• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2015
  • Ngày hết hiệu lực: 15/12/2022
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 53/2015/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày 24 tháng 9 năm 2015

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ

____________________________

 

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đi, bsung một s điu của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;

Căn cứ Nghị định s03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ vcông tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ;

Căn cứ Nghị định s107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đnghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bsung một số điều của Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết vcông tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ

1. Sửa đi, b sung đim c khoản 2 và đim d khoản 3 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 5 như sau:

“c) Có tổng số giờ bay tích lũy trên loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ theo vị trí lái tối thiểu là 500 giờ và 300 giờ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình nhỏ hơn 02 giờ.

Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực người lái trên cơ sở đã đáp ứng tổng số giờ bay tích lũy quy định tại điểm này đối với loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 5 như sau:

“d). Đáp ứng được các tiêu chuẩn người lái chuyên cơ quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này;”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:

“4. Có tổng thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên trên loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ từ 100 giờ trở lên.

Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực tiếp viên trên cơ sở đã đáp ứng tổng số giờ bay tích lũy quy định tại điểm này đối với loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 10 như sau:

“3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay xác định trong tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay quy trình khai thác khu vực sân đỗ, vị trí đỗ, tuyến đường lăn, nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ tại sân bay thuộc quyền quản lý.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không xác định khu vực và quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay được thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm các quy định liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.”

4. Sửa đổi, bsung khoản 1 và khoản 2 Điều 12 như sau:

“1. Đối với chuyến bay đến: 05 phút trước khi tàu bay hạ cánh, dành riêng đường cất hạ cánh đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; sau khi tàu bay đã hạ cánh và thoát ly khỏi đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh trở lại hoạt động bình thường và dành riêng đường lăn, khu vực sân đỗ đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; đường lăn chỉ được phép trở lại hoạt động bình thường sau khi tàu bay chuyên cơ đã lăn vào khu vực sân đỗ tàu bay.

2. Đối với chuyến bay đi: vị trí đỗ của tàu bay chuyên cơ được bảo vệ và cách ly từ thời điểm tàu bay chuyên cơ vào vị trí để thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến bay; kể từ khi cấp huấn lệnh nổ máy, cơ sở điều hành bay dành riêng tuyến đường lăn cho chuyến bay chuyên cơ, sau khi tàu bay chuyên cơ lên đường lăn thì khu vực sân đỗ được trở lại hoạt động bình thường. 05 phút trước khi tàu bay chuyên cơ lên đường cất hạ cánh, cơ sở điều hành bay dành riêng đường cất hạ cánh cho chuyến bay chuyên cơ, sau khi tàu bay chuyên cơ lăn đến điểm chờ để cất cánh, đường lăn được phép trở lại hoạt động bình thường. Sau khi tàu bay chuyên cơ cất cánh, đường cất hạ cánh được phép trở lại hoạt động bình thường. Đối với sân bay có nhiều đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh không có kế hoạch dự kiến cho tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh được hoạt động bình thường theo quy định về khai thác các đường cất hạ cánh song song.”

5. Sửa đổi, bsung khoản 2 Điều 13 như sau:

“2. Khi giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút thì xử lý như sau:

a) Đối với chuyến bay đến: công ty quản lý bay khu vực có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không, Trung tâm thông báo tin tức hàng không và người khai thác tàu bay;

b) Đối với chuyến bay đi: hãng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không, Công ty quản lý bay khu vực và Trung tâm thông báo tin tức hàng không;

c) Các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện công tác phục vụ chuyên cơ theo kế hoạch điều chỉnh.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 6 Điều 14 như sau:

“3. Có thời gian điều hành hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên tục từ 03 năm trở lên.

6. Được người đứng đầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay hoặc người được ủy quyền đánh giá năng lực, quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ đối với kiểm soát viên không lưu trực thuộc.”

7. Sửa đổi tên Điều 15 và sửa đi, bsung khoản 4 Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 15 như sau: “Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 15 như sau:

“4. Phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ với nhau được áp dụng theo tiêu chuẩn phân cách của Quy chế không lưu hiện hành”.

8. Sửa đi, bsung Điều 16 như sau:

“Điều 16. Quản lý danh sách kim soát viên không lưu phục vụ chuyến bay chuyên

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm lập, quản lý danh sách kiểm soát viên không lưu được phép điều hành chuyến bay chuyên cơ.”

9. Sửa đổi, bsung Điều 18 như sau:

“Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cấp cho người, phương tiện phục vụ chuyên

1. Đối tượng, thẩm quyền cấp, quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cho người, phương tiện phục vụ chuyên cơ theo quy định chi tiết tại Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2. Thủ trưởng đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, phục vụ khách của chuyến bay chuyên cơ đăng ký danh sách người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, khách của chuyến bay chuyên cơ với Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để được cấp thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần, trong đó nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của người được đề nghị cấp thẻ, tổng số thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần.

3. Thủ trưởng đơn vị quản lý phương tiện hoạt động trong khu bay phục vụ trực tiếp chuyến bay chuyên cơ đăng ký danh sách phương tiện với Cảng vụ hàng không khu vực để được cấp giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần, trong đó nêu rõ chức năng sử dụng của phương tiện đối với chuyến bay chuyên cơ.

4. Thủ trưởng, người được ủy quyền của đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ đăng ký với Cảng vụ hàng không danh sách người, phương tiện đề nghị cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần, xuất trình thẻ kiểm soát an ninh hoặc giấy tờ nhận dạng, ký nhận vào sổ theo dõi cấp phát thẻ, giấy phép. Sau khi kết thúc công việc phục vụ chuyên cơ, người ký nhận thẻ có trách nhiệm thu hồi, trả lại Cảng vụ hàng không số thẻ, giấy phép đã được cấp và ký xác nhận đã trả đầy đủ thẻ, giấy phép.

5. Thủ trưởng, người được ủy quyền của đơn vị có trách nhiệm phục vụ, đón, tiễn khách của chuyến bay chuyên cơ đăng ký với Cảng vụ hàng không danh sách người, phương tiện đề nghị cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần, xuất trình thẻ kiểm soát an ninh hoặc giấy tờ nhận dạng; nộp giấy tờ nhận dạng của người được đề nghị cấp thