• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 12/08/2016
BỘ XÂY DỰNG-BỘ NỘI VỤ
Số: 11/2016/TTLT-BXD-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 29 tháng 6 năm 2016

 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành Xây dựng

__________________________________

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đối, bố sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành xây dựng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành xây dựng, gồm: chức danh kiến trúc sư và chức danh thẩm kế viên.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các viên chức chuyên ngành xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia hoạt động xây dựng.

Điều 2. Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành Xây dựng

1.  Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:

a)    Kiến trúc sư hạng I                                            Mã số: V.04.01.01

b)    Kiến trúc sư hạng II                                            Mã số: V.04.01.02

c)   Kiến trúc sư hạng III                                             Mã số: V.04.01.03

2.   Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:

a)    Thẩm kế viên hạng I                                          Mã số: V.04.02.04

b)    Thẩm kế viên hạng II                                          Mã số: V.04.02.05

c)   Thẩm kế viên hạng III                                          Mã số: V.04.02.06

d)    Thẩm kế viên hạng IV                                         Mã số: V.04.02.07

Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành xây dựng

1.    Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

2.     Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triên ngành xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Mục 1

CHỨC DANH KIẾN TRÚC SƯ

Điều 4. Kiến trúc sư hạng I - Mã số: V.04.01.01

1. Nhiệm vụ

a)     Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

b)    Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;

c)    Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

d)    Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án;

đ) Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

e)    Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

g)     Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

h)      Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a)     Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ;

b)      Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 ừở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);

d)     Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.

3.    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)     Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành;

b)     Am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát trien trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc, quy hoạch quan trọng trong và ngoài nước;

c)     Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan;

d)    Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực;

đ) Đã chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc là người tham gia chính của ít nhất một trong những đồ án dưới đây:

-    01 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh;

-    02 (hai) đồ án quy hoạch vùng tỉnh;

-    03 (ba) đồ án quy hoạch vùng liên huyện;

-    05 (năm) đồ án quy hoạch vùng huyện;

-    05 (năm) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

Hoặc đã chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 02 (hai) công trình cấp I hoặc 03 (ba) công trĩnh cấp II.

Hoặc đã chủ trì (hoặc là người tham gia chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.

4. Việc thăng hạng chức danh kiến trúc sư hạng I

Viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng II lên chức danh kiến trúc sư hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này và có thời gian giữ chức danh kiến trúc sư hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiến trúc sư hạng II tối thiểu là 02 (hai) năm.

Điều 5. Kiến trúc sư hạng II - Mã số: V.04.01.02

1. Nhiệm vụ

a)     Tham mưu giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

b)    Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;

c)     Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

d)     Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô dân số tương đương với đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C;

đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

e) Tham gia thực hiện các đề tài cấp nhà nước; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

g)    Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

h)     Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a)     Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ;

b)     Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

d)     Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc  sư hạng  II.

3.    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)     Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành;

b)    Am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong nước, am hiểu tĩnh hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; cập nhật kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc, quy hoạch quan trọng trong và ngoài nước;

c)    Có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng và những kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan;

d)    Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực

đ) Đã chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành hoặc là người tham gia chính của ít nhất một trong những đồ án dưới đây:

-    01 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh;

-   02 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện;

-    03 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện;

-   03 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

Hoặc đã chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế kiến trúc hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) công trình cấp II hoặc 05 (năm) công trình cấp III.

Hoặc đã chủ trì (hoặc là người tham gia chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp cơ sở) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.

4. Việc thăng hạng chức danh kiến trúc sư hạng II

Viên chức thăng hạng từ chức danh kiến trúc sư hạng III lên chức danh kiến trúc sư hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này và có thời gian giữ chức danh kiến trúc sư hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiến trúc sư hạng III tối thiểu là 03 (ba) năm.

Điều 6. Kiến trúc sư hạng III - Mã số: V.04.01.03

1.   Nhiệm vụ

a)    Tham gia thực hiện các định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

b)    Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;

c)    Tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch hoặc thiết kế công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì; chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, IV; chủ nhiệm lập dự án nhóm C;

d)     Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

đ) Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

e)    Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

g) Tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a)     Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù họp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ;

b)      Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

d)     Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)     Hiểu biết cơ bản quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm được cơ bản định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành;

b)    Hiểu biết cơ bản các thông tin kinh tế-kỹ thuật trong nước, tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành nói riêng; có kiến thức về các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, những tiến bộ về kiến trúc, quy hoạch quan trọng trong nước;

c)     Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

d)     Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;

đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Mục 2

CHỨC DANH THẨM KẾ VIÊN XÂY DựNG

Điều 7. Thẩm kế viên hạng I - V.04.02.04

1. Nhiệm vụ

a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

c)  Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

d) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập hoặc thẩm định, thẩm tra tất cả các nhóm dự án;

đ) Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương trong công trình xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

g)  Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

h)  Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình; tham gia giảng dạy các lóp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy đinh tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

c)  Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I.

