• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 07/05/2014
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 15/2014/TT-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày 24 tháng 3 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto

_______________________________

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tô chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một sổ cơ chế, chỉnh sách tài chỉnh đôi với dự án đâu tư theo Cơ chế phát triển sạch;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khỉ hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường han hành Thông tư quy định việc xây dựng, cap Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chê phát trỉên sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc chuẩn bị, trình tự, thủ tục xem xét, xác nhận, phê duyệt các tài liệu dự án đầu tư theo Cơ chế phát triến sạch trong khuôn khô Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.

Điều 3. Danh mục từ viết tắt

1.Cơ chế phát triển sạch (CDM).

2.Dự án đầu tư theo CDM (dự án CDM).

3.Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CER).

4.Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM (PIN).

5.Vănn kiện thiết kế (DD).

6.Quy mô nhỏ (SSC).

7.Trồng rừng, tái trồng rừng (AR).

8.Thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS).

9.Văn kiện thiết kế dự án theo CDM (PDD).

10.Văn kiện thiết kế dự án quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PDD).

11.Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng (AR-PDD).

12.Văn kiện thiết kế dự án thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS-PDD).

13.Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC AR-PDD).

14.Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA).

15.Hoạt động chương trình (CPA).

16.Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA-DD).

17.Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PoA-DD)

18.Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-PoA-DD).

19.Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-PoA-DD).

20.Văn kiện thiết ké Hoạt động chương trình theo CDM (CPA-DD).

21.Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình quy mô nhỏ theo CDM (SSC-CPA-DD).

22.Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-CPA-DD).

23.Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng, tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-CPA-DD).

24.Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (Ban Chỉ đạo).

25.Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu).

26.Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB).

27.Tổ chức nghiệp vụ được EB chỉ định (DOE).

28.Cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam (Bên xây dựng dự án).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Thư xác nhận là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PIN và xác nhận PIN có thể phát triển, xây dựng thành dự án CDM tại Việt Nam.

2.Thư phê duyệt là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PDD, PoA-DD và khẳng định việc (hực hiện dự án theo nội dung của PDD, PoA- DD có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

3.Dự án CDM quy mô nhỏ bao gồm các hoạt động sau:

4.Các hoạt động dự án năng lượng tái tạo có công suất tối đa tương đương tới 15 MW.

a)Các hoạt động dự án nâng cao hiệu quả năng lượng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng (cung hoặc cầu) tối đa tương đương tới 60 GW/giờ/năm.

b)Các hoạt động dự án khác giảm phát thải khí nhà kính tối đa tương đương tới 60.000 tấn C02/năm.

Điều 5. Những lĩnh vực xây dựng, đầu tư dự án CDM

Dự án CDM được xây dựng, đầu tư trong các lĩnh vực sau đây:

1.Sản xuất năng lượng.

2.Chuyển tải năng lượng.

3.Tiêu thụ năng lượng.

4.Nông nghiệp.

5.Xử lý chất thải.

6.Trồng rừng và tái trồng rừng.

7.Công nghiệp hóa chất.

8.Công nghiệp chế tạo.

9.Xây dựng.

10.Giao thông.

11.Khai mỏ hoặc khai khoáng.

12.Sản xuất kim loại.

13.Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí).

14.Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride.

15.Sử dụng dung môi.

16.Thu hồi và lưu giữ các-bon.

17.Các lĩnh vực khác theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Chuẩn bị dự án CDM

1.Dự án CDM phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 5 của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theoCDM.

2.Các bên xây dựng dự án xấy dựng tài liệu dự án CDM trên cơ sở yêu cầu của nhà đầu tư theo một trong hai cách như sau:

a)Xây dựng PIN trình cấp có thẩm quyền cấp Thư xác nhận sau đó tiếp tục xây dựng, phát triển PIN thành PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế để trình cấp có thẩm quyền xét cấp Thư phê duyệt.

b)Xây dựng PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế trình cấp có thẩm quyền xét cấp Thư phê duyệt.

3.Các bên xây dựng dự án chủ động hoặc thông qua tổ chức tư vấn có liên quan để lựa chọn hình thức đầu tư, công nghệ và phương thức phân chia lợi ích thích hợp có được từ dự án CDM phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam.

4.Khi xây dựng PDD hoặc PoA-DD, các bên xây dựng dự án kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài và DOE thẩm định dự án trước khi gửi EB để đăng ký dự án theo quy định.

