• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2013
QUỐC HỘI
Số: 18/2003/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 26 tháng 11 năm 2003

LUẬT

HỢP TÁC XÃ

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định vềhợp tác xã.      

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều1. Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tậpthể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọichung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyệngóp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luậtnày để phát huy sức mạnh tập thể của từngxã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệuquả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vànâng cao đời sống vật chất, tinh thần, gópphần phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.

Hợp tác xã hoạt động như mộtloại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹvà các nguồn vốn khác của hợptác xã theo quy định của pháp luật.

 

Điều2. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định việcthành lập, tổ chức và hoạt động đốivới hợp tác xã trong các ngành, các lĩnh vực của nềnkinh tế quốc dân.

 

Điều3. Chính sách của Nhà nướcđối với hợp tác xã

1. Nhà nước thực hiện các chính sáchsau đây đối với hợp tác xã:

a) Ban hành và thực hiện các chính sách, cácchương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã vềđào tạo cán bộ; phát triển nguồn nhân lực;đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗtrợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học vàcông nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường;đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạođiều kiện để hợp tác xã đượctham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hộicủa Nhà nước;

b) Khuyến khích và tạo điều kiệnthuận lợi để hợp tác xã phát triển;

c) Bảo đảm địa vị pháp lývà điều kiện sản xuất, kinh doanh của hợptác xã bình đẳng với các loại hình doanh nghiệpkhác;

d) Bảo hộ quyền và lợi ích hợppháp của hợp tác xã theo quy địnhcủa pháp luật;

đ) Tôn trọng quyền tự chủ, tựquyết, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xãtrong sản xuất, kinh doanh;

e) Không can thiệp vào côngviệc quản lý nội bộ và hoạt động hợppháp của hợp tác xã.

2. Đối với hợp tác xã nông nghiệp,Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưuđãi phù hợp với đặc thù và trình độ pháttriển trong từng thời kỳ.

 

Điều4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Vốn góp tối thiểu là số tiềnhoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trịquyền sử dụng đất, quyền sở hữucác phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loạigiấy tờ có giá khác đượcquy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhậphợp tác xã.

2. Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựnghợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quảnlý, lao động sản xuất, kinhdoanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác.

3. Vốn điều lệ của hợptác xã là tổng số vốn do các xã viên đóng góp vàđược ghi vào Điều lệ hợp tác xã.

4. Biểu tượng của hợp tác xãlà ký hiệu riêng của mỗi hợp tác xã để phảnánh đặc trưng riêng biệt của hợp tác xã vàphân biệt hợp tác xã đó với các hợp tác xã vàdoanh nghiệp khác.

5. Dịch vụ của hợp tác xã đốivới xã viên là hoạt động cung ứng cho xã viên cáchàng hoá, vật tư dưới dạng vật chất hoặcphi vật chất mà xã viên có nhu cầu và phải trả tiềncho hợp tác xã.

6. Mức độ sử dụng dịch vụcủa hợp tác xã là tỷ lệ giá trị dịch vụmà từng xã viên sử dụng của hợp tác xã trong tổngsố giá trị dịch vụ được cung ứngcho toàn bộ xã viên của hợp tác xã.

7. Cam kết kinh tế giữa hợp tác xãvà xã viên là những ràng buộc về kinh tế giữa hợptác xã và xã viên.

 

Điều5. Nguyên tắc tổ chứcvà hoạt động của hợp tác xã

Hợp tác xã tổ chức và hoạt độngtheo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ giađình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thànhĐiều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhậphợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy địnhcủa Điều lệ hợp tác xã;

2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: xãviên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợptác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiệncông khai phương hướng sản xuất, kinh doanh,tài chính, phân phối và những vấn đề khác quyđịnh trong Điều lệ hợp tác xã;

3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệmvà cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịutrách nhiệm về kết quả hoạt động sảnxuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phốithu nhập.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộpthuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tácxã, lãi được trích một phần vào các quỹ củahợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sứcđóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theomức độ sử dụng dịch vụ của hợptác xã;

4. Hợp tác và phát triển cộngđồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thầnxây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợptác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữacác hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 

Điều6. Quyền của hợptác xã

Hợp tác xã có các quyền sau đây:

1. Lựa chọn ngành, nghề sản xuất,kinh doanh mà pháp luật không cấm;

2. Quyết định hình thứcvà cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh củahợp tác xã;

3. Trực tiếp xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức,cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nướcngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

4. Thuê lao động trongtrường hợp xã viên không đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theoquy định của pháp luật;

5. Quyết định kết nạp xã viênmới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã, khaitrừ xã viên theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã;

6. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ củahợp tác xã;

7. Quyết định khen thưởng nhữngxã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triểnhợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyếtđịnh việc xã viên phải bồi thường cácthiệt hại đã gây ra cho hợp tác xã;

8. Vay vốn của tổ chức tín dụngvà huy động các nguồn vốn khác; tổ chức tíndụng nội bộ theo quy địnhcủa pháp luật;

9. Được bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp theo quy định củapháp luật;

10. Từ chối yêu cầu của tổ chức,cá nhân trái với quy định của pháp luật;

11. Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp phápcủa hợp tác xã;

12. Các quyền khác theo quyđịnh của pháp luật.

 

Điều7. Nghĩa vụ của hợptác xã

Hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:

1. Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề,mặt hàng đã đăng ký;

2. Thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật về kế toán, thốngkê và kiểm toán;

3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩavụ tài chính khác theo quy định củapháp luật;

4. Bảo toàn và phát triển vốn hoạtđộng của hợp tác xã; quản lý và sử dụngđất được Nhà nước giao theoquy định của pháp luật;

5. Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụtài chính trong phạm vi vốn điềulệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác củahợp tác xã theo quy định của pháp luật;

6. Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnhquan, di tích lịch sử - văn hoá và các công trình quốcphòng, an ninh theo quy định của phápluật;

7. Bảo đảm các quyền của xãviên và thực hiện các cam kết kinh tế đối vớixã viên;

8. Thực hiện các nghĩa vụ đốivới xã viên trực tiếp lao độngcho hợp tác xã và người lao động do hợp tácxã thuê theo quy định của pháp luật về lao động;khuyến khích và tạo điều kiện đểngười lao động trở thành xã viên;

9. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộccho xã viên là cá nhân và người lao động làm việcthường xuyên cho hợp tác xã theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã phù hợp với quy địnhcủa pháp luật về bảo hiểm; tổ chứccho xã viên không thuộc đối tượng trên tham giađóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính phủquy định cụ thể về việc đóng bảohiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã;

10. Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồidưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết củaxã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cựctham gia xây dựng hợp tác xã;

11. Các nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật.

 

Điều8. Tên, biểu tượngcủa hợp tác xã

Hợp tác xã được tựchọn tên và biểu tượng của mình phù hợp vớiquy định của pháp luật.

