• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/01/1981
  • Ngày hết hiệu lực: 18/04/1992
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Số: 31-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 23 tháng 1 năm 1981

NGHỊ ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 31/CP NGÀY 23-1-1981
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ CẢI TIẾN KỸ THUẬT HỢP LÝ HOÁ
SẢN XUẤT VÀ SÁNG CHẾ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980;

Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế ban hành kèm theo nghị định của Hội đồng Chính phủ số 172-CP ngày 1-11-1973;

Để tăng cường công tác tổ chức và quản lý đối với hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và hoạt động sáng chế, nhằm khuyến khích mọi người lao động phát huy sáng tạo khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống xã hội;

Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1- Nay ban hành, kèm theo nghị định này, bản Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.

Điều 2 - Bản Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về quản lý và khen thưởng sáng kiến và sáng chế trái với điều lệ này đều bãi bỏ. Đối với những sáng kiến và sáng chế chưa có quyết định trả thưởng thì được xét thưởng theo quy định của bản điều lệ này.

Điều 3 - Các đồng chí bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành nghị định này.

Điều 4 - Đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thi hành bản điều lệ này.

 

 

 

ĐIỀU LỆ

VỀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT - HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT VÀ SÁNG CHẾ

(Ban hành kèm theo nghị định số 31-CP
ngày 23 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ)

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lý hoá sản xuất (gọi tắt là sáng kiến) và sáng chế theo điều lệ này là kết quả lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật của người lao động làm chủ tập thể có tác dụng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, góp phần phát triển kinh tế quốc dân, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.

Để khuyến khích và giúp đỡ mọi công dân tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế; tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý sáng kiến, sáng chế một cách có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội-đặc biệt là công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ CHí Minh- xây dựng và phát triển phong trào quần chúng phát huy và áp dụng sáng kiến, sáng chế;

Để đảm bảo quyền lợi của các tác giả sáng kiến, sáng chế;

Điều lệ này quy định nội dung sáng kiến, sáng chế; quyền lợi của người sáng tạo và áp dụng sáng kiến, sáng chế; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa và các cá nhân liên quan đến việc tạo ra và sử dụng sáng kiến, sáng chế.

 

CHƯƠNG I
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT-HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT

A. KHÁI NIỆM

Điều 1.- 1. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất được công nhận theo điều lệ này là một giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất mới, có khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị (kể cả đơn vị kinh tế tập thể) nhận đăng ký.

Nội dung của sáng kiến có thể là:

Cải tiến kết cấu máy móc, trang bị, công cụ lao động, sản phẩm, cải tiến phương án thiết kế hoặc kết cấu các công trình xây dựng ...;

Cải tiến tính năng, công dụng, thành phần của nguyên liệu, vật liệu hoặc sản phẩm ...;

Cải tiến phương pháp khảo sát, thiết kế ,công nghệ, thi công, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh...;

Cải tiến tổ chức sản xuất nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, công cụ lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, tiền vốn....

Điều 2.- Một giải pháp được công nhận là mới nếu trước ngày đăng ký giải pháp đó:

Chưa được cơ quan, đơn vị áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng trong sản xuất , công tác;

Chưa được cơ quan quản lý cấp trên giới thiệu bằng văn bản hoặc chưa được phổ biến trong các sách báo kỹ thuật do ngành hoặc địa phương xuất bản tới mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

Chưa được cơ quan, đơn vị, hoặc cơ quan quản lý cấp trên quy định thành những biện pháp thực hiện bắt buộc như tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm ...;

Không trùng với nội dung của một giải pháp đã đăng ký trước.

Điều 3. - Một giải pháp có khả năng áp dụng với cơ quan, xí nghiệp nhận đăng ký là giải pháp đáp ứng một nhiệm vụ sản xuất, công tác và có thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại của cơ quan, xí nghiệp đó.

Điều 4.- Một giải pháp mang lại lợi ích thiết thực là giải pháp khi áp dụng vào sản xuất, công tác đem lại một hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao hơn hoặc cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, điều kiện bảo vệ sức khoẻ, nâng cao an toàn lao động...

Điều 5.- Những giải pháp do cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý đề ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu có giá trị kinh tế, kỹ thuật lớn và có khả năng áp dụng rộng rãi cũng được công nhận là sáng kiến.

B. ĐĂNG KÝ, XÉT CÔNG NHẬN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
SÁNG KIẾN

Điều 6.- 1. Đơn đăng ký sáng kiến do tác giả làm và nộp cho cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc hoặc cho bất kỳ cơ quan, xí nghiệp nào mà theo tác giả có khả năng áp dụng sáng kiến của mình.

2. Trường hợp những giải pháp có cùng một nội dung do nhiều người nộp đơn đăng ký sáng kiến độc lập với nhau, thì người nào nộp đơn trước tiên sẽ được công nhận là tác giả sáng kiến.

Điều 7. - 1. Cơ quan, đơn vị nhận đơn đăng ký sáng kiến phải ghi nhận vào sổ đăng ký sáng kiến của đơn vị và thông báo cho người nộp đơn.

2. Trong thời hạn một tháng tính từ ngày nhận đơn đăng ký sáng kiến, cơ quan, đơn vị phải xét và quyết định công nhận hoặc không công nhận giải pháp là sáng kiến.

3. Đối với những giải pháp cần tiến hành thực nghiệm hoặc áp dụng thử trước khi quyết định công nhận hoặc không công nhận là sáng kiến thì thời hạn trên được phép kéo dài theo yêu cầu thử nghiệm và phải báo cho tác giả.

Điều 8. - 1. Nếu công nhận một giải pháp là sáng kiến thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải cấp cho tác giả một giấy chứng nhận sáng kiến và thông báo trong cơ quan, đơn vị. Giấy chứng nhận sáng kiến chỉ có giá trị trong phạm vị cơ quan, đơn vị đó.

2. Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (sau đây gọi là các đồng tác giả sáng kiến) thì giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho từng người, trong đó có ghi họ tên các đồng tác giả khác.

3. Tác giả sáng kiến được hưởng các quyền lợi quy định trong chương IV của điều lệ này.

4. Nếu không công nhận một giải pháp là sáng kiến thì cơ quan, đơn vị phải thông báo lý do cho người nộp đơn đăng ký sáng kiến và không có quyền áp dụng giải pháp do người đó nêu ra.

5. Thủ tục đăng ký, xét công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.

Điều 9. - Khi xét công nhận sáng kiến, nếu phát hiện giải pháp có khả năng được bảo hộ như một sáng chế thì cơ quan, đơn vị phải tiến hành ngay những biện pháp cần thiết để đăng ký sáng chế theo quy định ở chương II, mục C của điều lệ này.

 

CHƯƠNG II
SÁNG CHẾ

A. KHÁI NIỆM

Điều 10. - Sáng được bảo hộ theo điều lệ này là một giải pháp kỹ thuật mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong nền kinh tế quốc dân, y tế, văn hóa, giáo dục hay quốc phòng và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

Điều 11. - Giải pháp kỹ thuật được công nhận là mới nếu trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp đó hoặc các giải pháp tương tự chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước dưới mọi hình thức đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được.

Điều 12. - Giải pháp kỹ thuật có trình độ sáng tạo phải là kết quả của lao động sáng tạo và không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện có trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.

Điều 13. - 1. Đối tượng của sáng chế là cơ cấu, phương pháp hay chất mới cũng như việc sử dụng cơ cấu, phương pháp hay chất đã biết theo một chức năng mới.

2. Được bảo hộ như là sáng chế:

a) Các giống cây và giống con gia súc mới;

b) Các phương pháp mới về phòng bênh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng.

3. Những giải pháp trái với đạo đức xã hội chủ nghĩa và những giải pháp không có khả năng thực hiện không được coi là sáng chế và không được bảo hộ.

B. BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Điều 14. - 1. Nhà nước bảo hộ sáng chế dưới hai hình thức: cấp bằng tác giả sáng chế hoặc cấp bằng sáng chế độc quyền.

2. Bằng tác giả sáng chế xác nhận giải pháp kỹ thuật là sáng chế, quyền ưu tiên đối với sáng chế, quyền tác giả sáng chế và quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước. Người nhận bằng tác giả sáng chế được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo những quy định trong chương IV của điều lệ này.

3. Bằng sáng chế độc quyền xác nhận quyền sở hữu sáng chế của chủ sáng chế, giải pháp kỹ thuật là sáng chế, quyền ưu tiên đối với sáng chế và quyền tác giả sáng chế.

4. Tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả có quyền lựa chọn một trong hai hình thức bảo hộ nói trên.

5. Trong thời gian có hiệu lực, bằng sáng chế độc quyền có thể được đổi thành bằng tác giả sáng chế. Bằng tác giả sáng chế không được đổi thành bằng sáng chế độc quyền.

Điều 15. - 1. Những trường hợp dưới đây chỉ được cấp bằng tác giả sáng chế:

a) Những sáng chế được tạo ra trong phạm vi trách nhiệm của tác giả khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc tác giả nhận được sự giúp đỡ về vật chất của cơ quan, đơn vị để tạo ra sáng chế (sau đây gọi tắt là sáng chế công vụ);

b) Những sáng chế liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia;

c)Những sáng chế về thiết bị và phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, gia súc và cây trồng;

d) Những sáng chế về:

- các chất thu được bằng phương pháp hoá học;

- Các loại dược phẩm đề phòng bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng;

- Các loại thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc.

