• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 28/12/2001
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 201/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010".

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Xét tờ trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010" kèm theo Quyếtđịnh này.

Điều 2.Phân công thực hiện Chiến lược:

a)Hội đồng Quốc gia Giáo dục giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Chiến lượcphát triển giáo dục 2001 - 2010.

b)Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục 5 năm và hàng năm phùhợp với Chiến lược phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáoThủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển giáodục 2001 - 2010 vào đầu năm 2006 và tổng kết vào đầu năm 2001.

c)Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáodục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiệnkế hoạch phát triển đào tạo nghề phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục2001 - 2010; xây dựng các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diệnchính sách.

d)Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo cácngành và các địa phương đưa kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo nhân lựcvào kế hoạch định kỳ của ngành và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy độngcác nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục; chủ trì, phốihợp với các Bộ, ngành tổ chức công tác thông tin về nhu cầu nhân lực và biếnđộng của thị trường lao động.

e)Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đảm bảo việc thực hiệnChiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010; hoàn thiện chính sách tài chính vàchế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài chính đầu tư cho giáo dục; xây dựng các chính sách về tự chủ tài chínhtrong các cơ sở giáo dục, các chính sách tài chính khuyến khích gắn kết đào tạovới nghiên cứu khoa học và ứng dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế - xãhội đầu tư cho giáo dục.

g)Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phốihợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục xác định biên chế, xâydựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành giáo dục, đối với các tập thể,cá nhân tham gia xã hội hóa giáo dục.

h)Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ,ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch sử dụng tiềm lực củangành giáo dục trong nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng, bảo vệ môi trường;chủ trì tổ chức thực hiện việc kết hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học - côngnghệ giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học, cao đẳng.

i)Các Bộ, ngành theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lượcphát triển giáo dục 2001 - 2010 trong phạm vi thẩm quyền; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ,ngành khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục trên phạm vitoàn quốc.

k)Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm pháttriển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và chỉ đạo thực hiện cáckế hoạch giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục2001 - 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong cùngthời kỳ.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáodục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2001 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001

của Thủ tướng Chính phủ).

MỞ ĐẦU

Đạihội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -2010 là: "Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõrệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đạihóa". "Con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta cần và cóthể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừacó những bước nhẩy vọt...".

Đểđạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyếtđịnh, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.

Saugần 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưngcòn những yếu kém, bất cập. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 xácđịnh mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn vàhiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng đưa nền giáo dục nước ta sớmtiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lựcvà bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

1. TÌNHHÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Những thành tựu:

Bướcvào Thế kỷ 21 giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và thu được nhữngthành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục vànâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượnggiáo dục có những chuyển biến bước đầu.

a)Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóađã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đếnsau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toànquốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con emcác dân tộc ít người. Các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiềuhình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường đại học và caođẳng được thành lập ởhầu hết các khudân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trườngđược nâng cấp, cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc giangày càng tăng.

Hệthống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức vànguồn lực... từng bước hòa nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ mộthệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nayđã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trườngmở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài.Thực hiện chế độ thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo sauphổ cập. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinhviên ngày càng tăng, trong năm học 2000 - 2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ,hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ thông, hơn 11% sinhviên đại học.

b)Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Nămhọc 2000 - 2001 có gần 18 triệu học sinh phổ thông, 820.000 học sinh học nghề(130.000 học nghề dài hạn), 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Số sinh viên trên vạn dân đạt 118,vượt chỉ tiêu định hướng cho năm 2000 mà Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII đã đề ra. Quy mô đào tạo nghềtừ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,8 lần.

Lựclượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm20% trong tổng số lao động cả nước, đạt chỉ tiêu định hướng Nghị quyết Trung ương2 Khóa VIII đã đề ra.

c)Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số cónhững chuyển biến tích cực, đã thành lập gần 250 trường dân tộc nội trú và hơn100 trường bán trú. Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dụctiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Gần 94% dân cư từ 15 tuổitrở lên biết chữ; số năm đi học trung bình đạt 7,3. Về cơ bản nước ta đã đạt đượcsự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ sở.

d)Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hộitham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sởvật chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dướinhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp trong tổngkinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000.

e)Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt: Trình độ hiểu biết, nănglực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao;giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới,số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng.Số đông sinh viên tốt nghiệp đạihọc, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năngđộng. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệđã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo đượcmột đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sĩ cho đến tiếnsĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnhvực kinh tế, xã hội.