5.Trong vòng 06 tháng kể từ ngày dự án bắt đầu hoạt động, các bên xây dựng dự án phải báo cáo bằng văn bản tới Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu về ngày bắt đầu hoạt động của dự án hoặc kế hoạch phát triển dự án CDM theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm Thông tư này.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận PIN

1.Một (01) bộ tiếng Việt PIN theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm Thông tư này.

2.Văn bản của các bên xây dựng dự án đề nghị xem xét và cấp Thư xác nhận PIN theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm Thông tư này.

Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời gian xem xét và cấp Thư xác nhận PIN

1.Bên xây dựng dự án nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

2.Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

3.Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Thư xác nhận.

Trường hợp nội dung hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có văn bản thông báo, hướng dẫn bên xây dựng dự án bố sung, điều chỉnh nội dung hồ sơ. Thời gian bổ sung, điều chỉnh không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư xác nhận.

4.Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cấp Thư xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 kèm Thông tư này; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

5.Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp Thư xác nhận, Cục Khí tượng Thủv văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả.

6.Tổng thời hạn xem xét cấp Thư xác nhận PIN quy định tại Điều này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD

1.Hồ sơ bản tiếng Việt, số lượng bộ hồ sơ sẽ căn cứ vào số lượng thành viên Ban Chỉ đạo cần gửi hồ sơ xin ý kiến bao gồm các thành viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của dự án.

Hồ sơ bản tiếng Anh, chủ đầu tư nộp một (01) bộ cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khi chủ đầu tư nộp hồ sơ bản tiếng Anh cho EB.

Căn cứ vào loại hình dự án, các bên xây dựng dự án lập PDD, PoA-DD và CPA-DD theo các mẫu quy định tại các Phụ lục 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 kèm Thông tư này.

Đối với các dự án có hoạt động thay thế điện từ lưới, trong quá trình xây dựng tài liệu dự án phải áp dụng hệ số phát thải lưới điện Việt Nam do Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu công bố để ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính.

2.Văn bản của các bên xây dựng dự án đề nghị xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm Thông tư này.

3.Bản sao có chứng thực văn bản nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm Thông tư này.

4.Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường cùng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.

5.Đối với các dự án phát điện lên lưới điện quốc gia phải có văn bản nhất trí về nguyên tắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với việc đấu nối lên lưới điện quốc gia.

6.Bản sao có chứng thực các loại giấy phép và văn bản cần thiết có liên quan đến hoạt động chuyên môn của dự án theo quy định hiện hành.

7.Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định PDD hoặc PoA-DD của

DOE.

8.Giấy ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước về việc thực hiện các nghĩa vụ đăng ký và nộp lệ phí CER trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam.

Điều 10. Trình tự, thủ tục, thời gian xem xét và cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD

1.Bên xây dựng dự án có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

2 Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu thông báo bằng văn bản yêu cầu bên xây dựng dự án bố sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

3.Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu gửi hồ sơ tới các thành viên có liên quan của Ban Chỉ đạo để xin ý kiến bằng văn bản đối với từng lĩnh vực cụ thế.

4.Trong thời hạn tối đa mười bốn (14) ngày làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo gửi ý kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm Thông tư này về Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Trường họp quá thời hạn trên, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu không nhận được ý kiến thì coi ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo là đồng ý và thông qua.

5.Trong trường hợp các thành viên Ban Chỉ đạo nhất trí và không yêu cầu bên xây dựng dự án giải trình, trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng họp trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định.

6.Trong trường hợp các thành viên Ban Chỉ đạo có ý kiến yêu cầu bên xây dựng dự án giải trình, trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng họp và có văn bản đề nghị bên xây dựng dự án giải trình. Thời gian giải trình không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư phê duyệt.

Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến giải trình của bên xây dựng dự án, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thấm định hồ sơ dự án trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định.

7.Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Thư phê duyệt PDD hoặc Thư phê duyệt PoA-DD theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 hoặc Phụ lục 24 kèm Thông tư này; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

8.Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

9.Tổng thời hạn xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD quy định tại Điêu này không quá ba mươi tám (38) ngày làm việc.

Điều 11. Hiệu lực Thư xác nhận, Thư phê duyệt

1.Thư xác nhận PIN có hiệu lực trong thời hạn mười tám (18) tháng kể từ ngày ký.

2.Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD có hiệu lực trong thời hạn hai mươi tư (24) tháng kể từ ngày ký.