2. Những sáng chế về phương pháp để chế tạo ra các đối tượng nêu trong điểm 1d của điều này có thể được cấp bằng sáng chế độc quyền.

Điều 16. -1. Sáng chế được pháp luật bảo hộ kể từ ngày Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ra quyết định cấp bằng.

2. Khối lượng bảo hộ đối với một sáng chế được xác định trong công thức sáng chế. Phần mô tả sáng chế chỉ dùng để diễn giải công thức sáng chế.

3. Thời hạn hiệu lực của bằng tác giả sáng chế, bằng sáng chế độc quyền là 15 năm tính từ ngày nộp đơn sáng chế.

Điều 17.-1. Những người có hành động vi phạm quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước và của chủ sáng chế sẽ bị xử lý theo pháp luật của Nhà nước.

2. Các trường hợp sau đây không coi là vi phạm quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước và chủ sở hữu sáng chế:

a) Sử dụng các máy móc, trang thiết bị, vật dụng... là đối tượng của sáng chế được cấp bằng trên các phương tiện giao thông vận tải đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trên lãnh thổ, không phận và hải phận Việt Nam với điều kiện những máy móc, trang bị,vật dụng... đó chỉ nhằm phục vụ cho việc duy trì hoạt động của phương tiện giao thông vận tải nói trên;

b) Sử dụng sáng chế không nhằm mục đích kinh doanh.

3. Trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào đã áp dụng hoặc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đồng nhất với sáng chế một cách độc lập đối với người nộp đơn thì vẫn được quyền tiếp tục áp dụng giải pháp đó nhưng không được mở rộng phạm vi và khối lượng áp dụng.

Điều 18.- 1. Quyền tác giả sáng chế thuộc về người đã tạo ra sáng chế bằng chính lao động sáng tạo của mình.

2. Nếu sáng chế do một tập thể tác giả tạo ra thì quyền tác giả thuộc về các tác giả đó (sau đây gọi là các đồng tác giả sáng chế).

3. Những người có hành động vi phạm quyền tác giả sáng chế sẽ bị xử lý theo pháp luật Nhà nước.

Điều 19.- Trong thời hạn hiệu lực của bằng tác giả sáng chế, các cơ quan, xí nghiệp đều được quyền sử dụng sáng chế nhưng phải thông báo cho Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trước khi áp dụng và có nghĩa vụ trả thưởng cho tác giả.

Các cá nhân hoặc pháp nhân khác chỉ được sử dụng sáng chế sau khi đã được Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cho phép.

Điều 20.- 1. Tác giả sáng chế công vụ (điều 15, điểm 1a) được cấp bằng tác giả sáng chế đồng thời được nhận một khoản tiền thưởng khuyến khích ban đầu theo mục B, bảng phụ lục 2 kèm theo điều lệ này.

2. Cơ quan, đơn vị có sáng chế công vụ được cấp giấy chứng nhận sáng chế công vụ và được hưởng các quyền lợi sau đây:

- Được ưu tiên cung cấp thiết bị, vật tư, tài chính để tổ chức thực nghiệm, áp dụng và hoàn thiện sáng chế;

- Được uỷ nhiệm là chủ sáng chế khi đăng ký sáng chế ở nước ngoài và được hưởng các quyền lợi có liên quan theo quy định của Nhà nước khi thực hiện các hợp đồng mua bán hoặc trao đổi quyền sử dụng sáng chế đó.

Điều 21.- 1. Để duy trì hiệu lực của bằng sáng chế độc quyền, chủ sáng chế có nghĩa vụ đóng lệ phí hàng năm theo quy định của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

2. Hiệu lực của bằng sáng chế độc quyền bị đình chỉ trước thời hạn:

a) Nếu chủ sáng chế không đóng lệ phí theo đúng quy định;

b) Nếu chủ sáng chế nộp đơn cho Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xin từ bỏ sự bảo hộ sáng chế.

Điều 22.- Trong thời hạn hiệu lực của bằng sáng chế độc quyền, chủ sáng chế có quyền sử dụng sáng chế của mình vào mục đích sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam; có quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ sáng chế trên cơ sở hợp đồng do hai bên thoả thuận. Hợp đồng cho phép sử dụng hoặc chuyển nhượng sáng chế phải đăng ký tại Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Điều 23.- Trong trường hợp những sáng chế có ý nghiã đặc biệt quan trọng mà chủ sáng chế không sử dụng hoặc mức độ sử dụng không đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và cơ quan, xí nghiệp có yêu cầu sử dụng không đạt được sự thoả thuận với chủ sáng chế về việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì theo đề nghị của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định trưng mua hoặc cấp giấy phép sử dụng sáng chế cho cơ quan, hoặc xí nghiệp đó. Tiền bồi thường cho chủ sáng chế do cơ quan, xí nghiệp sử dụng trả theo quyết định của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Điều 24.- 1. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia liên quan đến sáng chế, các cơ quan, đơn vị và cá nhân được phép:

a) Xin bảo hộ sáng chế ở nước ngoài;

b) Mua bán,trao đổi quyền sử dụng sáng chế với các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.