Con dấu, bảng hiệu, các hình thứcquảng cáo và giấy tờ giao dịch của hợp tácxã phải có ký hiệu "HTX".

Tên, biểu tượng (nếu có) của hợptác xã phải được đăng ký tại cơ quannhà nước có thẩm quyền và được bảohộ theo quy định của pháp luật.

 

Điều9. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị- xã hội trong hợp tác xã

Tổ chức chính trị và các tổ chứcchính trị - xã hội trong hợp tác xã hoạt độngtrong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theoĐiều lệ của tổ chức mình phù hợp vớiquy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II
THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỢP TÁC XÃ

 

Điều10. Sáng lập viên

1. Sáng lập viên là cá nhân, hộ gia đìnhhoặc pháp nhân khởi xướng việc thành lập hợptác xã và tham gia hợp tác xã.

2. Sáng lập viên báo cáo bằng văn bảnvới Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi dựđịnh đặt trụ sở chính của hợp tácxã về việc thành lập, địa điểmđóng trụ sở, phương hướng sản xuất,kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợptác xã.

3. Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền,vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân kháccó nhu cầu tham gia hợp tác xã; xây dựng phươnghướng sản xuất, kinh doanh; dự thảo Điềulệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiếtkhác để tổ chức hội nghị thành lập hợptác xã.

 

Điều11. Hội nghị thành lậphợp tác xã

1. Hội nghị thành lập hợp tác xã dosáng lập viên tổ chức. Thành phần tham gia hộinghị bao gồm sáng lập viên và cá nhân, hộ giađình, pháp nhân khác có nguyện vọng trở thành xã viên.

2. Hội nghị thảo luận và thốngnhất về phương hướng sản xuất,kinh doanh; kế hoạch hoạt động của hợptác xã; dự thảo Điều lệ hợp tác xã; tên, biểutượng (nếu có) của hợp tác xã và lập danhsách xã viên.

3. Hội nghị thảo luận và biểuquyết theo đa số các vấn đềsau đây:

a) Thông qua danh sách xã viên; số lượngxã viên từ 7 trở lên;

b) Thông qua Điều lệ, Nội quy hợptác xã;

c) Quyết định thành lập riêng haykhông thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điềuhành hợp tác xã.

Đối với hợp tác xã thành lập mộtbộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì bầuBan quản trị và Chủ nhiệm; Chủ nhiệm hợptác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị;quyết định số lượng Phó chủ nhiệmhợp tác xã.

Đối với hợp tác xã thành lậpriêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì bầuBan quản trị và Trưởng Ban quản trị trong sốthành viên Ban quản trị; quyết định bầu hoặcthuê Chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định sốlượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã;

d) Bầu Ban kiểm soát và Trưởng Bankiểm soát trong số thành viên của Ban kiểm soát;

đ) Thông qua biên bản hội nghị thànhlập hợp tác xã.

 

Điều12. Điều lệ hợptác xã

1. Mỗi hợp tác xã có Điều lệriêng. Điều lệ hợp tác xã phảiphù hợp với các quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật.

2. Điều lệ hợp tác xã có các nộidung chủ yếu sau đây:

a) Tên hợp tác xã, biểu tượng củahợp tác xã (nếu có);

b) Địa chỉ trụ sở chính củahợp tác xã;

c) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;

d) Các quy định về đối tượng,điều kiện, thủ tục gia nhập hợp tác xãvà ra hợp tác xã của xã viên;

đ) Các quy định về quyền lợi,trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên;

e) Nguyên tắc và đối tượngđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

g) Vốn điều lệ của hợptác xã;

h) Vốn góp tối thiểu: mức góp, hìnhthức góp, thời hạn góp và điều kiện trảlại vốn góp của xã viên;

i) Thẩm quyền và phương thứchuy động vốn;

k) Nguyên tắc trả công, xử lý các khoảnlỗ; chia lãi theo vốn góp, theo công sứcđóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụngdịch vụ của hợp tác xã; trích lập, quản lývà sử dụng các quỹ của hợp tác xã;

l) Thể thức quản lý, sử dụng,bảo toàn và xử lý phần tài sản chung,vốn tích luỹ của hợp tác xã khi hợp tác xãđang hoạt động và khi hợp tác xã giải thể;

m) Cơ cấu tổ chức quản lý hợptác xã; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệmcủa Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị,Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát, TrưởngBan kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho hợptác xã;

n) Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;

o) Thể thức tiến hành Đại hộivà thông qua quyết định của Đại hội xãviên;

p) Chế độ xử lý viphạm Điều lệ hợp tác xã và nguyên tắc giảiquyết tranh chấp nội bộ;

q) Thể thức sửa đổi Điềulệ hợp tác xã;

r) Các quy định khác do Đại hộixã viên tự quyết định nhưng không trái vớiquy định của pháp luật.

3. Khi sửa đổi Điều lệ hợptác xã, hợp tác xã phải gửi Điều lệ sửađổi có kèm theo biên bản củaĐại hội xã viên đến cơ quan đã cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợptác xã.

4. Chính phủ ban hành Mẫu hướng dẫnxây dựng Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, quỹtín dụng nhân dân và hợp tác xã phi nông nghiệp.

 

Điều13. Hồ sơ đăngký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

1. Đơn đăng ký kinh doanh;

2. Điều lệ hợp tác xã;

3. Số lượng xã viên, danh sách Ban quảntrị, Ban kiểm soát của hợp tác xã;

4. Biên bản đã thông qua tại Hội nghịthành lập hợp tác xã.

 

Điều14. Nơi đăng ký kinhdoanh

1. Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tạicơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấphuyện nơi hợp tác xã dự định đặttrụ sở chính, tuỳ theo điềukiện cụ thể của hợp tác xã.

2. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽthành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tạicơ quan đăng ký kinh doanh đã chọn và phải chịutrách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồsơ đăng ký kinh doanh.

 

Điều15. Cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh

1. Hợp tác xã được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ cácđiều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ đăngký kinh doanh hợp lệ theo quy địnhtại Điều 13 của Luật này;

b) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh màpháp luật không cấm;

c) Tên, biểu tượng (nếucó) của hợp tác xã quy định tại Điều 8của Luật này;

d) Có vốn điều lệ. Đối vớihợp tác xã kinh doanh ngành, nghề mà Chính phủ quy địnhphải có vốn pháp định thì vốn điều lệkhông được thấp hơn vốn pháp định;

đ) Nộp đủ lệ phí đăngký kinh doanh theo quy định.

2. Việc cấp, từ chối cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và thời điểmhợp tác xã bắt đầu hoạt động nhưsau:

a) Trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồsơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh cho hợp tác xã; trường hợp từ chối thìphải trả lời bằng văn bản;

b) Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyềnhoạt động kể từ ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đốivới những ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnmà hợp tác xã đăng ký hoạt động thì hợptác xã được kinh doanh những ngành, nghề đó kểtừ ngày được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủđiều kiện kinh doanh theo quy định của phápluật.