3.    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)     Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong hoạt động xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành xây dựng;

b)     Am hiểu các thông tin kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước, am hiểu tĩnh hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triến trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong và ngoài nước;

c)     Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác thẩm định, thẩm tra xây dựng và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan;

d)    Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực;

đ) Có khả năng nghiên cứu, chỉ đạo nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cấp bộ, cấp cơ sở trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho đội ngũ viên chức trong cùng chuyên ngành;

e)    Đã chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 02 (hai) công trình cấp I hoặc 03 (ba) công trình cấp II;

Hoặc đã chủ trì (hoặc là người tham giá chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp bộ) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng công trình đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.

4. Việc thăng hạng chức danh thẩm kế viên hạng I

Viên chức thăng hạng lên chức danh thẩm kế viên hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh thẩm kế viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thẩm kế viên hạng II tối thiểu là 02 (hai) năm.

Điều 8. Thẩm kế viên hạng II - Mã số: V.04.02.05

1.  Nhiệm vụ:

a)  Tham mưu đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh, tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

c) Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tĩnh hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

d) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C;

đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

e) Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

g) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

h) Tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở; tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-B GDĐT;

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng II.

3.  Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong hoạt động xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành xây dựng;

b) Am hiểu các thông tin kinh tế-kỹ thuật trong nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hĩnh sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong và ngoài nưóc;

c)    Có kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác thẩm định, thẩm tra xây dựng và những kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan;

d)    Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn;

đ) Có khả năng nghiên cứu, chỉ đạo nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cấp bộ, trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho đội ngũ viên chức trong cùng chuyên ngành;

e)    Đã chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 (một) công trình cấp II hoặc 05 (năm) công trình cấp III;

Hoặc đã chủ trĩ (hoặc là người tham gia chính) ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp cơ sở) trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng công trình đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.

4.    Việc thăng hạng chức danh thẩm kế viên hạng II

Viên chức thăng hạng từ chức danh thẩm kế viên hạng III lên chức danh thẩm kế viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này và có thời gian giữ chức danh thẩm kế viên hạng III tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thẩm kế viên hạng III tối thiểu là 03 (ba) năm.

Điều 9. Thẩm kế viên hạng III - Mã số: V.04.02.06

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

b)     Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

c)  Tập hợp phân tích, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác thẩm kế lên cấp trên và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ kỹ thuật của các viên chức quản lý cấp cao hơn trong cùng hệ thống;

d)  Tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, dự án do thẩm kế viên hạng cao hơn chủ trì; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các công trình cấp III, cấp IV; chủ nhiệm lập dự án nhóm C;

đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

e)  Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;

g)  Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;

h)  Tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở.

2.    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a)  Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ sơ cấp bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

d)     Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III

3.      Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)    Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong hoạt động xây dựng; nắm được cơ bản định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành xây dựng;

b)   Hiểu biết cơ bản thông tin kinh tế-kỹ thuật trong nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hĩnh sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; có kiến thức các thành tựu và xu hướng phát triển trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong nước;

c)    Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động quản lý dự án đàu tư xây dựng, công tác thẩm định, thẩm tra xây dựng và những kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan;

d)     Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;

đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

4. Việc thăng hạng chức danh thẩm kế viên hạng III

Viên chức thăng hạng lên chức danh thẩm kế viên hạng IV lên chức danh thẩm kế viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh thẩm kế hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 03 (ba) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh thẩm kế viên hạng IV tối thiểu là 01 (một) năm.

Điều 10. Thẩm kế viên hạng IV - Mã số: V.04.02.07

1.  Nhiệm vụ

a)     Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường trong công tác thiết kế, thẩm định, thẩm tra theo từng bộ môn, các công việc có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại theo một quy trình cụ thế;

b)     Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình thực hiện công tác thiết kế, thẩm định, thẩm tra trong phạm vi được giao theo sự hướng dẫn của chức danh thẩm kế viên hạng cao hơn.

