• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2014
CHÍNH PHỦ
Số: 08/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 10 tháng 1 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả

_____________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật Sửa đi, bổ sung một sđiều của Bộ luật Hình sự ngày 29 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh Xlý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh Sửa đổi, bsung một sđiều của Pháp lệnh X lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xut, buôn bán hàng giả,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với vi phạm hành chính, thủ tục và thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

2. Hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này gồm các loại hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Sản xuất hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

2. “Buôn bán hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông.

3. “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem cht lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

4. “Tang vật”:

a) Hàng giả thành phẩm, chưa thành phẩm đã hoặc chưa đưa vào lưu thông;

b) Nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, bộ phận, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, các loại vật tư, nguyên liệu khác và tem, nhãn, bao bì giả đưc sử dụng đsản xut hàng giả.

5. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất, buôn bán hàng giả.

Điều 4. Các loại hàng giả

1. Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với ngun gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bhoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược cht; có dược cht nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:

a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

b) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

3. Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

4. Tem, nhãn, bao bì giả.

Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm với mức tiền phạt như sau:

a) Đối với hành vi buôn bán hàng giả: Từ 100.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

b) Đối với hành vi sản xuất hàng giả: Từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định này được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tang vật quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

b) Tang vật là loại hàng giả mà nếu áp dụng biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tự tiêu hủy sẽ ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;

c) Tang vật là loại hàng giả không thể loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì sản phẩm, hàng hóa hoặc việc loại bỏ yếu tố vi phạm vẫn dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;

d) Việc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật là không thể thực hiện được;

đ) Tịch thu phương tiện vi phạm được áp dụng đối với loại phương tiện được cá nhân, tổ chức sử dụng trực tiếp để sản xut, buôn bán hàng giả và không bao gồm phương tiện vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) và Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).

3. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chng chỉ hành nghề quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:

a) Chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được cấp giấy phép, chứng chỉ hành ngh;

b) Việc áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định ti Điều 16 Pháp lệnh và Điều 11 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

4. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:

a) Buộc cá nhân, tchức vi phạm tiêu hủy hàng giả được áp dụng đối vi loại hàng giả mà việc tự tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;

b) Buộc cá nhân, tổ chức vi phạm loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả được áp dụng đối với loại hàng giloại bỏ được yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tvi phạm này không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khu hàng giả được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có khả năng thực hiện được các biện pháp này;

d) Buộc nộp lại số tiền thu được vào ngân sách nhà nước được áp dụng đi với cá nhân, tổ chức vi phạm có thu lợi bất chính, bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ sản xut, buôn bán hàng giả;

đ) Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đi với shàng giả mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường.

5. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này, người có thm quyn xử phạt phải quy định thời hạn phù hp đ cá nhân, tchức vi phạm thực hiện. Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định.

Điều 6. Áp dụng các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này.

2. Nguyên tắc xử phạt; các trường hợp không xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hiệu và thời hạn; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cu trách nhiệm hình sự hoặc chuyển lại để xử phạt hành chính

1. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có dấu hiệu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh.

2. Trường hp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 63 Pháp lệnh thì xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với slượng của hàng thật có giá trị đến 1.000.000 đng;

b) Phạt tin từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với slượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với s lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với slượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng không quá 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hp sau đây:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm;

c) Hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc cá nhân, tổ chức buôn bán hàng giả là người trực tiếp nhập khẩu hàng giả đó.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm buôn bán loại hàng giả quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đi với vi phạm buôn bán loại hàng giả quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điu này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng giả đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán hàng giả vào ngân sách nhà nước đi với vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi tiêu hủy đối vi hàng giả đã bán còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng

1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng không quá 100.000.000 đồng đối với một trong các tờng hợp sau đây:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuc thú y, thuc bảo vệ thực vật, ging cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại hàng giả quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng giả đi với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi tiêu hủy đối với số hàng giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với slượng của hàng thật có giá trị đến 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đng;

d) Phạt tin từ 3.000.000 đng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hp sau đây:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, st thép xây dựng, mũ bảo him;

c) Hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc cá nhân, tổ chức buôn bán hàng giả là người trực tiếp nhập khẩu hàng giả đó.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm buôn bán loại hàng giả quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm buôn bán loại hàng giả quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiu ln hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đi với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đi với số   hàng giả đã bán còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 11. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với s lượng của hàng thật có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này đi với một trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng gilà lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo v thc vt, giống cây trồng, ging vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, st thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng  giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đi với vi phạm sản xuất loại hàng giả quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đối với số hàng giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 12. Xử phạt đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả

1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng đến 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);

b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 100 đơn vị đến 500 đơn vị;

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 3.000 đơn vị;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 3.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị;

h) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lưng trên 10.000 đơn vị.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm;

b) Hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì giả hoặc cá nhân, tổ chức buôn bán tem, nhãn, bao bì giả là người trực tiếp nhập khẩu tem, nhãn, bao bì giả đó.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm buôn bán loại tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm buôn bán loại tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với vi phạm quy định tại Điu này;

b) Buộc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán tem, nhãn, bao bì giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đã bán còn đang lưu thông trên thị trường đi với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 13. Xử phạt đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả

1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng đến 100 đơn vị;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 100 đơn vị đến 500 đơn vị;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hp tem, nhãn, bao bì giả có s lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 3.000 đơn vị;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 3.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị;

g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có slượng trên 10.000 đơn vị.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này đối với trường hợp tem, nhãn, bao bì giả của hàng hóa là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm sản xuất loại tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất tem, nhãn, bao bì giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 14. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ

Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xử phạt.

Chương III

THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Điều 15. Thủ tục xử phạt

1. Thủ tục xử phạt, thời hạn xử phạt, thủ tục chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các vụ việc xử phạt vi phạm hành chính đều phải lập hồ sơ và lưu giữ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm công bố công khai thông tin về tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt, loại hàng giả, các du hiệu nhận biết hàng giả, địa bàn hoặc địa điểm phát hiện hàng giả trên trang thông tin điện t của cơ quan mình hoặc cung cấp các thông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng.

Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành ph trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thm quyn xử phạt hành chính theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Pháp lệnh đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.

Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

1. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điu 37 Pháp lệnh có thẩm quyn xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định từ Điều 8 đến Điều 14 Nghị định này.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Kim soát viên thị trường đang thi hành công vụ:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đi với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả, tang vật.

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;

d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn, đình chỉ có thi hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;

d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành

1. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm vtrật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điu tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh đối với các hành vi sản xut, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này.

2. Người có thẩm quyền của cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại các Điều 32, 33 và 34 Pháp lệnh đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả, buôn bán hàng giả qua biên giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.

3. Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý của ngành.

Điều 19. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính

Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ cho vic xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định ti Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Đối với hàng giả quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Nghị định này là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP. Thủ trưởng cơ quan thanh tra, kim tra phát hiện vi phạm hành chính hoặc đang thụ lý xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm tchức xác định giá theo quy định tại khoản này.

2. Trường hợp không thể xác định được giá trị như quy định tại Khoản 1 Điều này thì thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP để xác định giá theo giá của hàng giả căn cứ vào thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

3. Tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 và Khoản 5 Điều 3 Nghị định này được xác định giá trị theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

Điều 20. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm chi trả chi phí cho việc thu hồi tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm khi bị áp dụng biện pháp này.

3. Đối với hàng giả bị xử phạt tịch thu tiêu hủy hoặc xử lý tịch thu tiêu hủy nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng chi trả chi phí tiêu hủy hoặc hàng giả không có người nhận thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí tiêu hủy hàng giả theo quy định.

Điều 21. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

Điều 22. Quản lý, sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính

Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm tiền phạt, tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.

2. Bãi bỏ các quy định:

a) Khoản 8 Điều 3, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP;

b) Khoản 6 Điều 3, Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;

c) Điều 12 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá;

d) Khoản 28 Điều 2 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y;

đ) Điểm a, Điểm b và Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

e) Điểm b Khoản 4 Điều 13, Điểm c Khoản 6 Điều 14 và Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

g) Khoản 3 Điều 12 và Khoản 3 Điều 16 quy định xử phạt đối với hành vi giả mạo nhãn các loại giống vật nuôi đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký tại Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Chính ph về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;

h) Khoản 2 Điều 3, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;

i) Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đi, bsung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP;

k) Các quy định khác của Chính phủ về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan.

2. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả đã lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian Nghị định này chưa có hiệu lực, nhưng tại thời điểm xử phạt Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử phạt trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hành chính hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn.

Điều 25. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc thực hiện quy định tại Đim d Khoản 4 Điu 5, Khoản 3 Điu 20 và Điều 22 Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.