Điều 12. Gia hạn Thư phê duyệt

1.Điều kiện gia hạn Thư phê duyệt:

a)Thư phê duyệt còn hiệu lực và dự án chưa được EB đăng ký là dự án

CDM;

b)Không thuộc các trường họp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư

này.

2.Hồ sơ đề nghị gia hạn Thư phê duyệt:

a)Đơn đề nghị gia hạn Thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm Thông tư này;

b)Thư phê duyệt đã được cấp;

c)Các Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Thư phê duyệt phải nộp trước thời điểm Thư phê duyệt hết hiệu lực ít nhất là 30 ngày.

3.Trình tự, thủ tục gia hạn Thư phê duyệt:

a)Bên xây dựng dự án nộp một (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu.

b)Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường họp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

c)Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, gia hạn Thư phê duyệt.

d)Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc gia hạn Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

e)Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc gia hạn Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

g) Tổng thời hạn xem xét gia hạn Thư phê duyệt quy định tại Điều này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

4.Thư phê duyệt chỉ được gia hạn một (01) lần đối với một PDD hoặc PoA-DD. Thời gian gia hạn là mười tám (18) tháng.

Điều 13. Điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt

1.Trường hợp có sự thay đổi thành phần bên xây dựng dự án trong nội dung Thư phê duyệt đã được cấp, bên xây dựng dự án phải đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt.

2.Điều kiện điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a)Thư phê duyệt còn hiệu lực ít nhất ba mươi (30) ngày hoặc Thư phê duyệt đã hết hiệu lực nhưng dự án đã được EB đăng ký là dự án CDM;

b)Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư

này.

3.Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a)Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm Thông tư này;

b)Thư phê duyệt đã được cấp;

c)Các Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

d)PDD hoặc PoA-DD sửa đổi bổ sung phù hợp với nội dung xin điều chỉnh và các văn bản có liên quan.

4.Trình tự, thủ tục điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a)Bên xây dựng dự án nộp một (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

b)Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

c)Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt.

d)Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

e)Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

g)Tổng thời hạn xem xét, điều chỉnh Thư phê duyệt quy định tại Điều

này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

Điều 14: Thu hồi Thư phê duyệt

1.Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thu hồi Thư phê duyệt trong các trường hợp sau đây:

a)Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hết thời hạn hoạt động.

b)Các bên xây dựng dự án cỏ quyết định bằng văn bản chấm dứt hoạt động của dự án CDM.

c)Hoạt động của dự án bị chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.

d)Trong thời gian mười hai (12) tháng sau khi được cấp Thư phê duyệt, các bên xây dựng dự án không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

2.Trong trường hơp Thư phê duyệt bị thu hồi, các bên xây dựng dự án chỉ được xem xét cấp Thư phê duyệt mới sau một (01) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi Thư phê duyệt trước đây.

Điều 15. Trách nhiệm báo cáo của các bên xây dựng dự án

1.Các bên xây dựng dự án được cấp Thư phê duyệt phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần về tình hình hoạt động của dự án đến Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án của tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương nơi triển khai dự án theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 và tháng 7 hàng năm.

2.Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi có thay đổi liên quan đến các bên xây dựng dự án hoặc nội dung dự án, các bên xây dựng dự án phải thông báo bằng văn bản cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu và kèm theo bản sao có chứng thực các văn bản có liên quan.

Điều 16. Quy định chuyển tiếp

1.Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt dự án CDM đã nộp nhưng chưa được cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.Đối với dự án đã được cấp Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt dự án CDM trước ngày Thông tư này có hiệu lực, bên xây dựng dự án tiếp tục thực hiện theo nội dung Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt đã được cấp.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Thư phê duyệt và báo cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Thông tư này.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 07 tháng 05 năm 2014 và thay thế Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo CDM trong khuôn khố Nghị định thư Kyoto và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đôi, bô sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1.Trách nhiệm của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đối khí hậu:

a)Theo dõi, hướng dẫn các bên xây dựng dự án trong quá trình xem xét, cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

b)Chủ trì, phối họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lập kế hoạch và tiến hành kiêm tra việc thực hiện các quy định hiện hành trong nước và quốc tế đối với dự án CDM; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm đối với hoạt động thực hiện dự án theo CDM quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp úy ban nhân dân các cấp và hỗ trợ các bên xây dựng dự án trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án CDM theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương và các tố chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Hồng Hà

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.