dinh, An Ton, Hoàng văn Thụ, Trần Phú, Trần Hương Đạo; bao gồm 5 khu ký hiệu từ DI đến D5.

1- Khu D1 :

a/- Ranh giới khu DI được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Pasteur, Ngô Thì Sỹ, Huyền Trân Công Chúa, Y Dinh, An Tôn, Hoàng văn Thụ.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Cải tạo chỉnh trang theo hướng phát triển nhà ở biệt lập, biệt thự trong phạm vi lô đất đang sử dụng. Hạn chế phát triển nhà phố;

- Đầu tư xây dựng trường Kỹ thuật Đà Lạt thành trung tâm dạy nghề của tỉnh Lâm Đồng và khu vực.

2- Khu D2 :

a/- Ranh giới khu D2 được giới hạn bởi các đoạn đường Lê Hồng Phong, Pasteur, Trần Phú. b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Giữ gìn, tôn tạo khu trung tâm hành chính của Tỉnh bao gồm các cơ quan như trụ sở Tỉnh ủy Lâm Đồng, Tòa án, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, ...;

- Không phát triển thêm nhà ở mới. Việc xây dựng và cải tạo công trình trong khu vực này phải tuân thủ quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các nhà ở hiện hữu được chỉnh trang và cải tạo thành nhà biệt lập, biệt thự. Không cho phép xây dựng các loại nhà liên kế, nhà phố.

3- Khu D3 :

a/- Ranh giới khu D3 được giới hạn bởi các đoạn đường Pasteur, Triệu Việt vương, An Sản, Huyền Trân công Chúa, Ngô Thì Sỹ.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không phát triển nhà phố. Các khu nhà ở hiện hữu được cải tạo chỉnh trang thành biệt thự, nhà biệt lập trong phạm vi lô đất đang sử dụng;

- Từng bước hạn chế việc sản xuất nông nghiệp tại khu vực này và ưu tiên cho việc phát triển nhà chung cư, nhà biệt lập, nhà ở có sân vườn;

- Xây dựng Trung tâm dịch vụ y tế cao cấp và khu ở biệt thự du lịch nghỉ dưỡng gắn với khu Dinh III và rừng cảnh quăn;

- Đầu tư xây dựng hồ An Sản.

4- Khu D4 .

a/- Ranh giới khu D4 được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Hà Huy Tập, An Bình, Triệu Việt vương, Le Hồng Phong.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Giữ gìn và tôn tạo khu hành chính gồm các cơ quan như trụ sở Sở xây dựng, Sở Công nghiệp, Thanh tra Tỉnh, Thành đội Đà Lạt, ...;

- Hạn chế phát triển mới nhà ở. Nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang trong phạm vi lô đất đang sử dụng. Từng bước giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú;

- Đối với nhà phố hiện hữu, cải tạo chỉnh trang hình thức kiến trúc theo hướng hiện đại, đảm bảo mỹ quan chung cua khu vực;

- Phát triển mới nhà ở biệt lập, biệt thự. Khu dân cư C5 chủ yếu phát triển theo hướng xây dựng nhà chung cư;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chỉnh trang các suối trong khu vực; đầu tư tuyến giao thông về khu du lịch hồ Tuyền Lâm và thông ra quốc lộ 20.

5- Khu D5 :

a/- Ranh giới khu D5 được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Hưng Đạo, Ba Tháng Tư, Đống Đa, Hà Huy Tập.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Giữ gìn, tôn tạo và đầu tư phát triển khu trung tâm hành chính gồm các cơ quan như trụ sở Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Tố chức Chính quyền Tỉnh và một số cơ quan của Tỉnh, Thành phố;

- Khuyến khích xây dựng dạng nhà ở có vườn để kết hợp phục vụ du lịch nhằm phát triển du lịch sinh thái vườn. Hạn chế phát triển nhà phố và xây dựng các công trình có quy mô lớn làm ảnh hưởng đến rừng nội ô và cảnh quan thiên nhiên;

- Đầu tư xây dựng nâng cấp bến xe trung tâm. Di dời chợ rau ra khỏi khu vực để đảm bảo vệ sinh và cảnh quan môi trường.

Điều 23. CÁC KHU VỰC KHÁC.

1- Khu Khe Sanh :

a/- Khu Khe Sanh là cửa ngõ phía Nam của Thành phố. Khi đưa quốc lộ 20 cũ vào hoạt động sẽ kết hợp cải tạo chỉnh trang và phát triển khu vực này thành một khu du lịch sinh thái rừng mang tính đồng bộ, hiện đại, theo quy hoạch chung được duyệt. Quy hoạch mới khu chợ rau để di dời chợ rau cũ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như hạn chế xe ti vào khu trung tâm Thành phố. bị- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không cho phép xây dựng nhà phố, nhà liên kế có sân vườn;

- Hình thành nhà ở có vườn, nhà biệt lập cùng với các biện pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nâng cao các điều kiện ở trong khu vực;

- Các khu du lịch được phát triển, đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Khu Nam Hồ - Trại Mát:

a/- Khu Nam Hồ - Trại Mát là cửa ngõ phía Đông của Thành phố. Đây là khu dân cư và sản xuất nông nghiệp hình thành từ rất lâu của Thành phố.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Quy hoạch, cải tạo chỉnh trang khu trung tâm Trại Mát - phường 11 thành một trung tâm phía Đông của Thành phố. Chủ yếu là nhà biệt lập, biệt thự và nhà ở có vườn; hạn chế xây dựng thêm nhà phố. Chỉnh trang sắp xếp lại các công trình dọc quổc lộ 20;

- Đầu tư, phát triển khu ở mới số 6 của Thành phố theo dự án với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Khuyến khích phát triển các khu nhà chung cư;

- Đầu tư xây dựng điểm công nghiệp dệt, đan, may, thêu, kho dự trữ.

3- Khu Thái Phiên :

a/- Khu Thái phiên là cửa ngõ phía Đông - Bắc của Thành phố, có tuyến đường đến khu du lịch sinh thái Đạ Sa - Đạ Chay và thành phố Nha Trang. Đây là khu dân cư hiện hữu chủ yếu gồm các nhà ở xây dựng riêng lẻ kết hợp sản xuất nông nghiệp.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Quy hoạch chỉnh trang khu dân cư Thái Phảiên thành cụm dân cư hiện đại; kết hợp ở với sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn. Ưu tiên xây dựng nhà biệt lập, biệt thự và nhà ở có vườn. Chuyển đối cơ cấu cây trồng, nhất là các cây đặc sản; hạn chế tối đa việc mở rộng vùng đất sản xuất nông nghiệp đế chống bồi lắng các suối hồ trong hệ thống chuôi hồ của Thành phố;

- Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực. Nạo vet tôn tạo hồ Thái Phiên để phục vụ cho sản xuất kết hợp tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch,

4- Khu Măng Lin - Đa Phú - Phước Thành :

a/- Khu Măng Lin - Đa Phú - Phước Thành nằm ở phía Tây - Bắc của Thành phố, giáp với xã Lát - huyện Lạc Dưng, trên tuyến đường vào các khu du lịch như Đan Kia - Suối vàng, Lang Bian. Đây là khu dân cư hiện hữu, chủ yếu là nhà ở kết hợp vườn cây, rau hoa.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không xây dựng nhà phố, ưu tiên phát triển nhà vườn; dọc đường chính vào khu du lịch phát triển nhà ở biệt lập, biệt thự. Đầu tư xây dựng khu đào tạo vận động viên cấp cao theo dự án được duyệt;

- Đầu tư xây dựng thôn Măng Lin thành một làng du lịch văn hoá dân tộc nằm trong quần thể khu du lịch Cam Ly - Măng Lin;

- Từng bước chuyến đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; xây dựng làng sản xuất tiếu thủ công nghiệp (như dệt thố cấm) để thu hút du lịch.

5- Khu Tây - Bắc sân bay Cam ly :

a/- Khu Tây - Bắc sân bay Cam Ly gồm các khu ở kết hợp sản xuất nông nghiệp và rừng đặc dụng.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

Xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch sinh thái dưới tán rừng theo trục Cam Ly - Măng Lin. Nghiêm cấm việc phát triển nhà ở riêng lẻ. Ưu tiên phát triển nhà theo quy hoạch và dự án; xây dựng biệt thự, nhà biệt lập gắn với khai thác dịch vụ du lịch để thu hút du khách.

6- Khu Prenn :

a/- Khu Prenn là của ngõ chính đi vào Thành phố từ phía Nam, hiện có một khu dân cư quy mô nhỏ sống bằng sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Đầu tư xây dựng khu du lịch Prenn. xây dựng hồ chúa nước Prenn thành hồ cảnh quan để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái dưới tán rừng nhằm tạo sự hấp dẫn cho du khách khi bước vào Thành phố;

- Quy hoạch xây dựng khu dân cư gắn với du lịch theo dạng nhà ở có vườn, nhà biệt lập, biệt thự tại phía bắc khu du lịch Prenn;

- Trồng hoa và các loại cây xanh đặc trưng của thành phố Đà Lạt như Mimosa, Mai Anh Đào, ... trong phạm vi khuôn viên các nhà, công trình và dọc theo quốc lộ trên đường vào Thành phố.

7- Khu An Tôn - Vạn Thành :

a/- Khu An Tôn - Vạn Thành là khu dân cư sản xuất nông nghiệp truyền thống nằm gần sân bay Cam Ly.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Xây dựng khu dân cư số 4 tại đường An Tôn;

- Chính trăng khu vực kết hợp với đau tư xây dựng cải tạo sân bay Cam Ly phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố;

- Chuyển đối cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp với định hướng phát triển của khu vực và của Thành phố;

- Tại khu vực tĩnh không sân bay Cam Ly, hạn chế việc xây dựng nhà ở và khống chế chiều cao các công trình theo đúng quy định của Nhà nước.

8- Các khu ở số 1, 2, 4, 5 :

- Phát triển theo định hướng của quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng khu ở mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dãn dân, gii tỏa từ trung tâm Thành phố.

9- Xã Tà Nung :

a/- Xã Tà Nung là xã có cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nằm ở phía Tây - Nam Thành phố. Đây là khu dân cư hiện hữu, chủ yếu là nhà ở kết hợp với vườn cây, trồng rau hoa.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Ngoại trừ một số khu vực tại trung tâm xã được triển khai theo quy hoạch chi tiết, không phát triển thêm nhà phố; ưu tiên phát triển nhà biệt lập, nhà ở có vườn. Đối với nhà ở hiện hữu cần cải tạo chỉnh trang thành nhà biệt lập, nhà ở có vườn trên lô đất đang sử dụng;

- Xây dựng làng du lịch văn hoá dân tộc Tây Nguyên; khai thác khu du lịch thác Bông Giang; chuyến các hình thức sản xuất nông nghiệp giản đơn của đồng bào dân tộc thiểu số thành hình thức sản xuất kết hợp dịch vụ du lịch; xây dựng trung tâm xã và vùng phụ cận thành vùng du lịch sinh thái mang giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Xây dựng trung tâm xã Tà Nung thành một thị tứ cửa ngõ phía Tây của thành phố Đà Lạt, là đầu mối giao thông của Đà Lạt đến các tỉnh Tây Nguyên, nối với đường Trường Sản thông qua Quốc lộ 27; từng bước tách khu sản xuất ra khỏi khu trung tâm xã đế đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhằm cải thiện mức sống của nhân dân.

10- Xã Xuân Thọ:

a/- Xã Xuân Thọ nằm ở phía Đông của Thành phố, là xã thuần nông nghiệp; là một trong những cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố đi Ninh Thuận và các tỉnh miến Trung, miền Bắc thông qua Quốc lộ 20.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Không phát triển nhà phố; ưu tiên phát triển nhà biệt lập, nhà ở có vườn. Riêng khu trung tâm xã, thực hiện theo quy hoạch chi tiết. Đối với nhà ở hiện hữu cần cải tạo chỉnh trang thành nhà biệt lập trên khu vực lô đất đang sử dụng;

- Quy hoạch xây dựng và phát triển xã gắn với vành đai nông nghiệp chuyên canh hoa, rau sạch của Thành phố;

- xây dựng trung tâm xã Xuân Thọ thành một thị tứ; tại đây bố trí các công trình hành chánh, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao vầ công cộng khác; từng bước tách khu sản xuất ra khỏi trung tâm xã;

- Hình thành các điểm dừng chân trên tuyến đường du lịch bằng đường sắt và gắn với các dự án du lịch vườn sinh thái của xã và vùng lân cận; đầu tư khai thác thác Hang Cọp để tạo điếm tham quan thu hút khách du lịch;

- Đầu tư xây dựng điểm công nghiệp với diện tích khỏang 5ha để phục vụ cho việc chế biến nông sản, rau qu và dịch vụ.

11- Xã Xuân Trường :

a/- Xuân Trường là xã nông nghiệp truyền thống chuyên canh cây chè, cà phê, cây ăn trái chất lượng cao; là cửa ngõ phía Đông của Thành phố.

b/- Việc quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan tại khu này như sau:

- Xây dựng hoàn chỉnh khu trung tâm xã giữ vai trò là trúng tâm quản lý cụm công nghiệp Phát Chi - Trạm Hành;

- Xây dựng tuyến du lịch truyền thống cách mạng, du lịch sinh thái, dã ngoại; đầu tư xây dựng khai thác cac điểm du lịch Thác 3 tầng, Thác 7 tầng, Hang Dơi;

- Ưu tiên phát triển nhà ở có vườn. Phát triển nhà ở biệt lập dọc quốc lộ 20. Khuyến khích xây dựng các khu nhà chung cư phục vụ cho công nhân làm việc tại các nhà máy công nghiệp;

- Xây dựng cụm công nghiệp Phát Chi - Trạm Hành với diện tích 30ha, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, rau hoa quả; sản xuất giống cây trồng như hoa, trà ô Long, ....

Điều 24. QUẢN LÝ CÂY XANH.

1- Những quy định chung :

a/- Việc phát triển cây xanh của thành phố Đà Lạt nhằm tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho Thành phố và vùng lân cận.

b/- Hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt bao gồm : Cây rừng tự nhiên, cây rừng trồng; các loại cây lâu năm có giá trị về cảnh quan, môi trường mọc tự nhiên hoặc do con người trồng; các loại cây do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng theo quy hoạch cây xanh tại các khu dân cư, đường phố, công sở, bệnh viện, trường học, vườn hoa, công viên, thảm cỏ là tài sản chung của toàn xã hội do Nhà nước thồng nhất quản ly.

C/-Việc quản lý, bo vệ, sử dụng hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định về quản lý đô thị va các quỹ định pháp luạt khac có liên quan.

d/- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư trồng, chăm sóc, cung ứng giống và cây con, tái tạo cây xanh công cộng tren địa bàn Thành phố theo cac quy định của Nhà nước ve quản ly đô thị.

e/- Việc trồng cây xanh chuyên dùng, cây xanh công cộng và cây xanh trong các khuôn viên công trình tiếp cận mặt phố trên địa bàn Thành phố phải được thực hiện theo quy hoạch được duyệt, bảo đảm các yêu cầu sử dụng, mỳ quan đô thị, khống ảảnh hưởng đến an toàn giao thông, khong làm hư hổng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới mặt đất, trên mặt đất cũng như trên không; không gây nguy hiểm và không làm ảảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

g/- Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý hủy hoại cây xanh.