3. Trường hợp khôngđồng ý với quyết định từ chối cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh củacơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại khoản2 Điều này, người đại diện theo pháp luậtcủa hợp tác xã sẽ thành lập có quyền khiếunại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định củapháp luật.

 

Điều16. Chi nhánh, văn phòngđại diện và doanh nghiệp trực thuộc củahợp tác xã

1. Hợp tác xã có quyền mở chi nhánh,văn phòng đại diện ở trong nước vànước ngoài. Trình tự, thủ tục mở chi nhánh,văn phòng đại diện theo quyđịnh chung của Chính phủ đối với mọiloại hình doanh nghiệp.

2. Hợp tác xã được thành lậpdoanh nghiệp trực thuộc theo quyđịnh của pháp luật.

 

CHƯƠNG III
XÃ VIÊN

 

Điều17. Điều kiện trởthành xã viên

1. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổitrở lên, có năng lực hành vi dân sự đầyđủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệhợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã cóthể trở thành xã viên.

Cán bộ, công chức được tham giahợp tác xã với tư cách là xã viên theoquy định của Điều lệ hợp tác xãnhưng không được trực tiếp quản lý vàđiều hành hợp tác xã.

2. Hộ gia đình, pháp nhân có thể trởthành xã viên theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợptác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử ngườiđại diện có đủ điều kiện nhưđối với cá nhân tham gia.

3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thểlà xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợpĐiều lệ hợp tác xã không cấm.

 

Điều18. Quyền của xã viên

Xã viên có các quyền sau đây:

1. Được ưu tiên làm việc cho hợptác xã và được trả công laođộng theo quy định của Điều lệ hợptác xã;

2. Hưởng lãi chia theovốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sửdụng dịch vụ của hợp tác xã;

3. Được hợp tác xã cung cấp cácthông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết;được hợp tác xã tổ chức đào tạo, bồidưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ;

4. Hưởng các phúc lợi của hợptác xã; được hợp tác xã thực hiện các cam kếtkinh tế;

5. Được khen thưởng khi có nhiềuđóng góp trong việc xây dựng và phát triển hợp tácxã;

6. Dự Đại hội xã viên hoặc bầuđại biểu dự Đại hội xã viên, dựcác hội nghị xã viên để bàn bạc và biểu quyếtcông việc của hợp tác xã;

7. ng cử, bầu cử vào Ban quản trị,Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát và những chứcdanh được bầu khác của hợp tác xã;

8. Đề đạt ý kiến với Banquản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểmsoát của hợp tác xã và yêu cầu được trảlời; yêu cầu Ban quản trị, Chủ nhiệm hợptác xã, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội xãviên bất thường theo quy định tại khoản4 Điều 21 của Luật này;

9. Chuyển vốn góp và các quyền lợi,nghĩa vụ của mình cho người khác theoquy định của Điều lệ hợp tác xã;

10. Xin ra hợp tác xã theoquy định của Điều lệ hợp tác xã;

11. Được trả lại vốn gópvà các quyền lợi khác theo quy địnhcủa Điều lệ hợp tác xã và pháp luật có liênquan trong các trường hợp sau đây:

a) Ra hợp tác xã;

b) Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc bịhạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Xã viên là hộ gia đình không có ngườiđại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệhợp tác xã;

d) Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phásản hoặc không có người đại diện đủđiều kiện theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã.

Trong các trường hợp quy định tạicác điểm b, c và d khoản 11 Điều này, vốn gópvà các quyền lợi khác của xã viên được trảlại cho người có đủ điều kiện thừakế hoặc giám hộ đối với các xã viên này theo quy định của pháp luật.

 

Điều19. Nghĩa vụ củaxã viên

Xã viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chấp hành Điều lệ,Nội quy hợp tác xã, các nghị quyết của Đạihội xã viên;

2. Góp vốn theo quy địnhcủa Điều lệ hợp tác xã; mức vốn gópkhông vượt quá ba mươi phần trăm vốnđiều lệ của hợp tác xã;

3. Đoàn kết, hợp tác giữa các xãviên, học tập nâng cao trình độ, góp phần thúcđẩy hợp tác xã phát triển;

4. Thực hiện các cam kết kinh tế vớihợp tác xã;

5. Trong phạm vi vốngóp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoảnnợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ củahợp tác xã;

6. Bồi thường thiệt hại domình gây ra cho hợp tác xã theo quy địnhcủa Điều lệ hợp tác xã.

 

Điều20. Chấm dứt tưcách xã viên

1. Tư cách xã viên chấm dứt trong trườnghợp sau đây:

a) Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đìnhkhông có người đại diện đủ điềukiện theo quy định của Điều lệ hợptác xã; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặckhông có người đại diện đủ điềukiện theo quy định của Điều lệ hợptác xã;

b) Xã viên đã được chấp nhậnra hợp tác xã theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã;

c) Xã viên đã chuyển hết vốn góp vàcác quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho ngườikhác theo quy định của Điềulệ hợp tác xã;

d) Xã viên bị Đại hội xã viên khaitrừ;

đ) Các trường hợp khác do Điềulệ hợp tác xã quy định.

2. Việc giải quyết quyền lợivà nghĩa vụ đối với xã viên trong các trườnghợp quy định tại khoản 1 Điều này doĐiều lệ hợp tác xã quy định.

 

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ

 

Điều21. Đại hội xãviên

1. Đại hội xã viên có quyền quyếtđịnh cao nhất của hợp tác xã.

2. Hợp tác xã có nhiều xã viên thì có thểtổ chức Đại hội đại biểu xã viên;việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đạihội đại biểu xã viên do Điều lệ hợptác xã quy định. Đại hội đại biểuxã viên và Đại hội toàn thể xã viên (sau đây gọichung là Đại hội xã viên) có quyềnvà nhiệm vụ như nhau.

3. Đại hội xã viên thường kỳhọp mỗi năm một lần do Ban quản trịtriệu tập trong thời hạn ba tháng, kể từngày khoá sổ quyết toán năm.

4. Đại hội xã viên bất thườngdo Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát của hợptác xã triệu tập để quyết định nhữngvấn đề cần thiết vượt quá quyền hạncủa Ban quản trị hoặc của Ban kiểm soát.

Trong trường hợp có ít nhất mộtphần ba tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầutriệu tập Đại hội xã viên gửi đếnBan quản trị hoặc Ban kiểm soát thì trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủđơn, Ban quản trị phải triệu tập Đạihội xã viên bất thường; nếu quá thời hạnnày mà Ban quản trị không triệu tập thì Ban kiểmsoát phải triệu tập Đại hội xã viên bấtthường để giải quyết các vấn đềnêu trong đơn.