Nhờnhững thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triểncon người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liênhiệp quốc (UNDP) 10 năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,456 - xếp thứ121 tăng lên 0,682 - xếp thứ 101/174 nước. So với chỉ số phát triển kinh tế(GDP/người), HDI vượt lên 19 bậc.

Nguyênnhân của những thành tựu là do đại bộ phận nhân dân ta có tinh thần hiếu học,chăm lo cho việc học tập của con em; phần lớn các nhà giáo tận tụy với nghề.Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và có những chủ trương, chính sách đúng đắnphát triển giáo dục. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Khóa VIIIvà thi hành LuậtGiáo dục, sự nghiệp giáo dục đã có những chuyển biến tích cực ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạotriển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước, đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông; chỉ đạo xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trườngđại học và cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010; tập trung xây dựng và củng cố haiĐại học Quốc gia và một số trường trọng điểm khác; quan tâm nhiều hơn đến pháttriển giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; khắc phục mộtbước những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Chính phủ cũng đã tập trung hoànthiện từng bước hệ thống các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiệncác giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, điều chỉnh cơ cấu và nâng caochất lượng giáo dục.

Đầutư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác tăng lên. Ngân sách nhànước dành cho giáo dục tăng từ 8% năm 1990 lên tới 15% năm 2000. Nhiều chươngtrình, đề án lớn huy động đa dạng nguồn lực để phát triển giáo đục, đặc biệt làcho giáo dục phổ thông đã được triển khai.

Ngànhgiáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục; đa dạng hóa các loại hìnhgiáo dục và các nguồn kinh phí, huy động xã hội tham gia phát triển giáo dục,tạo cơ hội cho nhiều người học tập, tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động trợ giúp phát triểngiáo dục.

Sựổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhândân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi chogiáo dục phát triển.

1.2. Những yếu kém:

Mặcdầu đã đạt được những thành tựu nêu rên, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta cònyếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dụcchưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dụng; đội ngũ giáoviên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương phápgiáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷcương chậm được khắc phục.

a)Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp một mặt chưa tiếp cận được với trình độtiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng với các ngànhnghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tưduy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luậtlao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lậpnghiệp còn hạn chế.

b)Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so vớinhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (năm học 1999 - 2000 tỷ lệ này ở tiểu học và trung học cơ sở xấpxỉ 70%, ở trung học phổ thông 78%). Tỷ lệlao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốtnghiệp chưa có việc làm.

c)Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngànhnghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối.Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vẫn còn nặng về đào tạo đại học, chưachú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là nghề trình độ cao. Việc tăngquy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; tỷ lệ học sinh,sinh viên cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, trung học chuyên nghiệp và học nghề cònthấp và tăng chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưatốt. Học sinh, sinh viên chưa được nhà trường hướng dẫn đầy đủ về nghề nghiệpvà tạo khả năng tự lập nghiệp.

Cáccơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quánhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào các dân tộc thiểu so còn khó khăn.

Chưachú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bênngoài nhà trường, đặc biệt cho những người đang lao động.

d)Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đápứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điềukiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học côngnghệ mới của thế giới.

e)Cơ sở vật chất của nhà trường cònthiếu thốn. Chưa thanh toán hết các lớp học 3 ca; vẫn còn các lớp học tranh trenứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thưviện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn rất thiếu và lạc hậu.

g)Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa.Chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử; chưachú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bóchặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầucủa người học; chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học - công nghệ vàtriển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩmchất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tự tôn dântộc.... Chế độ thi cử còn lạc hậu. Cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốnkém.

h)Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếukỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng "thươngmại hóa giáo dục" như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thuchi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của nhà giáo. Hiệntượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đếnnhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma túy và các tệ nạn xãhội đã xâm nhập vào nhà trường.

Nhìnchung, chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn pháttriển mới.

Nguyênnhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do những yếu tố chủ quan, trình độquản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinhtế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xãhội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướngchiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quymô, chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưađược ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quantâm đúng mức. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mớichưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn.Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Mộtsố cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức.

Quanđiểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" của Đảng và Nhà nước chưa đượcnhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngànhgiáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cáccấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáodục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoàixã hội chưa được quan tâm đúng mức.

Vềmặt khách quan, trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn vềnhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, song laođộng dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khảnăng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trườngvà thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩmchất của người lao động. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triểnnhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tácđộng tích cực đến những thay đổi đó.

Nhữngchậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lýkinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... cũng là nhữngyếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dụctrong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triểngiáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất caocủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nướcta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người thấp, nguồn tài chính, cơ sở vậtchất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầucủa xã hội đối với giáo dục tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, dù còn những yếu kémvà bất cập nêu trên, những thành tựu giáo dục đã đạt trong những năm vừa qua làrất đáng trân trọng.

2. BỐI CẢNH VÀ THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NƯỚC TA TRONGVÀI THẬP KỶ TỚI

2.1. Bối cảnh quốc tế:

a)Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiếnnhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷnguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức, đồng thời tác động tới tất cảcác lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinhthần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học - công nghệ và áp dụngvào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càngđa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.

b)Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quátrình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang pháttriển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượnghàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyềnthông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập vănhóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc vănhóa dán tộc.

Sựphát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của cácnền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảngcách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn.Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát nền kinh tế - xãhội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếutrong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của cácthế hệ hiện nay và mai sau.

c)Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nênnhững thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xâydựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhàtrường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắnbó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vìchỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thunhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư chogiáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.

Vìvậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đềunhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáodục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn nhữngnhu cầu của sự phát triển đất nước.

2.2. Bối cảnh trong nước:

Đạihội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng địnhrằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nayđến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước tacơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so vớicác nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.

Đểđi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoahọc công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước,nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thànhcông các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

nước ta, quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động đượcmở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng làm thay đổi quan niệm về giátrị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trongnhà trường và ngoài xã hội. Tự do cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, làm tăngthêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư.

Xãhội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phảiphục vụ đắc lực cho xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng caotrình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáodục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Giáodục cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị, bồi dưỡng phẩm chất nhâncách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đàotạo cho mọi tầng lớp nhân dân.

2.3. Thời cơ và thách thức:

Bốicảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thứckhông nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn raở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốtđể giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tậndụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển:

Đảng,Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâmnhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngàycàng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Giáodục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục ViệtNam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải khắc phụcnhững yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nềngiáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc phục sựmất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và nguồn lực còn hạn chế giữayêu cầu phát triển nhanh quy mô và đòi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng; giữayêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định tươngđối của hệ thống giáo dục.

Thựctiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận vàthích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu sựphát triển của xã hội. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù,tinh thần hiếu học, năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kỹ năng mới. Cầnphát huy những lợi thế đó để vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ xây dựngmột nền giáo dục tiên tiến hiện đại, hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứngnhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người ViệtNam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

3. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (1998), Báocáo chính trị tại Đại hội IX củaĐảng (2001) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã chỉ rõnhững quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta. Đó là:

3.1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nềntảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

3.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Thựchiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được họchành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập,khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.

Giáodục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe vàthẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động cókỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức côngdân, góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấutrình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảochất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lýhọc đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liềnvới thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xãhội.

3.4. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạođiều kiện cho mọi người, ở mọilứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vaitrò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa; khuyếnkhích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.

Tưtưởng chỉ đạo của Chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2001 - 2010 làkhắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách cóhệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáodục; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chấn hưng đất nước,đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai cùng các nước pháttriển trong khu vực và trên thế giới.

4. MỤCTIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2010

4.1. Mục tiêu chung:

Chiếnlược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu cầu về conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện vềgiáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là:

a)Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiếtthực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địaphương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước tathoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triểntrong khu vực.

b)Ưu tiên nâng cao chất lượng đàotạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao,cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp gópphần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổcập trung học cơ sở.

c)Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc họcvà trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quymô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mớiquản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

4.2. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hìnhgiáo dục:

Đồngthời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô cáccấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngànhnghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở cáctrình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyênnghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.

Thựchiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơncho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn.

a)Giáo dục mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạocơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mởrộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệtở nông thôn và những vùng khókhăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ chocác gia đình.

Đếnnăm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thíchhợp.

Tăngtỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huyđộng đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và95% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dụcmầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.

b)Giáo dục phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấphọc vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độcác nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phươngpháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, nănglực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Tiểuhọc: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết vànhững đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt.Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước.

Tăngtỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm2005 và 99% năm 2010.

Trunghọc cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vốn phổ thông cơ sở và những hiểu biết banđầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở,tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Đạtchuẩn phổ cập trung học cơ sở ở cácthành phố, đô thị vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80%vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.

Trunghọc phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinhcó học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiệncho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết vềkỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồngsau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp saukhi tốt nghiệp.

Tăngtỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45%vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

c)Giáo dục nghề nghiệp: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn vớinâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạovới nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vựcnông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên,nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấpdựa trên nền học vấn trung học cơ sở.