2- Những quy định cụ thể :

a/- Cây xanh công cộng phân tán và tập trung trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải được kiểm kê, lập bản đồ phạm vi ranh giới, bản đồ hiện trạng và phải có phương án quản lý, bo vệ và phát triển. Đối với khu cây xanh tập trung có diện tích từ 0,5ha trở lên phải được cắm mốc cụ thể ngoài thực địa; cây xanh phân tán phải được phân loại, đánh số, lập bảng kê và lặp hồ sơ quản lý.

b/- Tất cả cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt nằm trong khuôn viên các công trình công cộng, công trình hạ tầng, công trình tư nhân, trong khuôn viên nha ở hộ gia đình (kể ca nhà và đất cho tố chức nước ngoài thuê) đều phải được kiểm kê, lập hồ sơ quản lý và giao trách nhiệm cho thủ trưởng đn vị hoặc chủ hộ quản lý bo vệ. Nếu việc chặt hạ trái phép, tác động xấu làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây xanh hoặc làm cây chết mà không phat hiện, báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng biết xử lý thì tố chức, cá nhân được giao quản lý bo vệ cây xanh phẩi chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải bị xử lý theo quy định. Khi có sự thay đối tổ chức hoặc cá nhân quấn lý thì tổ chức, cá nhân quản lý cũ phải bàn giao quỹ cây xanh cho to chức, cá nhân quản lý mới như bàn giao tài sản.

c/- Nghiêm cấm mọi hành vi tùy tiện chặt hạ, đốt phá, tỉa cành, đẻo võ, vạt gốc, lấn chiếm diện tích cây xanh; xả chất độc gây ô nhiễm môi trường sinh thái, khai thác khoáng san làm thiệt hại cẩy xanh; xây dựng công trình bao bọc chung quanh cây xanh, phá vỡ bồn cây, ...; các hành vi làm ảảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây xanh hoặc làm cây chết dưới mọi hình thức; các hoạt động sản xuất kinh doanh, tố chức khai thác dịch vụ trái phép dưới tán cây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây xanh công cộng và mỹ quan Thành phố.

Tổ chức, cá nhân tự ý chặt hạ hoặc cố tình tác động làm cây chết, ngã đỗ thì bị xử lý vi phạm theo quy định.

d/- Việc phát triển, trồng mới cây xanh dọc theo hai bên vỉa hè, ni công cộng, quảng trường, công viên, khu biệt thự, khu di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh phải tuân thủ quy hoạch được duyệt.

Cây xanh công cộng trồng dọc theo đường phố phải bảo đảm được bóng mát cho phần vỉa hè, bo vệ công trình hai bên đường, giảm tiếng ồn, khói bụi và phù hợp với các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan và đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Khi thiết kế trồng cây xanh dọc theo các đường phố, trong quảng trường, công viên, ... phải tuỳ thuộc vào cấp, loại, chiều rộng và tính chất của công trình để bố trí các loại cây trồng cho phù hợp với mỹ quan đô thị.

Quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải có nội dung thiết kế trồng mới cây xanh phù hợp với quy hoạch phát triển cây xanh. Chủ đầu tư phải tổ chức trồng cây xanh theo thiết kế được cấp có thấm quyền phê duyệt.

e/- Đối với các công trình công cộng, công trình của tư nhân không phải là nhà ở khi xây dựng phải có thiết kế cây xanh và trồng cây xanh theo thiết kế được phê duyễt.

f/- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tỉa cành, dịch chuyển, chặt hạ cây xanh công cộng để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước hoặc có nhu cầu chính đáng khác thì phải làm thủ tục xin phép theo quy định để được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Sau khi được chấp thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, tố chức, cá nhân có nhu cầu tỉa cành, dịch chuyến, chặt hạ cây xanh có trách nhiệm liên hệ và ký hợp đồng với cơ quan chuyên môn (đn vị quản lý cây xanh đô thị Đà Lạt) để thực hiện; tuyệt đối không được tự ý thực hiện tỉa cành, dịch chuyến, chạt hạ cây xanh.

Tổ chức, cá nhân được phép chặt hạ phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chặt hạ theo quy định.

g/- Trong các trường hợp chặt hạ để giải phóng mặt bằng phục vụ thi công công trình công cộng, chỉnh trang đô thị, mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ... thì phải có thiết kế trồng mới cây xanh được duyệt kèm theo mới được chặt hạ. Chi phí chặt hạ và trồng mới cây xanh được đưa vào dự toán công trình. Nếu đơn vị thi công không tố chức trồng trực tiếp thì có thế chuyển kinh phí về cơ quan quản lý để tố chức thực hiện theo thiết kế được duyệt.

h/- Thẩm quyền cho phép chặt hạ cây xanh : ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng ủy quyền cho ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt tố chức kiểm tra và ban hành quyết đinh cho phép chặt hạ cây có nguy cơ ngã đỗ trong mùa mưa bão, cây chết khô, cây sâu bệnh, già coi kém phát triển và chặt hạ cây để gii phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình công cộng, công trình dân dụng trên địa bàn.

i/- Tất cả những sản phẩm thu qua chặt hạ cây xanh đều do cơ quan quản lý cây xanh thu hồi và tổ chức tiêu thụ theo quy định.