Điều22. Nội dung của Đạihội xã viên

Đại hội xã viên thảo luận vàquyết định những vấn đề sau đây:

1. Quy định tiêu chuẩn xã viên khi thamgia hợp tác xã;

2. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh trongnăm của hợp tác xã, báo cáo hoạt động củaBan quản trị và của Ban kiểm soát;

3. Báo cáo công khai tài chính, dự kiến phân phốithu nhập và xử lý lỗ, các khoảnnợ;

4. Phương hướng, kế hoạchsản xuất, kinh doanh;

5. Vốn tối thiểu; tăng, giảm vốnđiều lệ; thẩm quyền và phương thứchuy động vốn;

6. Xác định giá trị tài sản chung của hợp tác xã theo quy định tạikhoản 3 Điều 35 Luật này;

7. Phân phối lãi theo vốngóp, công sức đóng góp và mức độ sử dụngdịch vụ của các xã viên; các quỹ của hợptác xã;

8. Thành lập riêng hay không thành lập riêng bộmáy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã theo quy định tại điểm c khoản3 Điều 11 Luật này;

9. Bầu, bãi miễn Ban quản trị,Trưởng Ban quản trị, Ban kiểm soát, TrưởngBan kiểm soát;

10. Thông qua việc kết nạp xã viên mớivà cho xã viên ra hợp tác xã; quyết định khai trừxã viên;

11. Tổ chức lại, giải thể hợptác xã;

12. Sửa đổi Điều lệ, Nộiquy hợp tác xã;

13. Mức tiền công, tiền lươngvà tiền thưởng cho Trưởng Ban quản trịvà các thành viên khác của Ban quản trị, Chủ nhiệmvà các Phó chủ nhiệm hợp tác xã, Trưởng Ban kiểmsoát, các thành viên khác của Ban kiểm soát và các chức danhkhác của hợp tác xã;

14. Các đối tượng đượchợp tác xã đóng bảo hiểm xã hội theochính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhànước;

15. Những vấn đề khác do Ban quảntrị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phầnba tổng số xã viên đề nghị.

 

Điều23. Quy địnhvề số lượng đại biểu và biểu quyếttrong Đại hội xã viên

1. Đại hội xã viên phải có ít nhấthai phần ba tổng số xã viên hoặc đại biểuxã viên tham dự; trường hợp không đủ sốlượng xã viên thì phải tạm hoãn Đại hộixã viên; Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệutập lại Đại hội xã viên.

2. Quyết định sửa đổiĐiều lệ, tổ chức lại, giải thể hợptác xã được thông qua khi có ít nhất ba phầntư tổng số xã viên hoặc đại biểu xãviên có mặt tại Đại hội biểu quyết tánthành. Các quyết định về những vấnđề khác được thông qua khi có quá một phầnhai tổng số đại biểu có mặt tại Đạihội biểu quyết tán thành.

3. Việc biểu quyết tại Đạihội xã viên và các hội nghị xã viên không phụ thuộcvào số vốn góp hay chức vụ của xã viên trong hợptác xã. Mỗi xã viên hoặc đại biểuxã viên chỉ có một phiếu biểu quyết.

Điều24. Thông báo triệu tậpĐại hội xã viên

Chậm nhất là mườingày, trước khi khai mạc Đại hội xã viên,cơ quan triệu tập Đại hội phải thôngbáo thời gian, địa điểm họp vàchương trình Đại hội cho từng xã viên hoặcđại biểu xã viên. Đại hội xã viên thảo luận và quyếtđịnh những vấn đề đã ghi trongchương trình Đại hội và những vấn đềphát sinh khi có ít nhất một phần ba tổng số xã viênđề nghị.

 

Điều25. Ban quản trị hợptác xã

1. Ban quản trị hợp tác xã là bộmáy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầutrực tiếp, gồm Trưởng Ban quản trị vàcác thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trịdo Điều lệ hợp tác xã quy định.

2. Nhiệm kỳ của Ban quản trịhợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy địnhnhưng tối thiểu là hai năm và tối đa không quánăm năm.

3. Ban quản trị hợp tác xã họp ítnhất mỗi tháng một lần do Trưởng Ban quảntrị hoặc thành viên Ban quản trị được uỷquyền triệu tập và chủ trì. Ban quản trị hợptác xã họp bất thường khi có một phần bathành viên Ban quản trị hoặc Trưởng Ban quảntrị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủnhiệm hợp tác xã yêu cầu. Cuộc họpcủa Ban quản trị hợp tác xã hợp lệ khi cóít nhất hai phần ba số thành viên Ban quản trịtham dự. Ban quản trị hợp tác xã hoạtđộng theo nguyên tắc tập thểvà quyết định theo đa số. Trongtrường hợp biểu quyết mà số phiếu tánthành và không tán thành ngang nhau thì số phiếu biểu quyếtcủa bên có người chủ trì cuộc họp là quyếtđịnh.

 

Điều26. Tiêu chuẩn và điềukiện thành viên Ban quản trị hợp tác xã

Thành viên Ban quản trị phảilà xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt,có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã.

Thành viên Ban quản trị không đồngthời là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng,thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ,vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ;các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) doĐiều lệ hợp tác xã quy định.

 

Điều27. Hợp tác xã thành lậpmột bộ máy vừa quản lý vừa điều hành

1. Ban quản trị có các quyền và nhiệmvụ sau đây:

a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó chủnhiệm hợp tác xã theo đề nghịcủa Chủ nhiệm hợp tác xã;

b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặcchấm dứt hợp đồng thuê kế toán trưởng(nếu hợp tác xã có chức danh này);

c) Quyết định cơ cấu tổchức các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ củahợp tác xã;

d) Tổ chức thực hiện nghị quyếtcủa Đại hội xã viên;

đ) Chuẩn bị báo cáo về kế hoạchsản xuất, kinh doanh, huy động vốn và phân phốilãi của hợp tác xã, báo cáo hoạt động củaBan quản trị trình Đại hội xã viên;

e) Chuẩn bị chương trình nghị sựcủa Đại hội xã viên và triệu tập Đạihội xã viên;

g) Đánh giá kết quả sản xuất,kinh doanh của hợp tác xã; duyệt báo cáo quyết toán tàichính để trình Đại hội xã viên;

h) Tổ chức thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ của hợp tác xã quy định tạiĐiều 6 và Điều 7 của Luật này;

i) Xét kết nạp xã viên mới và giảiquyết việc xã viên ra hợp tác xã (trừ trườnghợp khai trừ xã viên) và báo cáo để Đại hộixã viên thông qua;

k) Đại diện chủ sở hữutài sản của hợp tác xã và doanh nghiệp trực thuộctrong trường hợp hợp tác xã có doanh nghiệp;

l) Kiểm tra, đánh giá công việc củaChủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo các quyết định của Ban quảntrị;

m) Chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh của mình trước Đại hội xãviên và trước pháp luật;

n) Các quyền và nhiệm vụ khác do Điềulệ hợp tác xã quy định.

2. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyềnvà nhiệm vụ sau đây:

a) Đại diện hợp tác xã theo pháp luật;

b) Thực hiện kế hoạch sản xuất,kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợptác xã;

c) Tổ chức thực hiện các quyếtđịnh của Ban quản trị hợp tác xã;

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân côngcác chức danh trong Ban quản trị hợp tác xã, trừcác chức danh thuộc thẩm quyền của Đạihội xã viên và Ban quản trị hợp tác xã;

đ) Ký kết các hợp đồng nhândanh hợp tác xã;

e) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng nămlên Ban quản trị hợp tác xã;

g) Đề nghị với Ban quản trịvề phương án bố trí cơ cấutổ chức hợp tác xã;

h) Tuyển dụng laođộng, trừ trường hợp thuộc thẩmquyền của Ban quản trị hợp tác xã;

i) Các quyền khác được quy địnhtại Điều lệ hợp tác xã, nghị quyết củaĐại hội xã viên;

k) Chịu trách nhiệm trước Đạihội xã viên và Ban quản trị về công việcđược giao;

Khi vắng mặt, Chủ nhiệmuỷ quyền cho một Phó chủ nhiệm hoặc mộtthành viên Ban quản trị điều hành công việc củahợp tác xã.

 

Điều28. Hợptác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điềuhành

1. Ban quản trị có các quyền và nhiệmvụ sau đây:

a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặcchấm dứt hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợptác xã theo nghị quyết của Đạihội xã viên;

b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chủnhiệm hợp tác xã theo đề nghịcủa Chủ nhiệm hợp tác xã.

Ngoài các quyền và nhiệm vụ trênđây, Ban quản trị hợp tác xã còn có các quyền, nhiệmvụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e,g, h, i, k, l, m và n khoản 1 Điều 27 của Luậtnày.

2. Trưởng Ban quản trị hợp tácxã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Đại diện hợp tác xã theo pháp luật;

b) Lập chương trình, kế hoạchhoạt động của Ban quản trị;

c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họpcủa Ban quản trị, Đại hội xã viên;

d) Chịu trách nhiệm trước Đạihội xã viên và Ban quản trị về công việcđược giao;

đ) Ký các quyết định của Đạihội xã viên và Ban quản trị;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác do Điềulệ hợp tác xã quy định.

3. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyềnvà nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện kế hoạch hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và điều hành cáccông việc hàng ngày của hợp tác xã;

b) Tổ chức thực hiện các quyếtđịnh của Ban quản trị hợp tác xã;

c) Ký kết các hợp đồng nhân danh hợptác xã do Ban quản trị hợp tác xã uỷ quyền;

d) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng nămlên Ban quản trị hợp tác xã;

đ) Đề nghị với Ban quảntrị về phương án bố trícơ cấu tổ chức hợp tác xã;

e) Tuyển dụng laođộng theo uỷ quyền của Ban quản trị hợptác xã;

g) Các quyền khác được quy địnhtại Điều lệ hợp tác xã, nghị quyết củaĐại hội xã viên hoặc theo hợpđồng ký kết với Ban quản trị hợp tácxã.

Khi vắng mặt, Chủ nhiệmủy quyền cho một Phó chủ nhiệm điềuhành công việc của hợp tác xã.

Trường hợp Chủ nhiệm hợptác xã là xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tácxã thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủcác quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợptác xã theo quy định của Điều này, phải thựchiện các quyền và nghĩa vụ của xã viên hoặcthành viên Ban quản trị hợp tác xã.

Trường hợp Chủ nhiệmhợp tác xã được thuê thì phải thực hiệnđầy đủ các quyền và nhiệm vụ củaChủ nhiệm hợp tác xã quy định tại Điềunày và tại hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợptác xã. Chủ nhiệmhợp tác xã được tham gia các cuộc họp củaBan quản trị và Đại hội xã viên nhưng khôngđược quyền biểu quyết và không đượchưởng các quyền khác của xã viên, thành viên Ban quảntrị hợp tác xã.

 

Điều29. Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểmtra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợptác xã.

2. Ban kiểm soát do Đại hội xã viênbầu trực tiếp. Số lượng thành viên Ban kiểmsoát do Điều lệ hợp tác xã quy định; hợptác xã có ít xã viên có thể chỉ bầu một kiểm soátviên.

3. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát nhưtiêu chuẩn thành viên Ban quản trị. Thành viên Ban kiểmsoát không được đồng thời là thành viên Ban quảntrị, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợptác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh,chị, em ruột của họ.

4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban quản trị.

 

Điều30. Quyền và nhiệm vụcủa Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụsau đây:

1. Kiểm tra việc chấp hành Điềulệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết củaĐại hội xã viên;

2. Giám sát hoạt động của Ban quảntrị, Chủ nhiệm hợp tác xã và xã viên theođúng pháp luật và Điều lệ, Nội quy hợptác xã;

3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phânphối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụngcác quỹ của hợp tác xã, sử dụng tài sản, vốnvay và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

4. Tiếp nhận các khiếu nại, tốcáo có liên quan đến công việc của hợp tác xã; giảiquyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyềngiải quyết theo quy định củaĐiều lệ hợp tác xã;

5. Dự các cuộc họp của Ban quảntrị;

6. Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quảntrị hợp tác xã và báo cáo trước Đại hộixã viên; kiến nghị với Ban quản trị, Chủnhiệm hợp tác xã khắc phục những yếu kémtrong sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và giảiquyết những vi phạm Điều lệ, Nội quy hợptác xã;

7. Yêu cầu những người có liên quantrong hợp tác xã cung cấp tài liệu, sổ sách, chứngtừ và những thông tin cần thiết để phụcvụ công tác kiểm tra nhưng không được sửdụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;

8. Chuẩn bị chương trình nghị sựvà triệu tập Đại hội xã viên bất thườngkhi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có hành vi vi phạm pháp luật, Điềulệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết củaĐại hội xã viên, Ban kiểm soát đã yêu cầu màBan quản trị không thực hiện hoặc thực hiệnkhông có kết quả các biện pháp ngăn chặn;

b) Ban quản trị không triệu tậpĐại hội xã viên bất thường theoyêu cầu của xã viên quy định tại khoản 4Điều 21 của Luật này.

 

CHƯƠNG V
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ

 

Điều31. Vốn góp của xã viên

1. Khi gia nhập hợp tác xã, xã viên phảigóp vốn theo quy định tại khoản2 Điều 19 của Luật này.

Xã viên có thể góp vốn mộtlần ngay từ đầu hoặc nhiều lần; mức,hình thức và thời hạn góp vốn do Điều lệhợp tác xã quy định.

Mức vốn góp tối thiểu đượcđiều chỉnh theo quyết địnhcủa Đại hội xã viên.

2. Xã viên được trảlại vốn góp trong các trường hợp quy địnhtại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều20 của Luật này.