Hìnhthành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo côngnhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nềnhọc vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp. Trung học chuyênnghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệpđạt 10% năm 2005, 15% năm 2010.

Dạynghề: Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6%năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010.

Dạynghề bậc cao: Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyênnghiệp vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010.

d)Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trìnhđộ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dụcsau trung học thông qua việc đa dạng hóa chương trình đào tạo trên cơ sở xâydựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơcấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cường nănglực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình vàcho những người khác.

Nângtỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm học 2000 - 2001 lên 200 vào năm2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000,nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010.

e)Giáo dục không chính quy: Phát triển giáo dục không chính quy như là một hìnhthức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội chomọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọinơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cánhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Củngcố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xóa mù chữ bổ túc trên tiểu học đểgóp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010;tạo điều kiện để thực hiện phổ cập bậc trung học trong những năm tiếp theo.

Tạocơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập được đào tạo lại, đượcbồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, cácchương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất laođộng, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Chú trọng phát triển các chươngtrình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nướctừ Trung ương đến địa phương.

g)Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hòanhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào năm2010.

5. CÁCGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Đểđạt được các mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn: 1)Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; 2) Phát triển đội ngũ nhàgiáo, đổi mới phương pháp giáo dục; 3) Đổi mới quản lý giáo đục; 4) Tiếp tụchoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớpvà các cơ sở giáo dục; 5) Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáodục; 6) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; 7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục.Trong đó, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là cácgiải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

5.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục:

Mụctiêu, nội dung, chương trình được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; đồng thời, thích ứngvới nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, củatừng vùng và từng địa phương; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dụckết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục thể chấtvà bồi dưỡng nhân cách người học. Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và họctập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tinvào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.

a)Giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện giảm tải,có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơbản, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao nănglực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoahọc xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đạiphù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục phổthông ở các nước phát triển trong khuvực; quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dụcsức khỏe và thẩm mỹ cho học sinh. Các dân tộc ít người được tạo điều kiện đểhọc tập và nắm vững tiếng phổ thông, đồng thời tổ chức học chữ viết riêng củadân tộc.

Chútrọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh. Dạy ngoạingữ trên diện rộng từ lớp 6; học sinh được học ổn định và liên tục ít nhất mộtngoại ngữ để khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể sử dụng được. Phổ cậpkiến thức tin học cơ sở trong nhà trường, đặc biệt chú trọng khả năng truy cậpvà xử lý thông tin trên mạng.

Thựchiện chương trình và sử dụng sách giáo khoa mới ở lớp đầu tiểu học và lớp đầu trung học.

Cơsở từ năm học 2002 - 2003, lớp đầu trung học phổ thông từ năm học 2004 - 2005.Đến năm học 2006 - 2007 hoàn thành triển khai chương trình, sách giáo khoa mớitrong giáo dục phổ thông.

b)Giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mớivà chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹnăng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổinhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ vớiviệc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác.

Kếthợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạokỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Huy động các chuyên gia làmviệc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nộidung, tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo.

Xâydựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trìnhđộ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ:thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hóa và một số ngànhphục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c)Giáo dục đại học, cao đẳng và sau đại học: Tiến hành đổi mới mạnh mẽ chươngtrình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa hiện đại hóa, tạo điều kiện đểmau chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước pháttriển về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ..., phù hợp với yêu cầu củađất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, củatừng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng.

Cácđại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, các ngành đào tạo thuộc cáclĩnh vực mũi nhọn của khoa học - công nghệ phải đi đầu trong việc đổi mới mụctiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục.

Thiếtkế các chương trình chuyển tiếp, các chương trình đa giai đoạn và áp dụng các quytrình đào tạo mềm dẻo nhằm tăng cơ hội học đại học cho mọi người, nhất là nhữngngười ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,vùng xa.

Banhành chương trình khung cho đại học trong năm học 2001 - 2002 và cho đào tạothạc sĩ trong năm học 2002 - 2003.

Đổimới chế độ thi cử, chế độ tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệthống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chất lượng sinh viênmột cách khách quan, chính xác; xem đây là một biện pháp cơ bản khắc phục tínhchất đối phó với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hóaquá trình giáo dục không chỉ ở trìnhđộ đại học, cao đẳng mà cả ở các cấp bậc giáo dục phổ thông. Đặc biệt quan tâmđổi mới phương pháp đào tạo trong các trường sư phạm, trước hết là hai trườngđại học sư phạm trọng điểm ở HàNội và thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phươngpháp dạy và học ởcác trường phổthông.

