• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/05/1999
CHÍNH PHỦ
Số: 24/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày 16 tháng 4 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý vàsử dụng

các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựngcơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn

 _________________________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật số06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtNgân sách Nhà nước;

Sau khi thống nhất với y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụngcác khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã,thị trấn.

Điều 2.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộtrưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Nghịđịnh này./.

                                   

QUY CHẾ

Về tổ chức huy động, quản lý và sử dụng

các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựngcơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn

(Ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16tháng 4 năm 1999 của Chính phủ).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việchuy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng của các xã, thị trấn phải do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dânchủ, công khai, quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có tráchnhiệm tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện củanhân dân theo quy định của Quy chế này.

Điều 2.Sau khi được Hội đồng nhân dân xã và đa số nhân dân trên địa bàn quyết định,nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã, Ủy ban nhân dân xã có tráchnhiệm tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó. Chủ trương đầu tư phải phù hợpvới quy hoạch về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnhquan, môi trường của địa phương.

Điều 3. Cáckhoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình cơ sởhạ tầng của xã phải được sử dụng đúng mục đích huy động, các khoản đóng góp chocông trình nào phải đầu tư cho công trình đó.

Điều 4. Mứchuy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xãhội (theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năngđóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mứcđóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyđịnh.

 

Chương II

            Tổchức thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân

Điều 5. Nguồnhuy động đóng góp tự nguyện của nhân dân được sử dụng để bổ sung vào vốn đầu tưcho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầngcủa xã và công trình cơ sở hạ tầng liên thôn trong xã (gọi chung là công trìnhcơ sở hạ tầng của xã) gồm: công trình điện, giao thông, trường học, trạm xá xã,các công trình văn hoá, thể thao, hệ thống nước sạch, kênh, mương nội đồng vàcác công trình công ích khác.

Điều 6.

1.Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sởhạ tầng của xã, Ủy ban nhân dân xã lập dự toán,thiết kế công trình và các hồ sơ có liên quan gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đểthẩm định. Hồ sơ dự án công trình gồm:

a)Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi tiết theo từnghạng mục công trình (nếu có);

b)Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình;

c)Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huyđộng nhân dân đóng góp;

d)Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.

2.Ủy ban nhân dân xã tổ chức đểnhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp củanhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện theo quy định tại Điều 7của Quy chế này.

Điều 7.Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và sử dụng các khoảnđóng góp đó để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã được thực hiện theo phương thứcnhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

1.Ủy ban nhân dân xã chủ trì phốihợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựuchiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác tổ chức đểnhân dân bàn, quyết định bằng một trong các hình thức:

a)Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công khai hoặcphiếu kín, lập biên bản gửi Ủyban nhân dân xã.

b)Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi Ủy ban nhân dân xã.

Cáccuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc hộ)trong diện họp tham dự.

c)Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.

2.Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân cónghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý.

3.Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chủ trì cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựuchiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác vận động, giảithích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ nêutại khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với luậtpháp và các quy định của chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện xemxét, quyết định.

Điều 8.

1.Mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động do Ủy ban nhân dân xã tính toán căn cứ vào:

a)Tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquy định.

b)Mức thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.

c)Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình. Nhu cầu vốn cần huy động đượctính trên cơ sở tổng dự toán công trình được duyệt sau khi trừ đi các nguồnvốn:

Ngânsách nhà nước;

Tàitrợ của các tổ chức, cá nhân trong nước;

Việntrợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

d)Tiến độ huy động gắn với tiến độ thực hiện công trình.

2.Các mức huy động đóng góp đối với từng đối tượng kể cả những trường hợp đượcmiễn, giảm chỉ được thực hiện sau khi đã có sự nhất trí của đa số chủ hộ. Ủy ban nhân dân xã có tráchnhiệm công bố công khai các mức huy động đóng góp, các trường hợp miễn, giảm vàmức giảm trước khi tổ chức huy động.

Điều 9.