Việc trả lại vốn góp của xãviên căn cứ vào thực trạng tài chính của hợptác xã tại thời điểm trả lại vốn saukhi hợp tác xã đã quyết toán năm và đã giảiquyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tếcủa xã viên đối với hợp tác xã. Hình thức,thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên do Điềulệ hợp tác xã quy định.

 

Điều32. Huy động vốn

1. Hợp tác xã được vay vốn ngânhàng và huy động vốn bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Hợp tác xã được huy độngbổ sung vốn góp của xã viên theo quyếtđịnh của Đại hội xã viên.

3. Hợp tác xã được nhận và sửdụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoảthuận và theo quy định của phápluật.

 

Điều33. Vốn hoạt độngcủa hợp tác xã

Vốn hoạt động củahợp tác xã được hình thành từ vốn góp củaxã viên, vốn tích luỹ thuộc sở hữu của hợptác xã và các nguốn vốn hợp pháp khác.

Vốn hoạt động của hợptác xã được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật này, các quyđịnh khác của pháp luật và Điều lệ hợptác xã.

 

Điều34. Quỹ của hợptác xã

1. Hợp tác xã phải lập quỹ phát triểnsản xuất và quỹ dự phòng theohướng dẫn của Chính phủ; các quỹ khác doĐiều lệ hợp tác xã và Đại hội xã viênquy định phù hợp với điều kiện cụthể của từng hợp tác xã. Tỷ lệ cụ thểtrích lập các quỹ do Đại hội xã viên quyếtđịnh.

2. Mục đích, phương thức quảnlý và sử dụng các quỹ của hợp tác xã do Điềulệ hợp tác xã quy định.

 

Điều35. Tài sản của hợptác xã

1. Tài sản thuộc sở hữu của hợptác xã được hình thành từ vốn hoạt độngcủa hợp tác xã.

2. Việc quản lý, sử dụng tài sảncủa hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Điều lệhợp tác xã và các quy định của pháp luật có liênquan.

3. Trong hợp tác xã có bộ phận tài sảnchung, bao gồm các công trình phục vụ sản xuất,công trình phúc lợi văn hoá, xã hội, kết cấu hạtầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cưđược hình thành từ quỹ phát triển sảnxuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồnvốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặngcủa tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

 

Điều36. Xử lý tài sản và vốncủa hợp tác xã khi giải thể

1. Khi giải thể, hợp tác xã không chiacho xã viên vốn và tài sản chung do Nhànước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyềnđịa phương quản lý.

Đối với vốn và tài sản chung của hợp tác xã được hìnhthành từ các nguồn vốn và công sức của xã viên,quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trongnước và ngoài nước thì do Đại hội xãviên quyết định.

2. Vốn góp của xã viên bằng giá trịquyền sử dụng đất và đất do Nhà nướcgiao cho hợp tác xã sử dụng được xử lý theo quy định của pháp luật vềđất đai.

3. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ vàcác chi phí cho việc giải thể hợp tác xã, việc xửlý tài sản, vốn, quỹ khác còn lại của hợptác xã được thực hiện theoquy định tại Điều này, các quy định kháccủa pháp luật có liên quan và Điều lệ hợptác xã.

 

Điều37. Phân phối lãi

1. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộpthuế, lãi của hợp tác xã được phân phốinhư sau:

a) Trả bù các khoản lỗ của nămtrước (nếu có) theo quy địnhcủa pháp luật về thuế;

b) Trích lập quỹ phát triển sản xuất,quỹ dự phòng và các quỹ khác của hợp tác xã; chialãi cho xã viên theo vốn góp, công sứcđóng góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viêntheo mức độ sử dụng dịch vụ củahợp tác xã.

2. Căn cứ vào kết quả sản xuất,kinh doanh nhu cầu tích luỹ để phát triển hợptác xã, Đại hội xã viên quyết định cụthể tỷ lệ phân phối lãi hàng năm vào các khoảnmục quy định tại điểm b khoản 1 Điềunày.

 

Điều38. Xử lý các khoản lỗ

Lỗ phát sinh trong năm của hợp tácxã được trừ vào khoản thu từ tiềnđền bù, bồi thường của cá nhân, tổ chứccó liên quan; nếu chưa đủ thì bù đắp bằngquỹ dự phòng; nếu vẫn chưa đủ thì sốlỗ còn lại được chuyển sang năm sau theoquy định của pháp luật về thuế.

 

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN HỢPTÁC XÃ

 

Điều39. Chia, tách hợp tác xã

Đại hội xã viên quyếtđịnh việc chia, tách một hợp tác xã thành hai haynhiều hợp tác xã.

 

Điều40. Thủ tục chia, táchhợp tác xã

1. Ban quản trị của hợp tác xã dựđịnh chia, tách phải:

a) Thành lập Hội đồng đểgiải quyết việc chia, tách hợp tác xã. Hội đồng chia, tách gồm Ban quản trịhợp tác xã dự định chia, tách và những ngườiđại diện của các hợp tác xã mới dựđịnh hình thành từ hợp tác xã chia, tách. Hộiđồng có nhiệm vụ bàn bạc, hiệpthương để thống nhất giải quyếtcác vấn đề liên quan đến việc chia, tách hợptác xã; lập hồ sơ xin chia, tách hợp tác xã; hình thànhbộ máy quản lý, điều hành của hợp tác xã mới;

b) Xây dựng phương án xử lý tài sản,vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự, xã viên và lao động(gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, doanhnghiệp trực thuộc của hợp tác xã) khi chia, tách;xây dựng phương hướng sản xuất, kinhdoanh; dự thảo Điều lệ hợp tác xã mới;các quyền, lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ củacác hợp tác xã sau chia, tách;

c) Triệu tập Đại hội xã viênđể quyết định những vấn đềquy định tại điểm b khoản này; tiếnhành các công việc quy định tại khoản 2 và khoản3 Điều 11 của Luật này;

d) Thông báo bằng văn bản cho các chủnợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế vớihợp tác xã về quyết định chia, tách và giảiquyết các vấn đề kinh tế có liên quan đếnhọ;

đ) Gửi hồ sơ đăng ký kinhdoanh của hợp tác xã chia, tách theo quy định củaLuật này đến cơ quan đã cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh kèm theo nghị quyết củaĐại hội xã viên về việc chia, tách hợp tácxã; phương án giải quyết các vấn đề liênquan đến việc chia, tách đã thảo luận vớicác chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tếvới hợp tác xã.

2. Trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận được hồ sơchia, tách, cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh ra thông báo bằngvăn bản chấp thuận hoặc không chấp thuậnviệc chia, tách hợp tác xã. Trường hợp khôngđồng ý với quyết định không chấp thuậnviệc chia, tách thì hợp tác xã có quyền khiếu nạiđến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặckhởi kiện tại Toà án theo quy địnhcủa pháp luật.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã dựđịnh chia phải thu hồi giấychứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xãđó sau khi chia; hợp tác xã bị chia phải nộp ngaycon dấu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Các hợp tác xã có chi nhánh, văn phòng đạidiện hoặc doanh nghiệp trực thuộc khi chia, táchphải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việctiếp tục hoặc chấm dứt hoạt độngcủa chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp.