3- Quản lý, bo vệ rừng :

Việc quản lý, bo vệ rừng trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải đảm bảo theo đúng quy chế 3 loại rừng : đặc dụng, phòng hộ và sản xuất theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Điều 25. QUỸ ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ.

1- Tố chức cá nhân đang quản lý, sử dụng công trình kiến trúc phải thường xuyên giữ gìn, duy tu bộ mặt kiến trúc công trình luôn sạch đẹp.

2- ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt phải đảm bảo cho các đường phố, quảng trường, vườn hoa, công viên trong đô thị có tên gọi phù hợp, được chiếu sáng và luôn xanh - sạch - đẹp; các công trình kiến trúc, xây dựng đều phải được đánh số để quản lý theo quy định của Nhà nước; có đầy đủ bảng tên đường, hẻm.

3- Quảng cáo trong đô thị:

a- Việc bố trí loại biển báo thông tin, quảng cáo, tranh, tượng ngoài trời có ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố phải thực hiện theo quý hoạch đước duyệt; được sở văn hoá thông tin Lâm Đồng cấp giấy phép quang cáo và được ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt cấp giấy phép xây dựng.

b- Nghiêm cấm việc dán, đóng trực tiếp bảng quảng cáo vào thân cây xanh. Các bảng hiệu, bảng quảng cáo gắn liền với công trình phải ở độ cao trên 3,4m; phần nhô ra không quá 20cm và phải bảo đảm an toàn cho người đi bên dưới. Bảng quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn .

4- Khi thi công, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thực hiện các quy tắc về trật tự, vệ sinh, an toàn; phải có biện pháp che chắn, chống rác bụi và đảm bảo an toàn cho nhân dân và công trình lân cận. Các phương tiện vận chuyển vật liệu và rác thi xây dựng không được làm bẩn đường phố. Trường hợp thi công gây ô nhiễm phải có biện pháp khắc phục ngay theo quy định của pháp luật. Khi xây dựng xong công trình và trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, đơn vị thi công phải thu dọn mặt bằng, dỡ bỏ lán trại và hoàn thiện khu vực xây dựng.

Điều 26. QUY ĐỊNH VỀ SAN LẤP MẶT BẰNG.

1- Nghiêm cấm việc đào bới, san lấp mặt bằng, khai thác khoáng sản trong Thành phố làm biến dạng địa hình, cảnh quan ở những khu vực bo vẹ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, các hồ chứa nước và mặt nước trong đô thị đã được quy hoạch; trừ trường hợp đặc biệt được cớ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2- Khi thiết kế xin phép xây dựng, nếu có nhu cầu san lấp, đào đắp, xây dựng ta luy trong công trình thì phải thế hiện rõ ràng vị trí và quy mô xin san lấp và phải đảm bảo an toàn cho công trình, đất đai lien kề; an toàn thi công, an toan giao thông khi thi công cũng như khi vận chuyển đất và không được làm thay đối lớn địa hình. Việc san nền xây dựng gần với công trình giao thông (kể cả đường hẻm) và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vi phạm hành lang bảo vệ các công trinh này theo quy định.

3- Đất sau khi đào đắp phải được xây dựng kè chắn, lát mái, trồng cỏ đúng kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và công trình khác.

Điều 27. QUY ĐỊNH VÊ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở TƯ NHÂN.

A. Quy định vê quản lý đất đai :

1- Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với lô (thửa) đất mới phải tuân thủ các yêu cầu sau :

a/- Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích, kích thước lô đất xây dựng nha ở tuẩn thủ theo quy hoạch được duyệt.

b/- Những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô hoặc có quy hoạch chi tiết nhương chưa xác định cụ thể kích thước, diện tích lô đất để xây dựng nhà ở khi cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xâv dưnq nhà ở thì kích thước, diên tích lô đất tối thiểu phải đảm bảo theo bảna sau :

STT

Loại nhà ở

Chiều ngang tối thiểu của lô đất

Diện tích tối thiểu của lô đất

1

Biệt thự

14,Om

400m2

2

Nhà biết lập

12,0m

250m2

3

Nhà song lâp

10,0m

140m2

4

Nhà liên kế có sân vườn

4,5m

72m2

5

Nhà liên kế, nhà phố

4,0m

40m2

Lưu ý: Chiều ngang tối thiểu là 10m và diện tích tối thiểu là 140m2 của lô đất đối với nhà song lập ở bng trên là tính cho lô (thủa) đất của mỗi căn nhà (nhà song lập là một ngôi nhà biệt lập gồm hai căn nhà xây chung tường giữa 2 lô và nằm trên hai lô đất ghép chung).

c/- Riêng đối với kích thước, diện tích lô đất xây dựng nhà ở thuộc các đường hẻm, đường chưa đặt tên, đường mới mở và không thuộc khu vực đất ở giam mật độ thì cho phép giảm diện tích và chiều ngang tối thiểu của lô đất xây dựng các loại nhà ở theo bảng sau :

STT

Loại nhà ở

Chiều ngang tối thiểu của lô đất

Diện tích tối thiểu của lô đất

1

Nhà biêt lâp

10,0m

200m2

 

2

Nhà song lâp

8,0m

112m2

3

Nhà liên kế có sân vườn

4,0m

64m2

4

Nhà liên kế, nhà phố

3,3m

40m2

 

 

 

 

 

 

2- Trường hợp giao đất, cho thuê đất, chuyến quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để bổ sung thêm cho phần diện tích đất xây dựng nhà ở hiện có thì không hạn chế diện tích, kích thước lô đất.