Phấnđấu bảo đảm các trường đều có thư viện tốt, thường xuyên được cập nhật, có đủgiáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên và cho giảng viên. Hiện đại hóatrang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành.

Theonhu cầu, các trường đại học có thể tổ chức giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nướcngoài cho một số môn học. Đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng tốtmáy tính để thu thập và xử lý thông tin, một ngoại ngữ để làm việc và giaotiếp, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

5.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục:

Pháttriển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn vềchất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục.

Đổimới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thứcthụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trongquá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhậnthông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển đượcnăng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinhviên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham giacác hoạt động xã hội.

Đổimới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rènluyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

a)Giáo viên mầm non: Đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu giáo viên cho cáccơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập, tiến tới chuẩn hóa đội ngũgiáo viên mầm non. Xây dựng chính sách đối với giáo viên mầm non, đặc biệt làgiáo viên ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,vùng xa.

b)Giáo viên phổ thông: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảo viên phổ thông, tăng cườnggiáo viên nhạc họa, thể dục thể thao, nữ công gia chánh, giáo viên hướng nghiệpvà dạy nghề để đa dạng hóa việc học và hoạt động của học sinh trong quá trìnhtiến tới học 2 buổi/ngày. Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ caođẳng. Phấn đấu đến 2005 tất cả giáo viên trung học cơ sở đều có trình độ caođẳng trở lên, trong đó những giáo viên trưởng, phó các bộ môn có trình độ đạihọc. Nâng tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sĩ lên 10% vàonăm 2010. Đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho cáctỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Giáo viênđược thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c)Giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp: Đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp theo chuẩn, bổsung giáo viên cho một số lĩnh vực ngành nghề mới, thực hiện luân phiên bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần. Nâng tỷ lệ giáo viên trung họcchuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010. Phát triển đội ngũgiáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trìnhđộ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên của các trường đại học, cao đẳngvà các viện nghiên cứu công nghệ.

d)Giảng viên đại học, cao đẳng: Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độđội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng để một mặt giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viêntrung bình đang quá cao hiện nay (30) xuống khoảng 20, trong đó 10 - 15 đối vớicác ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 - 25 đối với các ngànhkhoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế, mặt khác, đón đầu sự phát triểngiáo dục đại học những năm sắp tới. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bổsung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng. Tăng tỷ lệ giảngviên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40%, có trình độ tiến sĩ lên 25% vào năm2010. Chú trọng đào tạo giảng viên nữ có trình độ cao. Giảng viên được tạo điềukiện để tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học - công nghệ mới của thếgiới.

Lựachọn các sinh viên giỏi bổ sung nguồn giáo viên cho các trường đại học, caođẳng và tiếp tục đào tạo trong và ngoài nước. Ưu tiên gửi giảng viên đại học, cao đẳng đi đào tạo, bồidưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nướcvà các nguồn kinh phí khác. Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoahọc - công nghệ có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc tại cácviện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các nhà khoa học ViệtNam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.

e)Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhàgiáo: Từng nước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học.Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ởcác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giáo dục các đối tượng đặcbiệt. Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi về lương đối với nhà giáo. Mở rộng diện tuyển giáo viên,giảng viên theo chế độ hợp đồng dài hạn.

g)Tăng cường năng lực đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo của các trường sưphạm và các khoa sư phạm: Thành lập mới các khoa sư phạm, các trung tâm đàotạo, bồi dưỡng giáo viên trong một số trường đại học và cao đẳng khác. Tậptrung xây dựng 2 trường đại học sư phạm trọng điểm vừa đào tạo giáo viên cóchất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Ưu tiên đào tạo giáo viên ngườidân tộc và giáo viên biết tiếng dân tộc cho các cơ sở giáo dục ở vùng có nhiều người thuộc cácdân tộc thiểu số.

5.3. Đổi mới quản lý giáo dục:

Đổimới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệulực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịutrách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách cóhiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiệnnay.

a)Nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung của Chính phủ trong việc thực hiện chiến lượcgiáo dục. Đổi mới chức năng và phương thức hoạt động của Hội đồng Quốc gia Giáodục do Thủ tướng làm Chủ tịch theo hướng giúp Thủ tướng chỉ đạo thực hiện Chiếnlược phát triển giáo dục.