 

Điều41. Hợp nhất, sáp nhậphợp tác xã

1. Hai hay nhiều hợp tác xã có thể hợpnhất thành một hợp tác xã mới, bằng cách chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi íchhợp pháp sang hợp tác xã hợp nhất, đồng thờichấm dứt tồn tại của các hợp tác xã bịhợp nhất.

Một hoặc một số hợp tác xã cóthể sáp nhập vào một hợp tác xã khác, bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợiích hợp pháp sang hợp tác xã sáp nhập, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã bịsáp nhập.

2. Thủ tục hợp nhất hợp tácxã được thực hiện theo quyđịnh sau đây:

a) Ban quản trị các hợp tác xã bị hợpnhất phải cùng nhau thành lập Hội đồng hợpnhất để dự kiến tên, trụ sở củahợp tác xã hợp nhất; thủ tục và điềukiện hợp nhất; phương án xử lý tài sản,vốn, các khoản nợ, xã viên, lao động và nhữngvấn đề tồn đọng của các hợp tácxã bị hợp nhất sang hợp tác xã hợp nhất; dựthảo phương án sản xuất, kinh doanh và Điềulệ của hợp tác xã hợp nhất;

b) Tổ chức Đại hội xã viên củahợp tác xã hợp nhất để quyết địnhviệc hợp nhất và thông qua các vấn đề quyđịnh tại điểm a khoản này;

c) Lập hồ sơ đăng ký kinh doanhcủa hợp tác xã hợp nhất theoquy định tại Điều 13 của Luật này và gửiđến cơ quan đăng ký kinh doanh;

d) Thông báo bằng văn bản cho các chủnợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế vớihợp tác xã về quyết định hợp nhất vàphương thức giải quyết các mối quan hệkinh tế có liên quan đến họ;

đ) Trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợpnhất, cơ quan đăng ký kinh doanh phải ra thông báo bằngvăn bản chấp thuận hay không chấp thuận việchợp nhất và cấp đăng ký kinh doanh cho hợptác xã hợp nhất. Trường hợp không đồngý với quyết định của cơ quan đăngký kinh doanh, hợp tác xã có quyền khiếu nại đếncơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởikiện tại Toà án theo quy định củapháp luật;

e) Sau khi đăng ký kinh doanh, hợp tác xã hợpnhất có quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệmvề các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồnglao động và các nghĩa vụ tài sản khác của cáchợp tác xã bị hợp nhất.

3. Thủ tục sáp nhập hợp tác xãđược thực hiện theo quyđịnh sau đây:

a) Ban quản trị các hợp tác xã sáp nhậpvà bị sáp nhập phải cùng nhau thành lập Hộiđồng sáp nhập để dự kiến thủ tụcvà điều kiện sáp nhập, phương án xử lýtài sản, vốn, các khoản nợ, xã viên, lao độngvà những vấn đề tồn đọng của hợptác xã bị sáp nhập; dự thảo phương án sảnxuất, kinh doanh và Điều lệ hợp tác xã sáp nhập;

b) Tổ chức Đại hội xã viên baogồm các xã viên của hợp tác xã sáp nhập và xã viên củahợp tác xã bị sáp nhập để quyết địnhcác vấn đề quy định tại điểm a khoảnnày;

c) Thông báo bằng văn bản cho các chủnợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế vớihợp tác xã về quyết định sáp nhập vàphương thức giải quyết các mối quan hệkinh tế có liên quan đến họ;

d) Gửi đơn, biên bản sáp nhậpvà Điều lệ hợp tác xã đến cơ quanđăng ký kinh doanh để bổ sung hồ sơ hợptác xã sáp nhập. Trong thời hạn mườilăm ngày, kể từ ngày nhận được hồsơ sáp nhập, cơ quan đăng ký kinh doanh phải rathông báo bằng văn bản chấp thuận hay không chấpthuận việc sáp nhập. Trường hợp khôngđồng ý với quyết định của cơ quanđăng ký kinh doanh, hợp tác xã có quyền khiếu nạiđến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặckhởi kiện tại Toà án theo quy địnhcủa pháp luật;

đ) Sau khi bổ sung hồ sơđăng ký kinh doanh, hợp tác xã sáp nhập có quyền vàlợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoảnnợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động vàcác nghĩa vụ tài sản khác của các hợp tác xã bịsáp nhập.

 

Điều42. Giải thể hợptác xã

Việc giải thể hợp tác xãđược quy định như sau:

1. Giải thể tự nguyện:

Trong trường hợp giải thể tựnguyện theo nghị quyết của Đại hội xãviên, hợp tác xã phải gửi đơn xin giải thểvà nghị quyết của Đại hội xã viên đếncơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, đồngthời đăng báo địa phương nơi hợptác xã hoạt động trong ba số liên tiếp về việcxin giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lýcác hợp đồng.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kểtừ ngày hết thời hạn thanh toán nợ và thanh lýcác hợp đồng, cơ quan đăng ký kinh doanh nhậnđơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc khôngchấp thuận việc xin giải thể của hợptác xã.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kểtừ ngày nhận được thông báo chấp thuậnviệc xin giải thể của cơ quan đăng kýkinh doanh, hợp tác xã phải xử lý vốn, tài sảntheo quy định tại Điều 36 của Luật này,thanh toán các khoản chi phí cho việc giải thể, trảvốn góp và giải quyết các quyền lợi cho xã viêntheo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

2. Giải thể bắt buộc:

Uỷ ban nhân dân nơi cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh có quyền quyết địnhbuộc giải thể đối với hợp tác xã khicó một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau thời hạn mười hai tháng, kểtừ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh mà hợp tác xã không tiến hành hoạtđộng;

b) Hợp tác xã ngừng hoạt độngtrong mười hai tháng liền;

c) Trong thời hạn mười tám tháng liền,hợp tác xã không tổ chức được Đạihội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đáng;

d) Các trường hợp khác theoquy định của pháp luật;

3. Uỷ ban nhân dân ra quyết định giảithể lập Hội đồng giải thể và chỉđịnh Chủ tịch Hội đồng để tổchức việc giải thể hợp tác xã.

Hội đồng giải thể hợptác xã phải đăng báo địa phương nơi hợptác xã hoạt động trong ba số liên tiếp vềquyết định giải thể hợp tác xã; thông báotrình tự, thủ tục, thời hạn thanh toán nợ,thanh lý hợp đồng, xử lý vốn, tài sản theoquy định tại Điều 36 của Luật này, trảvốn góp và giải quyết các quyền lợi khác có liênquan của xã viên theo quy định của Điều lệhợp tác xã.

Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợpđồng tối đa là một trăm tám mươingày, kể từ ngày đăng báo lần thứ nhất;

4. Kể từ ngày hợp tác xã nhậnđược thông báo giải thể, cơ quanđăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh phải thu hồi giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh và xoá tên hợp tác xã trong sổđăng ký kinh doanh; hợp tác xã phải nộp ngay con dấucho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5. Trong trường hợp không đồngý với quyết định của Uỷ ban nhân dân vềviệc giải thể hợp tác xã thì hợp tác xã có quyềnkhiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc khởi kiện tại Toà ántheo quy định của pháp luật.

 

Điều43. Giải quyết yêu cầutuyên bố phá sản đối với hợp tác xã

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản đối với hợp tác xã được thựchiện theo quy định của pháp luậtvề phá sản.

 

CHƯƠNG VII
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ

 

Điều44. Liên hiệp hợp tácxã

1. Các hợp tác xã có nhu cầu và tự nguyệncó thể cùng nhau thành lập liên hiệp hợp tác xã.

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chứckinh tế hoạt động theo nguyên tắc tổ chứcvà hoạt động của hợp tác xã quy định tạiĐiều 5 của Luật này, nhằm mục đích nângcao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợptác xã thành viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động vàđáp ứng các nhu cầu khác của các thành viên tham gia.

Liên hiệp hợp tác xã thành lậpHội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Người đứng đầuHội đồng quản trị là Chủ tịch Hộiđồng quản trị; người đứng đầuBan giám đốc là Giám đốc hoặc Tổng giámđốc.

Liên hiệp hợp tác xãđăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinhdoanh cấp tỉnh.

2. Liên hiệp hợp tác xã được tựchọn tên và biểu tượng của mình phù hợp vớiquy định của pháp luật. Con dấu, bảng hiệu,giấy tờ giao dịch của liên hiệp hợp tác xãphải có ký hiệu "LHHTX".

3. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ,cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tácxã được quy định trong Điều lệ liênhiệp hợp tác xã do Đại hội các thành viên thôngqua.

 

Điều45. Liên minh hợp tác xã

1. Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế- xã hội do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tựnguyện cùng nhau thành lập. Liên minh hợp tác xã đượctổ chức theo ngành và các ngành kinh tế.Liên minh hợp tác xã được thành lậpở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

2. Liên minh hợp tác xã có các chức năngsau đây:

a) Đại diện và bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của các hợp tác xã và liên hiệp hợptác xã thành viên;

b) Tuyên truyền, vận động phát triểnhợp tác xã;

c) Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụcần thiết cho sự hình thành và phát triển của hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã; thực hiện cácchương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã doChính phủ giao; đào tạo, bồi dưỡng cán bộhợp tác xã theo quy định của Chính phủ;

d) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật vềhợp tác xã;

đ) Đại diện cho hợp tác xã vàliên hiệp hợp tác xã trong quan hệ hoạt độngphối hợp của các thành viên với các tổ chứctrong và ngoài nước theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Quyền, nhiệm vụ, cơ cấu tổchức, tên gọi và tài chính của liên minh hợp tác xã doĐiều lệ liên minh hợp tác xã quy định.

4. Điều lệ liên minh hợp tác xãtrung ương do Thủ tướng Chính phủ ra quyếtđịnh công nhận; Điều lệ liên minh hợptác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngdo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương ra quyết định công nhận.

5. Nhà nước tạo điều kiệnđể liên minh hợp tác xã ở trung ương và địaphương hoạt động theo quyđịnh của pháp luật.

6. Chính phủ quy định cụ thể mốiquan hệ công tác giữa liên minh hợp tác xã với chínhquyền các cấp.

CHƯƠNG VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ

 

Điều46. Quản lý nhà nướcđối với hợp tác xã

1. Nội dung quản lý nhà nước đốivới hợp tác xã bao gồm:

a) Ban hành, phổ biến vàtổ chức thực hiện các văn bản pháp luậtvề hợp tác xã;

b) Xây dựng và thực hiện chiếnlược, kế hoạch phát triển hợp tác xã;

c) Tổ chức đăng ký kinh doanh,hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đốivới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Tổ chức đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộquản lý và các kiến thức cần thiết cho xã viên hợptác xã;

đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việcthực hiện pháp luật của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức chỉ đạo việcthực hiện hợp tác quốc tế về hợp tácxã.

2. Trách nhiệm của các cơ quan quảnlý nhà nước đối với hợp tác xã:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhànước đối với hợp tác xã;

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nướcđối với hợp tác xã;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệmquản lý nhà nước đối với hợp tác xãtrong phạm vi địa phươngtheo quy định của pháp luật;

d) Chính phủ quy định cụ thểviệc phân công, phân cấp giữa các bộ, cơ quanngang bộ và địa phương trong quản lý nhànước đối với hợp tác xã.

 

Điều47. Nhiệm vụ, quyềnhạn của Uỷ ban nhân dân các cấp đối vớihợp tác xã

1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình:

a) Tuyên truyền, vận động, tạođiều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho việchình thành và phát triển hợp tác xã thuộc địaphương mình;

b) Hướng dẫn, khuyến khích các hợptác xã phối hợp cùng hoạt động vì lợi ích củanhân dân ở địa phương;

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiệnLuật hợp tác xã và các văn bản pháp luật có liênquan;

d) Giải quyết theo thẩmquyền các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xửlý các hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác xã;

đ) Thực hiện các nội dung khác vềquản lý nhà nước đối với hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân các cấp, trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giúp Uỷban nhân dân thực hiện việc quản lý nhà nướcđối với hợp tác xã trong lĩnh vựcđược giao.

Điều48. Mối quan hệ giữacác cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậnvà vai trò của các tổ chức này đối với hợptác xã

1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệmphối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trongviệc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tácxã.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền,vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triểnhợp tác xã; tham gia với các cơ quan nhà nước trongviệc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật vềhợp tác xã.

 

CHƯƠNG IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều49. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân sau đây đượckhen thưởng theo quy định củapháp luật:

1. Xã viên, hợp tác xã, liên hiệp hợp tácxã và liên minh hợp tác xã hoạt động có hiệu quả,có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xãhội của địa phương;

2. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắctrong lao động, sản xuất, kinhdoanh và phát triển hợp tác xã.

 

Điều50. Xử lý viphạm

1. Người nào vi phạm các quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừra khỏi hợp tác xã, xử phạt hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi gian dốitrong việc đăng ký kinh doanh hoặc lợi dụngdanh nghĩa hợp tác xã để hoạt động; hợptác xã hoạt động không có giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc không đúng ngành, nghềđã đăng ký thì bị đình chỉ hoạt độngvà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người nào lợi dụng chức vụ,quyền hạn cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh không đúng quy định của phápluật hoặc cố ý không cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh khi tổ chức có đủ điềukiện thành lập hợp tác xã thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều51. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.

Luật này thay thế Luậthợp tác xã năm 1996.

 

Điều52. Hướng dẫn thihành

Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã đượcQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng11 năm 2003.

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.