2.      Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a)    Có trình độ trung cấp chuyên ngành kỹ thuật xây dựng trở lên;

b)      Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

c)    Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT;

3.    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a)     Nắm được những nội dung cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế kỹ thuật của ngành và đơn vị;

b)     Có kiến thức lý thuyết cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực được phân công thẩm kế; có khả năng thực hành thông thạo các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường được đảm nhiệm;

c)    Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; nắm được những vấn đề cơ bản về quản lý xây dựng, tổ chức lao động khoa học và thông tin quản lý.

Chương III

HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

Điều 11. Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp

1.     Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành xây dựng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

2.    Việc bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Điều 12. Thẩm quyền bổ nhiệm

1.    Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng I.

2.    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng II.

3.     Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp (hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trong trường hợp đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng hạng III.

4.    Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức ngành xây dựng hạng IV.

Điều 13. Các trưòng hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp

1. Chuyển tiếp đối với viên chức xây dựng:

Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch kiến trúc sư, thẩm kế viên theo quy định tại Quyết định số 429/TCCP-VC ngày 06 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành xây dựng; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư:

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I (mã số V.04.01.01) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kiến trúc sư cao cấp (mã số 12.087);   

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II (mã số V.04.01.02) đối vói viên chức hiện đang giữ ngạch kiến trúc sư chính (mã số 12.088);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III (mã số V.04.01.03) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kiến trúc sư (mã số 12.089).

b) Chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên:

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I (mã số V.04.02.04) đối với viên chức hiện đang ngạch thẩm kế viên cao cấp (mã số 12.84);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng II (mã số V.04.02.05) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thẩm kế viên chính (mã số 12.85);           

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III (mã số V.04.02.06) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch thẩm kế viên (mã số 12.086);

Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV (mã số V.04.02.07) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật viên (mã số 13.096).

2. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp và xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp khác sang chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nhiệp đối với viên chức.

Điều 14. Cách xếp lương

1. Các chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ vê chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, vỉên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.l (từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00);

a)     Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên chính hạng II được áp dụng hệ sô lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);

b)    Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III được áp dụng hệ sô lương viên chức loại AI (từ hệ sô lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);

c)   Chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

2.   Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng:

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyêt định bô nhiệm chức danh nghê nghiệp thì thực hiện xêp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của chức danh nghề kiến trúc sư hạng III (mã số V.04.01.03), chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III (mã số V.04.02.06);                                        

b)    Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của chức danh nghề kiến trúc sư hạng III (mã số V.04.01.03), chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III (mã số V.04.02.06);

c)   Trường hợp có trình độ đào tạo đại học có chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh thì được xếp bậc 1, hệ số 2,34 của chức danh nghề kiến trúc sư hạng III (mã số V.04.01.03), chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III (mã số V.04.02.06);

d)   Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng có chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV (mã số V.04.02.07),

đ) Trường hợp khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp với chuyên ngành phù họp với tiêu chuẩn chức danh thì được xếp bậc 1, hệ số 1,86 của chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV (mã số V.04.02.07);

3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Thông tư liên tịch này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:

a) Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thẩm kế viên có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

b) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức A0 theo quy định Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV (mã số V.04.02.07) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV, cứ sau thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV nêu trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV. Sau đó, nếu viên chức (đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thấm kế viên III) được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kê cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.

4. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là kiến trúc sư, thẩm kế viên được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1.    Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.    Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:

a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn yị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền được phân cấp;

b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng tương ứng theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.    Cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để các viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch kiến trúc sư, tham kế viên theo quy định tại Quyết định số 429/TCCP-VC ngày 06 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành xây dựng; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thấm kê viên quy định tại Thông tư liên tịch này được bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu theo quy định của từng chức danh.

4.    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a)    Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức chuyên ngành xây dựng;

b)     Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;

c)   Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành xây dựng thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;

d)     Hằng năm, báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành xây dựng thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ trước ngày 31 tháng 12.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1.  Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2016.

2.    Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng, quản lý người làm công tác xây dựng.

3.    Bãi bỏ Quyết định số 429/TCCP-VC ngày 06 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành xây dựng.

4. Bãi bỏ các quy định về danh mục các ngạch kiến trúc sư, thẩm kể viên ban hành kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1.   Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.

2.    Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Xây dựng
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nội vụ
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Đỗ Đức Duy

Nguyễn Duy Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.