1.Khi dự án đầu tư được phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thành lập Ban quản lý công trìnhcủa xã. Ban quản lý công trình gồm có một Trưởng ban, các Ủy viên là một số ủy viên Ủy ban nhân dân xã và các ủy viênkhác có liên quan. Trưởng ban quản lý công trình do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ định saukhi có sự bàn bạc, nhất trí của Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cáctổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp khác. Ban quản lý công trình thực hiện cácnhiệm vụ:

a)Tổ chức, theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng dự toán, đúng thiết kế vàtiến độ được duyệt;

b)Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình;

c)Quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng quy định.

2.Ban Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho xã về dự toán công trình, hìnhthức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặtnghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dântheo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.

3.Đối với các xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để xây dựng cơsở hạ tầng theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủtướng Chính phủ, nếu xã không có đủ điều kiện lập Ban quản lý công trình thì đượclập Ban quản lý công trình cấp huyện để tổ chức quản lý công trình đối với từngxã được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng góp củanhân dân. Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình cấp huyện do Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện quyết địnhsau khi có sự bàn bạc nhất trí của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện vàcác tổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp.

Điều 10.Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quảnlý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

1.Các thành viên của Ban giám sát công trình do nhân dân bàn và quyết định cử ratrong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn thành viên Ban giámsát công trình trong số đại diện Ban thanh tra nhân dân xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựuchiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác của xã.

2.Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, cáckhâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân đểđầu tư xây dựng các công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyếttoán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.

3.Ban giám sát công trình có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời cho cấpcó thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong quá trìnhtổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng của xã.

Điều 11.

1.Căn cứ chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Trưởngthôn, Trưởng bản phối hợp với Ban công tác mặt trận tại các thôn, bản để tổchức vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở xã.

2.Ban Tài chính xã có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp của nhândân. Trong trường hợp có sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân xã, các Trưởng thôn, Trưởng bản thu các khoản đónggóp của nhân dân trên địa bàn và phải nộp đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chínhxã.

Điều 12.

1.Hình thức huy động đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền, hiện vật hoặc ngàycông lao động. Đối với các khoản đóng góp bằng ngày công hoặc hiện vật phải đượcquy đổi thành tiền tại thời điểm đóng góp để hạch toán và phải được quản lý,theo dõi riêng.

2.Ủy ban nhân dân xã quy định việcquy đổi ngày công và hiện vật do nhân dân đóng góp thành tiền để hạch toán trêncơ sở dự kiến quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí theo quy định tại Điều7 của Quy chế này, đồng thời đảm bảo phù hợp giá cả thị trường tại địa phương.

3.Trường hợp giá cả hiện vật, ngày công lao động tại thời điểm đóng góp có chênhlệch cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với giá dự kiến thì các xã phải tổ chức nhândân bàn bạc, thống nhất về giá cả để quy đổi hiện vật và ngày công lao động donhân dân đóng góp. Việc tổ chức cho nhân dân họp bàn thực hiện theo quy địnhtại Điều 7 của Quy chế này.

4.Khi thu các khoản đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng các quy định vềchứng từ kế toán ngân sách xã hiện hành. Ban Tài chính xã có trách nhiệm quảnlý và nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của xã mở tại Kho bạc nhà nước huyệntheo quy định.

Điều 13.

1.Việc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để chi cho các côngtrình đầu tư phải theo đúng chế độ của Nhà nước quy định, đúng với dự toán đượcduyệt.

2.Ban Tài chính xã phải mở sổ kế toán để phản ánh và hạch toán quá trình thu vàsử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho công trình.

Điều 14.

1.Trường hợp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng có phát sinh việc đền bù giảiphóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân xã giải quyếttheo các phương thức sau:

a)Trường hợp thiệt hại ít thì tuyên truyền, vận động nhân dân coi như khoản đónggóp tự nguyện cho công trình.

b)Nếu mức đền bù lớn, phải xác định cụ thể đưa vào dự toán công trình để tính mứchuy động hoặc xây dựng phương án thu lại của những người được hưởng lợi từ côngtrình để bù đắp.