3- Việc hợp thức hoá cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải đảm bảo diện tích và kích thước lo đất như sau :

a/- Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân lô thì kích thước và diện tích lô đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô đã được duyệt. Trường hợp diện tích, kích thước lô đất khác với diện tích, kích thước lô đất theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô ban đầu mà phần diện tích, kích thước chênh lệch vẫn phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo các thông số, chỉ tiêu quy định tại quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lo thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

b/- Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân lô nhương nhà ở, đất ở nằm ở vị trí theo quy hoạch chung được xác định là đất ở thì được xềt cap giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở với kích thước và diện tích lô đất theo hiện trạng sau khi đã trừ phần diện tích vi phạm lộ giới, chỉ giới bo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng.

c/- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở có chia cắt thửa đất, thì các thửa đất sau khi chia cắt phải bảo đảm kích thước và diện tích theo quy định tại điểm 1 khoản A Điều này.

4- Ranh giới giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất :

a/- Ranh giới lô đất giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng được tính từ lộ giới trở vào trừ trường hợp có quy định khác.

b/- Trường hợp lộ giới nằm ngay trên các kết cấu chính của đường hoặc của các công trình kỹ thuật hạ tầng công cộng trong Thành phố thì phải dịch chuyển ranh giới giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất ra khỏi hành lang bo vệ các kết cấu này theo quy định.

5- Đối với các lô đất nông nghiệp có diện tích lớn nằm trong các khu vực theo quy hoạch được xác định là đất ở, nếu muốn phân chia và chuyển mục đích sử dụng sang đất đất ở thì phẩi có quy hoạch phân lô được cấp có thấm quyền phê duyệt.

6- Khi quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư cần phải lưu ý bố trí khu vực phù hợp đế xây dựng nhà ở cho người cố thu nhạp thấp.

B. Quy định về kiến trúc xây dựng đối với nhà ở tư nhân :

1- Quy định về mật độ xây dựng :

ã/- Mạt độ xây dựng được xác định theo bảng 5.7.2 và bảng 7.6.2 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, cụ thế như sau :

- Tối đa 100% diện tích lô đất xây dựng đối với nhà liên kế, nhà phố;

- Tối đa 90% diện tích lô đất xây dựng đối                          với nhà

- liên kế có sân vườn;

- Tối đa 50% diện tích lô đất xây dựng đối                          với nhà     biệt lập, song lập;

- Tối đa 30% diện tích lô đất xây dựng đối với biệt thự.

b/- Mật độ xây dựng được tính trên diện tích lô đất được phép sử dụng đế xây dựng. Trường hợp lô đất được phép sử dụng để xây dựng nằm trong cùng một thửa đất lớn có đất nông nghiệp, đất sân vườn, đat tạm giao do cùng chủ sử dụng có giấy tờ sử dụng đất hợp lệ thì tuỳ thuộc vào vị trí, diện tích, quy hoạch cụ thể của toàn bộ lô đất có thế tính tăng thêm mật độ xây dựng, nhương tối đa không quá 60% đối với nhà biệt lập và không quá 40% đối với nhà biệt thự tính trên phần đất được sử dụng đế xây dựng. Đối với các lô đất có xác định rõ mật độ xây dựng theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thực hiện theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt.

2- Quy định vê chiều cao nhà : a/- Chiều cao toàn nhà :

- Nhà liên kế, nhà phố : Là nhà xây dựng liên kế nhau, có thể xây dựng trùng với lộ giới đường, đường hẻm thì chiều cao quy định như sau :

+ Đối với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m : Tối đa 5 tầng (1 trệt + 4 lầu);

+ Đối với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 14m và nhỏ hơn 20m : Tối đa 4 tầng (1 trệt + 3 lầu);

+ Đối với đường, đường hẻm có lộ giới lớn hơn 6m và nhỏ hơn 14m : Tối đa 3 tầng (1 trệt + 2

lầu);

+ Đối với đường hẻm có lộ giới nhỏ hơn hoặc bằng 6m : Tối đa 2 tầng (1 trệt + 1 lầu).

- Nhà liên kế có sân vườn : Là nhà xây dựng liền kề nhau, mặt trước nhẩ có khỏang lùi so chỉ giới đường đổ (lộ giới) tối thiểu 2,4m để làm sân vườn, khỏang lùi mặt sau nhà (nếu có) so với ranh đất tối thiếu 2,0m; chiều cao quy định như sau :

+ Đối với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m : Tối đa 4 tầng (1 trệt + 3 lầu);

+ Đối với đường, đường hẻm có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 10m và nhỏ hơn 20m : Tối đa 3 tầng (1 trệt + 2 lầu);

+ Đối với đường, đường hẻm có lộ giới nhỏ hơn 10m : Tối đa 2 tầng (1 trệt + 1 lầu).

- Nhà biệt lập : Là nhà xây dựng riêng lẻ có tất cả bốn mặt không liền kề với bất cứ công trình kiến trúc nào và tất cả các mép nhà đều phải cách ranh đất tối thiểu là l,Om. Chiều cao của nhà biệt lập theo quy hoạch chi tiết từng khu vực (nếu có) và tối đa không quá 2 tầng (1 trệt + 1 lầu). Nhà biệt lập xây dựng trên khu đất có diện tích rộng nên tầng được tính từ độ cao san gạt nền xây dựng và không sử dụng khái niệm tầng hầm, tầng lững.

- Nha song lạp : Là một ngôi nhà biệt lập gồm hai căn nhà có kiến trúc nối liền nhau, giữa hai căn nhà có phần tường chung đảm bảo cách âm và phòng chống cháy. Chiều cao của nhà song lập theo quy hoạch chi tiết từng khu vực (nếu có) và tối đa không quá 2 tầng (1 trệt + 1 lầu). Nhà song lập xây dựng trên khu đất có diện tích rộng nên tầng tính từ độ cao san gạt nền xây dựng và không sử dụng khái niệm tầng hầm, tầng lững.

- Biẹt thự : Chiều cao của biệt thự theo quy hoạch chi tiết từng khu vực (nếu có) và tối đa không quá 2 tầng (1 trệt + 1 lầu). Biệt thự xây dựng trên khu đất có diện tích rộng nên tầng tính từ độ cao san gạt nền xây dựng và không sử dụng khái niệm tầng hầm, tầng lững.

b/- Chiều cáo từng tầng nha :

- Tầng trệt nếu có bố trí tầng lững thì chiều cao tối đa là 5,Om được tính từ mặt vỉa hè đường phố đến mặt sàn lầu 1. Nhà biệt lập, biệt thự không sử dụng khái niệm tầng lững; trường hợp muốn tạo cao độ chênh lệch cho nhà biẹt lập^ biệt thự theo ý muốn hoặc theo địa hình thì chỉ tính tầng theo nền, sàn nhà.

- Các tầng lầu có chiều cao tối đa là 3,60m (tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên).

c/- Tầng hầm :

- Nhà biệt lập, biệt thự không sử dụng khái niệm tầng hầm.

- Trong trường hợp vị trí nhà, lô đất được phép sử dụng để xây dựng thấp hơn mặt đường thì được phép xây dựng tầng hầm và không phải tính như là một tầng ngoại trừ các trường hợp sau :

+ Trường hợp vị trí nhà, lô đất được phép sử dụng để xây dựng nằm giữa hai con đường (đường hẻm) thì tầng cao được tính theo vị trí tại mạt đường (đường hẻm) thấp hơn;

+ Trường hợp nhà phải xây dựng tầng hầm chỉ có một mặt giáp đường (đường hẻm) thì tầng cao được tính theo quy định của đường (đường hẻm) đó và trên mỗi 12m chiều dài nhà kể từ vị trí giáp đường (đường hẻm) được phép xây dựng, phải gim 1 tầng nhằm tạo sự giật cấp công trình hài hoa theo địa hình;

+ Trường hợp xây dựng nhà có nhu cầu làm tầng hầm tại vị trí mà độ cao lô đất bằng với mặt đường thì có thế cho phép đào hầm và nâng cao mặt nền tầng trệt, nhương mặt nền tầng trệt không được cao quá lm so với mặt đường. Bậc cấp vào tầng trệt và lối xuống hầm không được vi phạm khỏang lùi và lộ giới.

3- Quy định về chiều cao ô -văng, ban công nhà liên kế :

Đê’ đảm bảo mỹ quan chung mặt tiền đường phố, chiều cao từ mặt nền vỉa hè phố đến cao trình dạ dưới của ban cống lầu 1 hoạc ổ-văng, mái đon của tầng trệt tối thiểu là 3,20m và tối đa không quá 3,60m.

4- Quy định vê khỏang cách giữa 2 dãy nhà liên kế (đối với khu vực quy hoạch xây dựng mới) :

a/- Mặt trước giữa 2 dãy nhà liên kế, nhà phố, nhà liên kế có sân vườn đối diện nhau phải cách nhau tối thiểu 10m.

b/- Mặt sau giữa 2 dãy nhà liên kế, nhà phố, nhà liên kế có sân vườn đấu lưng nhau cần bố trí hành lang kỹ thuật với chiều rộng tối thiểu là 2m.

5- Quy định về hình thức mái công trình :

a/- Tất cả các biệt thự, nhà biệt lập, song lập khi xây dựng mới hoặc cải tạo phải làm mái dốc lợp ngói hoặc tôn màu.

b/- Các loại nhà ở liên kế, liên kế có sân vườn khi xây dựng mới chủ yếu làm mái dốc lợp ngói hoặc tôn màu. Trường hợp những khu vực quy hoạch chi tiết cho phép lam mái bằng phải có giải pháp xử lý cho phù hợp, đảm bảo kỹ mỹ thuật.

c/- Các công trình, nhà ở đã xây dựng, khi sửa chữa phải cải tạo lại phần mái như đã quy định cho công trình xây dựng mới.