2. Việc xin bảo hộ sáng chế ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi sáng chế được bảo hộ ở Việt Nam và phải theo đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 25. 1 - Người nước ngoài( hoặc pháp nhân nước ngoài) được hưởng các quyền lợi do điều lệ này quy định trên nguyên tắc có đi có lại theo đúng luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

2. Người nước ngoài(hoặc pháp nhân nước ngoài) muốnbảo hộ sáng chế ở Việt Nam phải thông qua người ddại diện hợp pháp ìa Phòng thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

C. ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Điều 26. -1. Đơn xin cấp bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền (sau đây đây gọi là đơn đăng ký sáng chế) phải do tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả làm và nộp cho Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

2. Đối với các sáng chế công vụ, cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm làm và nộp đơn đăng ký sáng chế kèm theo kết luận về tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng và lợi ích của sáng chế và tạo điều kiện để tác giả tham gia vàoviệc làm đơn đăng ký sáng chế.

3. Những người xin cấp bằng sáng chếđộc quyền phải trả lệ phíđăng ký sáng chế theo quy định của Uỷ banKhoa học và kỹ thuật Nhà nước.

4. Thủ tục làm và nộp đơn đăng ký sáng chế do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định trong thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ này

Điều 27. -1.Những người làm việc trong cơ quan , xí nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện những giải pháp kỹ thuật có khả năng được công nhận là sáng chế phải thông báo cho thủ trưởng cơ quan , xí nghiệp và không ai được làm lộ bảnchất của giải pháp đỏtước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.

2. Sau thời gian 2 tháng tính từ ngày nhận thông báo, nếu cơquan, xí nghiệp không làm và nộp đơn đăng ký sáng chếthì tác giả có quyền tự mình làm và nộp đơn đăng ký sáng chế trong đó phải ghi rõ là sáng chế công vụ.

Điều 28. - Quyền ưu tiên đối với sáng chế được xác định:

a) Theo ngày nộp đơn đăng kysangs chế tại Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

b) Theo ngày nộp đơn đăng ký sáng chể một số nước khác trên cơ sở của hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

c) Theo ngày trưng bằy sáng chế tại một cuộc triển lãm chính thức trên lẵnh thổ Việt Nam, nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày sáng chế được trưng bày taị triển lãm.

D. XÉT NGHIỆM, CẤP BẰNG VÀ CÔNG BỐ SÁNG CHẾ

Điều 29. -1. Trong thời hạn nhiều nhất là 3 tháng tính từ ngày nhận đơn đăng ký sáng chế, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nướcphải tiếnhành xét nghiệm sơ bộ và thông báo cho người nộp đon đăng ký sáng chế biết đơn được chấp nhận hay không chấp nhận hoặc yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung những tài liệu cần thiết.

2. Sau thời hạn 2 tháng tính từ nhày nhận được thông báo, nếu người nộp đơn không gửi nhữngtài liệu sửa đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu của uỷ banKhoa học và kỹ thuật Nhà nước thì đơn đăng ký sáng chế coi như không nộp.

Điều 30. -1. Trong thời hạn nhiều nhất là18 tháng tính từ ngày nhận đơn đăng ký sáng chế, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nướcphải tiến hành xét nghiệm khoa học kỹ thuật nội dung của giaỉ pháp ghi trong đơn và căn cứ vào kết quả xét nghiệm ra quyết định cấp bằng cho người nộp đơn đăng ký sáng chế.Trường hợp không cấp bằng phải nêu rõ lý do và thông báo cho người nộp đơn đăng ký.

2. Đối với sáng chế của một tập thể tác giả thì bằng tác giả sáng chế được cấp cho từng ngưòi, trong đó có ghi tên của các đồng tác giả khác.

3. Sáng chế được cấp bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền được công bố trong thông baó sáng chế do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước xuất bản.

4. Để đảm bảo lợi ích quốc gia, trong trường hợp cần thiết Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nướccó quyền hoãn hoặc không công bố sáng chế.

Điều 31. -1. Trong quá trình xét nghiệm khoa học kỹ thuật, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nướccó quyền yêu cầu người nộp đơnđăng ký sáng chế gửi bổ sung những tài liệu để làm rõ bản chất của giải phápnêu trong đơn hoăcj mời tác giả tham gia vào việc xét nghiệm giải pháp đó.