Hộiđồng Quốc gia Giáo dục có bộ phận giúp việc, huy động đông đảo lực lượng cácnhà khoa học, giáo dục, hoạt động kinh tế - xã hội... có uy tín thuộc các lĩnhvực khác nhau tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định các chủ trương chínhsách, kế hoạch phát triển, đánh giá chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dụcvà tiến độ thực hiện Chiến lược.

b)Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợplý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ độngvà tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cáchcó hiệu quả những bất cập của toàn hệ thống trong quá trình phát triển cụ thểlà:

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, tậptrung làm tốt ba nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạchphát triển giáo dục; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung vàchất lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra. Đặc biệt chú trọng công tác thanhtra giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua việc tổ chức và chỉ đạohệ thống kiểm định chất lượng; xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa nhà trường,gia đình và xã hội, cơ chế gắn kết giáo dục - đào tạo với nghiên cứu khoa học -công nghệ và ứng dụng qua các hình thức tổ chức, liên kết, các chính sách vĩ môvà vi mô.

Tăngcường chất lượng của công tác lập kế hoạch; tiến hành dự báo thường xuyên vàtăng cường cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội cho các ngành, cáccấp, các cơ sở giáo dục để điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đàotạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thựchiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, ngành, các địa phương, giao quyềnquản lý về tổ chức, cán bộ và tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục địa phương.Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động của các loại hình trường. Giao quyền chủđộng cao hơn cho các trường đại học, cao đẳng để tạo điều kiện cho các trườngchủ động, sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, đồngthời cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với xã hội và nhân dân.

Thựchiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thức quản lýgiáo dục. Thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quảnlý giáo dục các cấp; ban hành và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật vềgiáo dục.

c)Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồidưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹnăng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lạicán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.

Sửdụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của côngtác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, khai thác nguồnthông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định.

Tiếptục xây dựng và phát triển lý luận về nền giáo dục Việt Nam định hướng xã hộichủ nghĩa; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sáchgiáo dục của Đảng và Nhà nước, đổi mới quản lý và nội dung, phương pháp giáodục, phổ biến tri thức khoa học giáo dục thường thức trong xã hội. Thường xuyênđánh giá tác động của các chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới giáodục.

d)Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng từ Trung ươngđến địa phương thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương,chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tác giáodục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi việc phát triển và nângcao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ trong sạch,vững mạnh. Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thựcsự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường.

5.4. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và pháttriển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục:

Hoànthiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liênthông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đạihọc và sau đại học. Tổchức phân luồngsau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Pháttriển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lývề cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội,gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Ưu tiên phát triển các trườngcao đẳng kỹ thuật, công nghệ ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùngsâu, vùng xa.

a)Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đápứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếpthu có chọn lọc các kinh nghiệm tổ chức hệ thống giáo dục tiên tiến trên thếgiới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cơ cấu lại các trình độ đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cải tiến học chế,đổi mới tuyển sinh, đa dạng hóa phương thức đào tạo, xây dựng các quy chuẩn vềliên thông, chuyển tiếp giữa các cấp bậc học, trình độ đào tạo, giữa các cơ sởđào tạo và thực hiện các giải pháp khác hỗ trợ việc điều chỉnh cơ cấu hệ thốnggiáo dục.

b)Mở thêm các các cơ sở giáo dục mầmnon, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khókhăn. Khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài công lập, các trường mầmnon ở các đơn vị sản xuất - kinhdoanh.

c)Phát triển mạng lưới trường phổ thông rộng khắp trên toàn quốc. Xây dựng trênmỗi địa bàn xã, phường hoặc ở nơithưa dân thì cụm xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơsở đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường trung học phổ thôngtrọng điểm. Củng cố và mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú. Liên kếtcác trường trung học phổ thông với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướngnghiệp, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa bàn để tăng thời lượng hoạt động của học sinh tại đó trongquá trình tiến tới học và hoạt động cả ngày tại trường.

d)Thực hiện phân ban ởcấp trung học phổthông trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướngnghiệp cho mọi học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyệnvọng của học sinh. Hoàn thiện mô hình trường trung học phổ thông chuyên ở các địa phương hoặc ở các trường đại học để bồi dưỡnghọc sinh có năng khiếu trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật, thểdục, thể thao. Nghiên cứu thí điểm và từng bước hình thành các trường trung họcphổ thông kỹ thuật công nghiệp hoặc nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phù hợpvới đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng dân cư.