2.Các khoản chi phí liên quan đến việc mời thầu, mời thiết kế, tổ chức thẩm định,nghiệm thu công trình (nếu có) được tính vào giá trị công trình, phải đảm bảotriệt để tiết kiệm và công khai tài chính.

Điều 15.

1.Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi côngtại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với các lực lượng thi công ngoài địabàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất thi côngphức tạp mà lực lượng thi công tại xã không đảm nhận được. Việc tổ chức đấuthầu phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

2.Đối với công trình do xã tự tổ chức thi công, Ban quản lý công trình phải mở sổtheo dõi chi tiết các khoản chi phí về vật liệu, ngày công lao động, giờ máythi công và các chi phí khác cho công trình.

Điều 16.

1.Kết thúc thi công, trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, các xã phải tổchức nghiệm thu công trình theo đúng thiết kế và dự toán được duyệt.

2.Việc nghiệm thu công trình phải có sự tham gia của Ban giám sát công trình, đạidiện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

3.Sau khi nghiệm thu công trình, Ủyban nhân dân xã phải tổ chức bàn giao công trình cho người quản lý và sử dụng.Việc sử dụng công trình phải đúng mục đích, hàng năm phải có kế hoạch và bố tríkinh phí để duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình.

Điều 17. Saukhi công trình được nghiệm thu, Ban quản lý công trình phải tiến hành quyếttoán công trình kịp thời, đúng quy định. Giá trị quyết toán của công trình phảiphù hợp với dự toán được duyệt, tuyệt đối không được chấp nhận thanh, quyếttoán phần giá trị thực tế vượt dự toán nếu không được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt.

BanTài chính xã có trách nhiệm quyết toán số thu và sử dụng các khoản huy độngđóng góp của nhân dân, tính toán xác định số chênh lệch giữa số thực thu với sốthực chi cho công trình. Việc xử lý số chênh lệch thu - chi (nếu có) phải đượcnhân dân bàn và quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.

Điều 18. Saukhi quyết toán công trình, Ủy ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sửdụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân biết, đồng thờigửi cho Ủy ban nhân dân huyện. Các báocáo gồm:

1.Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoảnđóng góp cho công trình. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi vàtrình bày đối xứng nhau, đảm bảo đúng chế độ quy định, chính xác và dễ hiểu;

2.Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của côngtrình;

3.Biên bản nghiệm thu và báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;

4.Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của công trình.

Điều 19.Ủy ban nhân dân xã phải thựchiện công khai tài chính đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các khoảnđóng góp của nhân dân cho từng công trình hoặc hạng mục công trình bằng cáchình thức niêm yết tại trụ sở Ủyban nhân dân xã và công bố công khai trong các cuộc họp trực tiếp với nhân dân.

Điều 20. Quátrình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân chođầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơquan chức năng nhà nước và sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc.

Điều 21.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có tráchnhiệm giải trình, trả lời các thắc mắc, khiếu nại của nhân dân và kiến nghị củaỦy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựuchiến binh, Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng khác, Ban thanh tranhân dân xã và Ban giám sát công trình về việc tổ chức huy động, quản lý và sửdụng các khoản đóng góp đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng của xã. Việcgiải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân phải thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật hiện hành và phải được thụ lý để giải quyết chậm nhất là 10 ngàykể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại, tố cáo.

Điều 22.Đối với việc nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm, ấp, bản hoặc một cộng đồngdân cư (theo tôn giáo, dòng họ) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tựquản lý việc đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho lợiích của cộng đồng dân cư trong thôn, xóm, ấp, bản đó thì không phải thực hiệnnhững quy định trên đây nhưng Ủyban nhân dân xã có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện chủ trương đầu tư đảm bảo quy hoạch chung,không phô trương hình thức; huy động phù hợp với thu nhập bình quân và khả năngđóng góp của nhân dân trên địa bàn.

2.Hướng dẫn và giúp nhân dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình xây dựngđể đảm bảo chất lượng, mỹ quan của công trình.

3.Hướng dẫn việc thanh, quyết toán công trình, thực hiện công khai về tài chính;lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp đểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.