2. Nếu các tài liệu bổ sung làm thay đổi bản chất của giải pháp thì người nộp đơn phải làm và nộp đơn đăng ký sáng chế mới.

Điều 32. -1. Theo yêu cầu của Uỷ ban Khao học và kỹ thuật Nhà nước, các viện nghien cứu, thiết kế khoa học kỹ thuật, các trường đại học, các cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm tham gia vào việc đánh giá và kết luận về tính mới, trình độ sáng ta, khả năng áp dụng và lợi íc của giải pháp nêu trong đơn đăng ký sáng chế liên quan đén lĩnh vực chuyên môn của mình.

2. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nướcđược phép thành lập hội đồng kiểm tra xét nghiệm sáng chế giúp chủ nhiệm Uỷ ban xem xét và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến xét nghiệm sáng chế. Thành phần và phương thức hoạt động của hội đồng này dochủ nhiệm Uỷ banKhoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.

Điều 33.-1. Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm xét và cấp bằng tác giả sáng chế đối với các giống cây và giống congia súc mới sau khi đượcUỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ghi nhận vào danh mục sáng chế của quốc gia.

2. Thủ tục đăng ký, xét và cấp băng, tổ chức áp dụng, khen thưởng và giải quyết các khiếu nại có liên quan đến các giống cây và giống con gia súc mới do Bộ Nông nghiệp quy định trong một thông tư riêng, sau khi thoả thuận với Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Đ. SÁNG CHẾ BỔ SUNG

Điều 34.- 1. Sáng chế bổ sung là một sáng chế hoàn thiện một sáng chế khác (gọi là sáng chế cơ bản) trước đó đã được cấp bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền đang còn hiệu lưc và không thể sử dụng sáng chế đó khi không sử dụng sáng chế cơ bản.

2. Việc bảo hộ, thủ tục đăng ký, xét nghiệm, cấp bằng và công bố sáng chế bổ sung được tiến hành theo quy định trong chương II, mục B, C, D của điều lệ này.

Điều 35. -1. Tác giả sáng chế bổ sung chỉ được cấp bằng tác giả sáng chế bổ sung nếu tác giả sáng chế cơ bản đã được cấp bằng tác giả sáng chế.

2. Nếu tác giả sáng chế cơ bản được cấp bằng sáng chế độc quyền thì tuỳ thuộc theo sự lựa chọn của người nộp đơn sáng chế bổ sung có thể được cấp bằng tác giả sáng chế bổ sung hoặc bằng sáng chế độc quyền bổ sung.Trong trường hợp này chỉ được sử dụng sáng chế bổ sung sau khi được sự đồng ý của chủ sáng chế cơ bản.

3.Nếu bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền cấp cho sáng chế cơ bản không còn hiệu lực vì những lý do không liên quan đến sáng chế bổ sung thì bằng cấp cho sáng chế bổ sung được coi là độc lập.

E. SÁNG CHẾ BÍ MẬT

Điều 36. -1. Những sáng chế có liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia cũng như những sáng chế vì lợi ích quốc gia cần phải giữ bí mật đều được coi là sáng chế bí mật.

2. Việc bảo hộ sáng chế bí mật do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định trong một thông tư liên bộ.

CHƯƠNG III
ÁP DỤNG VÀ THÔNG TIN SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ

Điều 37.-1 . Cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức áp dụng kịp thời có hiệu quả nhất các sáng kiến ,sáng chế theo đúng mức độ yêu cầu của sản xuất và công tác.

2. Khi áp dụng sáng kiến hay sáng chế vào sản xuất, công tác phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp. Quyết định phải ghi rõ ngày bắt đầu áp dụng, các bộ phận hoặc cá nhân có trách nhiệm áp dụng và các chỉ tiêu, định mức kinh tế- kỹ thuật mới.

3. Nếu việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế làm thay đổi chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật đang có hiệu lực thì cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh cho hợp lý. Riêng trong trường hợp nhữnh sáng kiến hay sáng làm tăng năng suất lao động thì những người áp dụng theo điểm 2 của điều này được hưởng tiền lương, tiền thưởng tính theo định mức lao độngchỉ trong thời hạn nhiều nhất là 6 tháng kể từ ngàybắt đầu áp dụng.

Điều 38. -1. Đối với những sáng kiến sáng chế có khả năng áp áp dụng mở rộng trong ngành hoặc địa phương thì cơ quan,xí nghiệp có trách nhiệm báo cáo kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên nội dung và lợi ích của sáng kiến, sáng chế; đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan, xí nghiệp khác hoặc địa phương khác có thể áp dụng sáng kiến, sáng chế đó.