e)Củng cố và mở thêm các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở gắn với địa bàndân cư, đào tạo theo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động ở địa phương. Đến năm 2005 mỗitỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề địa phương, mỗi huyện (quận) cómột trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, tư vấn đào tạo và việc làm. Phát triển đàotạo nghề tại doanh nghiệp, kèm cặp, truyền nghề tại làng nghề, đào tạo nghề tưnhân. Củng cố các trường đào tạo nghề dài hạn; phấn đấu xây dựng 25 trường đàotạo nghề trọng điểm vào năm 2005, 40 trường vào năm 2010. Xây dựng quy hoạchmạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp.

g)Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Tậptrung đầu tư xây dựng và phát triển các trường trọng điểm bao gồm: Đại học quốcgia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2 trường Đại học Sư phạmtrọng điểm và một số trường trọng điểm khác. Theo nhu cầu phát triển sẽ nghiêncứu thành lập mới một số trường đại học phù hợp với quy hoạch khi có đầy đủ cácđiều kiện. Hoàn chỉnh mô hình trường cao đẳng cộng đồng đang thí điểm và pháttriển loại hình trường này ở cácđịa phương khi đủ điều kiện.

Xâydựng các trường đại học, cao đẳng thành các trung tâm vừa đào tạo vừa nghiêncứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Xâydựng các viện, trung tâm, bộ môn nghiên cứu khoa học, công nghệ mạng ở các trường đại học. Đưa một sốviện nghiên cứu khoa học, trước hết là các viện nghiên cứu khoa học cơ bản vàocác trường đại học.

Chủđộng nghiên cứu tìm ra các hình thức, cơ chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo,nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, lấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn làm đích đểđịnh hướng và gắn kết đào tạo với nghiên cứu, làm cho công tác đào tạo vànghiên cứu thích ứng với cơ chế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sứccạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

h)Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên như trung tâm giáo dục thườngxuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu họctập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa tuổi và trình độ.

Tăngcường cho 2 viện đại học mở về phương tiện, thiết bị, tài liệu để mở rộng hìnhthức giáo dục từ xa.

5.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục:

Tăngđầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triểngiáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hóa và hiện đại hóa trườngsở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

a)Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục. Nhà nước ưu tiênđầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác.

Nângtỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18%năm 2005 và 20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi chogiáo dục từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế vàcác nước.

Ngânsách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nôngthôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tưngoài ngân sách nhà nước. Có chínhsách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diện chính sách, cơhội học tập cho con em gia đình nghèo. Trong thời gian 2001 - 2005, hàng nămNhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400 - 500cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.

Huyđộng nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nướcvà sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục.

b)Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủđộng về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toánnhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiệncơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.

c)Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độphổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thông học và hoạtđộng cả ngày tại trường lên tới 70%, nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theochuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan tâm xây dựng trường kiêncố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai.

Thựchiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơsở giáo dục.

d)Tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếpcho hệ thống đại học.

e)Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều cóthư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trườngđại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốcgia, khu vực và quốc tế.

g)Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trườngđại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.

5.6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:

Khuyếnkhích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọilứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hộihọc tập.

a)Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hộihóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chứcthực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chínhsách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tưcho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để vừa phát triển vừa nâng cao chất lượngđào tạo của hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoàinhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng.

b)Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trườngngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượnggiáo dục của các trường ngoài công lập. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề (ngắn hạnvà dài hạn) ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%, tỷ lệ sinh viên ngoàicông lập đến năm 2010 lên khoảng 30%. Các trường ngoài công lập được ưu tiênthuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinhviên các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Hoàn thiệnvà ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.

c)Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹbảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục;đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài cônglập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trườngcó thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm chocác đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.

d)Mở rộng và tăng cường các mối quanhệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cáctổ chức kinh tế - xã hội... tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơsở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấungành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhậnngười tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáodục lành mạnh.

e)Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dụclành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống"tôn sư trọng đạo" nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tácgiáo dục chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những nhàgiáo mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.Làm tốt công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh - Sinh viên trong nhà trường,kiên quyết loại trừ các tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong giảng dạy và học tập.

g)Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát củaHội đồng nhân dân, sự quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò củacác tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong,Hội Học sinh - Sinh viên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học và các đoàn thể,tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sựnghiệp giáo dục.