6- Quy định về hình thức bên ngoài công trình :

ã/- Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa, lá) trong khu vực đô thị, trừ trường hớp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

b/- Không được xây thêm các kiến trúc chắp vá, bám vào kiến trúc chính như vẩy thêm mái bám vào kiến trúc chính, tường rào; làm kiến trúc tạm trên sân thượng, ban-công, lô-gia.

c/- Mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) phải có kiến trúc phù hợp và hài hoà với kiến trúc hiện có chung quanh hoặc thèo quy hoạch chi tiết; không được sản quét các màu đen, màu tối sẫm, sản phản quang và trang trí các chi tiết phơn mỹ thuật; đồng thời phải phù hợp với màu sắc kiến trúc cảnh quan khu vực.

d/- Mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố chính, ở các vị trí có thể nhìn thấy từ đường và các khu vực công cộng không được bố trí sân phải quần áo.

7- Hàng rào (theo bảng 7.9.4 Quy chuẩn Xay dựng Việt Nam) :

Trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt, hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực và chiều cao tối đa của hàng rào không quá 2,60m (tính từ mặt đất). Phần tứờng rào giáp với đứờng và đường hẻm từ độ cao 0,6m (tính từ mặt đất) trở lên phải thiết kế trống thoáng.

8- Vạt góc tại các giao lộ (theo bảng 7.11.1 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam) :

Góc giao lộ của 2 đường có lộ giới nhổ hơn hoặc bằng 8m hoặc giữa 1 đường có lộ giới lớn hơn 8m và 1 đường có lộ giới nhổ hơn hoặc bằng 8m, được áp dụng kích thước vạt góc tối thiểu bằng 50% kích thước của bảng 7.11.1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các trường hợp khác thực hiện theo đúng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

9- Lộ giới đường hẻm :

a/- Lộ giới đường hẻm là phần diện tích kể không gian phía trên dùng để làm đường hẻm giao thông, bố trí các công trình hạ tầng, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị .

b/- Viẹc xây dựng tất cả các công trình đều phải chấp hành theo quy định về lộ giới đường hẻm trên địa bằn thành phố Đà Lạt đã được ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

c/- Trong điều kiện trên đường hẻm theo hiện trạng đang tồn tại nhiều công trình, kiến trúc kiên cố khó mở rọng thì lọ giới đường hẻm nhỏ nhất vẫn phai đạt được 2m.

d/- Đối với các đường hẻm có điều kiện mở rộng hoặc tại các khu vực quy hoạch chỉnh trang, cải tạo lớn và các cụm dân CƯ quy hoạch mới thì lộ giới đường hẻm thực hiện theo quy hoạch chi tiết nhương tối thiểu không nhỏ hơn 4m.

10- Hè phố (vỉa hè) :

Là phần đất thuộc lộ giới của các đường phố, hẻm phố.

a/- Trong mọi trường hợp, không được lấn chiếm, xây dựng làm thay đối cao độ quy định của từng hè phố.

b/- Khi có nhu cầu cần sửa chữa, làm đẹp mặt hè phố (không thay đối cao độ mặt nền) phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý lòng lề đường.

11- Vệ sinh đô thị :

a/- Nước mưa và nước thi không được xả trực tiếp lên mặt hè, mặt đường phố mà phải theo hệ thống mương, cống chảy từ nhà vào hệ thống thoát nước đô thị.

b/- Nước thi của khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi chảy vào hệ thống cống của Thành phố. Đối với khu vực được xử lý tập trung theo dự an Cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố Đà lạt thì phải đấu nối vào hệ thống thu gom của hệ thống cống chung.

c/- Nước thi sản xuất và dịch vụ phải được xử lý đạt yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn TCVN 5945-95 trước khi thi vào hệ thống cống của Thành phố.

Điều 28. BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.

1- Việc quản lý các công trình thủy lợi trong thành phố Đà Lạt phải đảm bảo theo điều 4.6 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

2- Đối với suối, hồ trong khu vực hiện trạng đã có nhà ở thì từng bước chỉnh trang đế tạo lối đi và tạo di cây xanh ngăn cách giữa suối, hồ với khu dân cư. Chỉ giới bo vệ suối, hồ thực hiẹn theo quy hoạch chi tiết từng tuyến suối, từng công trình và phù hợp với các quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trinh thủy lợi.

3- Việc quy hoạch phát triển, xây dựng mới các công trình, nhà ở nằm tập trung hay xen cấy gần suối, hồ và các công trình thủy lợi bắt buộc phải bố trí đường đi và di cây xanh cách ly giữa khu dân cư với suối, hồ, công trình thủy lợi.

CHƯƠNG IV :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. LƯU TRỮ HỒ SƠ.

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và Quy định Quản lý xây dựng này được ấn hành và lưu giữ tại :

1- Bộ Xây dựng (Vụ Quản lý Kiến trúc Quy Hoạch - Bộ xây dựng và Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn - Bọ Xây dựng);

2- ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng;

3- Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng;

4- Sở Địa chính tỉnh Lâm Đồng;

5- Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng;

6- Hội đồng Nhân dân thành Phố Đà Lạt;

7- ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt.

Điều 30. HIỆU LỰC THI HÀNH.

Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp, ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt và các sở) Ngành có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu phản ảnh về Sở xây Dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt đế xem xét, tống hợp và báo cáo ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xem xét giải quyết./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Phan Thiên

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.