2. Ngành hoặc địa phương có trách nhiệm tổ chức công tác thông tin sáng kiến, sáng chế trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc ngành hoặc địa phương mình.

3. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin sáng chế trong phạm vi cả nước. Đối với những sáng chế quan trọng, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có nhiệm vụ thông báo kịp thời hoặc kiến nghị Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành, các địa phương nghiên cứu đưa vào các kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ.

CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ

A. KHEN THƯỞNG CHO TÁC GIẢ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
SÁNG KIẾN HOẶC BẰNG TÁC GIẢ SÁNG CHẾ

 

Điều 39.- 1. Tác giả được cấp giấy chứng nhận sáng kiến hoặc bằng tác giả sáng chế có quyền nhận khen thưởng khi cơ quan, xí nghiệp áp dụng sáng kiến hay sáng chế của mình. Quyền nhận tiền thưởng được phép chuyển giao cho người thừa kế theo pháp luật Nhà nước.

2. Mức khen thưởng cho tác giả được xác định trên cơ sở những lợi ích thu được do việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế đó.

3. Thủ trưởng các cấp có trách nhiệm giải quyết những quyền lợi về khên thưởng cho tác giả sáng kiến hay sáng chế theo đúng quy định của điều lệ này.

Điều 40. - 1. Hình thức khen cho tác giả có thể là giấy khen, bằng khen, các danh hiệu vinh dự ... do thủ trưởng các cấp quyết định.

2. Tiền thưởng cho tác giả hoặc tập thể tác giả của một sáng kiến cao nhất không quả mười nghìn đồng (10 000) và của một sáng chế cao nhất không quá năm mươi nghìn đồng (50 000). Trường hợp làm tập thể tác giả, các đồng tác giả tự thoả thuận về việc sử dụng số tiền thưởng cho sáng kiến hay sáng chế của tập thể.

3. Tác giả của những sáng kiến hay sáng chế có giá trị khoa học kỹ thuật và kinh tế đặc biệt lớn được Nhà nước trao tặng các danh hiệu và giải thưởng quốc gia về khoa học ký thuật.

 

Điều 41. - 1. Cơ quan, đơn vị áp dụng đầu tiên sáng kiến hoặc sáng chế có trách nhiệm tính toán lợi ích trực tiếp thu được (hoặc tiết kiệm được) bắng tiền do việc áp dụng sáng kiến hoặc sáng chế đó đem lại.

2. Tiền thưởng cho tác giả một sáng kiến căn cứ vào số tiền làm lợi thu được trong năm áp dụng đầu tiên và được xác định theo bẳng phụ lục I kèm theo điều lệ này.

Tiền thưởng cho tác giả một sáng chế được tính trong hai năm áp dụng đầu tiên. Mức thưởng trong mỗi năm căn cứ vào số tiền làm lợi thu được trong năm đó và được xác định theo mục A bảng phụ lục II kèm theo điều lệ này. Tổng số tiền thưởng trong cả hai năm không được vượt quá mức thưởng tối đa quy định ở điều 40, điểm 2 điều lệ này.

3. Việc xác định tiền thưởng cho tác giả sáng kiến hay sáng chế làm thay đổi phương án thiết kế, thi công các công trình xây dựng do y ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và y ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước quy định trong một thông tư liên bộ.

 

Điều 42. - 1. Nếu lợi ích thu được do việc áp dúng sáng kiến hay sáng chế không tính được thành tiền thì việc xác định mức thưởng cho tác giả được xem xét dựa trên các cơ sở sau đây:

a) Những lợi ích thu được về các mặt cải thiện điều kiện lao động, điều kiên sống, điều kiện bảo về sức khoẻ, bảo vệ môi sinh, nâng cao an toàn lao động, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh quốc gia ...;

b) Khối lượng và phạm vi áp dụng;

c) Giá trị về khoa học kỹ thuật;

d) Mức độ phức tạp của nhiệm vụ giải quyết.

2. Những lợi ích nêu ở điểm 1 của điều này phải được mô tả đầy đủ và cụ thể để làm căn cứ khen thưởng.

Điều 43. - Nếu lợi ích tính được thành tiền theo phản ánh đầy đủ giá trị của sáng kiến hay sáng chế thì căn cứ vào ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật và mức độ quan trọng của nhiệm vụ được giải quyết, thủ trưởng các cấp được nâng cao mức thưởng nhiều nhất không quá ba lần trong giới hạn phân cấp quyết định mức thưởng quy định ở điều 46 của điều lệ này.

Điều 44. -1. Cơ quan, xí nghiệp áp dụng đầu tiên và trực tiếp thu lợi do việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế có trách nhiệm trả thưởng cho tác giả.