5.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục: Khuyến khích mở rộng và đẩymạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quannghiên cứu khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổinhững kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lựcphát triển giáo dục.

a)Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơsở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

b)Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứngcác yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động.

c)Hợp tác đầu tư xây đựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạođại học; nhập thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả củacông tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

d)Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nóichung và nghiên cứu giáo dục nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, cáctrung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục; trao đổi thông tin, tổ chức các hộithảo, hội nghị quốc tế, tham gia hoạt động của các cơ quan thuộc Liên hiệpquốc, tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức Á - Âu và các tổ chức khác.

e)Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thốngvà trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hoặcliên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từxa, mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế tại Việt Namtheo quy định của pháp luật Việt Nam.

g)Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý tốtviệc du học tự túc.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Việcthực hiện chiến lược giáo dục 2001 - 2010 được chia làm 2 giai đoạn tương ứngvới 2 kế hoạch 5 năm.

Giai đoạn một: từ năm 2001 đến 2005.

Trọngtâm của giai đoạn này là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục,đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhàgiáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ sở chắc chắn choviệc đạt tới các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hai. Thực hiện các giảipháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩylùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dụclành mạnh.

a)Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau đây để tạo cơ sở và động lựccho việc thực hiện Chiến lược:

Xâydựng đề án đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đặc biệt là chấn chỉnh công tácquản lý ở cấp vĩ mô và vi mô, cơ chế quản lý đối với các trường công lập vàngoài công lập, các hệ đào tạo tại chức, các hệ B trong các trường công lập; hướng trọng tâm vào chất lượnggiáo dục - đào tạo

Khẩntrương xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng ở mọi cấp học, bậchọc và hình thức đào tạo.

Đổimới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá (bao gồmcả công tác tuyển sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh, tạo động lựccho việc thay đổi phương pháp dạy và học.

Chấnchỉnh và khắc phục các tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm tràn lan bằngcách kết hợp các biện pháp hành chính với những biện pháp cơ bản thúc đẩy việclành mạnh hóa quá trình giáo dục và tổ chức phần luồng sau trung học cơ sở vàtrung học phổ thông.

Chấnchỉnh công tác quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ.

Chấnchỉnh việc in và phát hành sách giáo khoa. Giảm tối đa việc in lại sách giáokhoa hàng năm, tăng hệ số sử dụng sách giáo khoa và tỷ lệ học sinh được mượnsách giáo khoa.

Chuẩnhóa các điều kiện về chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vậtchất, phòng thí nghiệm và các điều kiện khác phục vụ giảng dạy, học tập khithành lập trường mới và nâng cấp lên cao đẳng hoặc đại học.

b)Thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 bao gồm các dự án:

Đổimới chương trình, nội dung sách giáo khoa;

Củngcố và phát huy kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện phổcập giáo dục trung học cơ sở;

Đàotạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;

Đàotạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường sư phạm;

Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dântộc ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

Tăngcường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướngnghiệp, xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm;

Tăngcường năng lực đào tạo nghề.

Ngoàira, thực hiện dự án đưa người đi học tập, nghiên cứu ở những nước có nền khoa học côngnghệ tiên tiến bằng ngân sách nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt.

c)Xây dựng và triển khai các dự án về:

Đổimới quản lý giáo dục;

Hoànthiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục;

Bồidưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Cơcấu lại hệ thống đào tạo nhân lực;

Dạyngoại ngữ trong nhà trường.

d)Thực hiện giai đoạn một và một phần giai đoạn hai của quy hoạch mạng lưới cáctrường đại học, cao đẳng:

Xâydựng và triển khai đề án đổi mới giáo dục đại học;

Xâydựng và triển khai đề án đổi mới đào tạo giáo viên, giảng viên;

Tổngkết, chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập, đại học mở, hệ đàotạo tại chức;

Thựcthi việc phân cấp quản lý cho các trường;

Tậptrung xây dựng 2 Đại học quốc gia và một số trường đại học trọng điểm khác; mởthêm các trường đại học, cao đẳng theo quy hoạch khi có đủ các điều kiện đảmbảo chất lượng và quy trình mở trường.

e)Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước lên ít nhất là 18% vào năm2005;

g)Tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất các điều chỉnh cần thiết về các mục tiêucụ thể, giải pháp và chương trình hành động qua thực tiễn triển khai giai đoạnmột.

Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến năm 2010.

Trọngtâm của giai đoạn này là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đểđạt được các mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ thể; hoàn thành các chươngtrình dài hạn 10 năm về phổ cập trung học, cao đẳng, chương trình dạy nghề, chươngtrình đào tạo nhân lực, chương trình bồi dưỡng nhân tài; thực hiện phát triểnnền giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng; bước đầu xây dựng một xã hội họctập; đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.

Nângtỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách Nhà nước lên ít nhất là 20% vào năm2010./.

 

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.