2. Nếu việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế không đem lại lợi ích trực tiếp cho cơ quan, đơn vị nào do có sáng chế hay sáng kiến đó mà thu lợi có trách nhiệm trả thưởng cho tác giả theo mức thưởng do cơ quan, đơn vị áp dụng đầu tiên xác định.

Điều 45. -1.Trong thời hạn 2 năm đối với sáng kiến và 5 năm đối với sáng chế kể từ ngày sáng kiến hay sáng chế được áp dụng ở cơ quan, đơn vị đầu tiên, nếu sáng kiến hay sáng chế được áp dụng mở rộng ở các cơ quan, xí nghiệp khác thì tác giả được nhận tiền thưởng bổ sung.

2. Tiền thưởng bổ sung cho tác giả do các cơ quan, đơn vị áp dụng mở rộng trả. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quyết định mức trả tiền thưởng bổ sung, tuỳ theo phạm vi áp dụng mở rộng là thuộc cơ quan quản lý ngành ở trung ương hay thuộc địa phương quản lý.

Điều 46.- Quyền hạn quyết định mức thưởng quy định như sau:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được quyền quyết định mức thưởng cho tác giả sáng kiến, sáng chế cao nhất tới bậc 6 theo các bảng phụ lục 1 và 2A của điều lệ này, tuỳ theo sự phân cấp của Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền quyết định mức thưởng cho tác giả sáng kiến, sáng chế từ bậc 7 đến mức thưởng tối đa và trong giới hạn trên có thể phân cấp quyết định mức thưởng cho các cấp quản lý thuộc ngành hoặc địa phương.

B- CÁC QUYỀN LỢI KHÁC CỦA TÁC GIẢ SÁNG KIẾN, SÁNG CHẾ

Điều 47.- 1. Tác giả sáng kiến hoặc sáng chế có quyền được tham gia vào việc thực nghiệm và áp dụng thử sáng kiến hay sáng chế của mình theo kế hoạch chung của cơ quan, đơn vị.

2. Trong những điều kiện như nhau, tác giả sáng kiến hoặc sáng chế được hưởng ưu tiên so với những người khác khi xét giải quyết các quyền lợi về đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.

C- THƯỞNG KHUYẾN KHÍCH NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TÁC GIẢ VÀ NHỮNG NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ ÁP DỤNG LẦN ĐẦU SÁNG KIẾN,
SÁNG CHẾ

 

Điều 48.- 1. Những người được phân công giúp đỡ tác giả về mặt kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu thí nghiệm để tạo ra sáng kiến, sáng chế được nhận tiền thưởng khuyến khích, cao nhất không qúa 25% số tiền thưởng cho tác giả.

2. Những người tham gia tổ chức và áp dụng lần đầu sáng kiến hay sáng chế của cơ quan, đơn vị được nhận tiền thưởng khuyến khích, cao nhất không qúa 50% số tiền thưởng cho tác giả.

3. Những người chủ động đề xuất, trực tiếp tham gia tổ chức và áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế của cơ quan, xí nghiệp khác, sau khi áp dụng thành công được nhận tiền thưởng khuyến khích, cao nhất không qúa 50% số tiền thưởng cho tác giả của một sáng kiến hay sáng chế có số tiền làm lợi tương đương.

4. Tiền thưởng khuyến khích cho những đối tượng nói trong các điểm 1,2,3 của điều này được trích từ tiền làm lợi thu được do việc áp dụng sáng kiến hay sáng chế. Khi xét thưởng khuyến khích phải căn cứ vào các mặt sau đây:

a) Khối lượng và mức độ phức tạp của những công việc mà họ tham gia giải quyết.

b) Tinh thần tích cực, chủ động góp phần đẩy mạnh nhanh quá trình tạo ra và áp dụng sáng kiến, sáng chế.

CHƯƠNG V
BẢO VỆ CÁC QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN SÁNG KIẾN VÀ SÁNG CHẾ.

Điều 49. -1. Người nộp đơn đăng ký sáng kiến có quyền khiếu nại với cơ quan, đơn vị trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn đăng ký sáng kiến không được xét công nhận theo thời hạn quy định;

b) Không đồng ý với lý do mà cơ quan, xí nghiệp nêu ra để không công nhận giải pháp đã đăng ký là sáng kiến.

2. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đượv khiếu nại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại.

3. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên. Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp không được quá 1 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại đó. Trong việc giải quyết các khiếu nại về việc đăng ký và công nhận sáng kiến, quyết định của thủ trưởng các Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng.

Điều 50.- 1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền khiếu nại với Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

a) Không đồng ý với những lý do từ chối việc chấp nhận đơn đăng ký sáng chế;

b) Không đồng ý với những lý do cấp bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền;

c) Không đồng ý với công thức sáng chế do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xác lập.

2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết và thông báo cho người khiếu nại. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng trong việc giải quyết khiếu nại này.

Điều 51.- 1. Trong thời hạn hiệu lực của bằng, bất kỳ cơ quan, đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào cũng có quyền gửi đơn đến Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước phản đối việc cấp bằng tác giả sáng chế, bằng sáng chế độc quyền vì lý do vi phạm các điều kiện để cấp bằng. Căn cứ vào kết quả xem xét các đơn đó,Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có quyền quyết định huỷ bỏ từng phần hoặc toàn bộ hiệu lực của bằng tác giả sáng chế hoặc bằng sáng chế độc quyền và công bố trên thông báo sáng chế đồng thời thông báo cho người được cấp bằng.

2. Nếu người được cấp bằng không đồng ý với quyết định huỷ bằng thì trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được thông báo, có quyền khiếu nại với Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng về vấn đề này.

Điều 52. - 1. Tác giả được cấp giấy chứng nhận sáng kiến hoặc bằng tác giả sáng chế có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:

a) Không được tham gia vào việc thí nghiệm và áp dụng sáng kiến hay sáng chế của mình.

b) Sáng kiến hay sáng chế không được áp dụng hoặc mức độ áp dụng không đầy đủ theo yêu cầu của sản xuất, công tác.

c) Không được khen thưởng theo đúng quy định của điều lệ này.

2. Những người hỗ trợ tác giả, những người tổ chức và áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế có quyền khiếu nại khi không được nhận tiền thưởng khuyến khích như quy định ở điều 48 của điều lệ này.

3. Những đơn khiếu nại nói ở các điểm 1và 2 của điều này được nộp cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc khiếu nại.Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại.

4. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lỷ cấp trên của cơ quan, đơn vị.

Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp không được kéo dài quá 1 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Quyết định của thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng về việc giải quyết các khiếu nại này.

Điều 53.- Những khiếu tố về sự vi phạm các quyền tác giả, quyền sở hữu sáng chế của Nhà nước và của chủ sáng chế cũng như những khiếu tố có liên quan đến quyền thừa kế được xét xử theo pháp luật Nhà nước.

 

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN - SÁNG CHẾ

 

A. CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Điều 54.- 1. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nứoc có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến - sáng chế trong phạm vi cả nước.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức,chỉ đạo và quản lý hoạt động sáng kiến - sáng chế trong ngành hoặc địa phương. Cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật của các ngành, địa phương có trách nhiệm giúp thủ trưởng ngành hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện chức năng nói trên.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đối với sự pháp triển toàn diện hoạt động sáng kiến, sáng chế trong cơ quan, đơn vị. Tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật của cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ giúp thủ trưởng thực hiện chức năng nói trên và phải phân công cán bộ hoặc bộ phận phụ trách công tác quản lý sáng kiến, sáng chế.

4. Các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước được thành lập một hội đồng tư vấn giúp thủ trưởng thực hiện chức năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động sáng kiến - sáng chế ( gọi tắt là hội đồng sáng kiến - sáng chế).

Các cơ quan quản lý ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tuỳ tình hình cụ thể có thể thành lập hội đồng sáng kiến - sáng chế ở cấp mình.

Điều 55. - Thủ trưởng các ngành, các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội - đặc biệt là công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - trong quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động sáng kiến - sáng chế.

B. TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN -SÁNG CHẾ

 

Điều 56. - 1. Các cơ quan, đơn vị và cơ quan quản lý ngành được lập dự trùchi phí cho những mục đích sau đây:

a) Thực hiện những biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến - sáng chế;

b) Tổ chức thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, sáng chế;

c) trả thưởng cho tác giả, cho người hỗ trợ tác giả và những người tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế.

2. Kinh phí chi cho việc thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, sáng chế được trích từ các nguồn sau đây:

- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất;

- Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

- Kinh phí hành chính sự nghiệp,

3. Kinh phí cho việc trả thưởng và thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến - sáng chế:

a) Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh được trích từ nguồn lợi thu được do áp dụng sáng kiến, sáng chế.

b) đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý ngành được trích từ kinh phí hành chính sự nghiệp hoặc kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

4. Thể lệ lập dự trù, hạch toán và quyết toán các khoản chi phí nói ở điểm 1 của điều này do Bộ Tài chính và Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước quy định.

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. -Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các thông tư giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ này.

Điều 58. -Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều lệ này, và đặc điểm của ngành, địa phương mà ban hành quy định cụ thểvà đôn đốc kiểm tra việc chấp hành điều lệ này.

Điều 59. - Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định về khen thưởng và quản lý sáng kiến, sáng chế trái với điều lệ này đều xoá bỏ.

 

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Tố Hữu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.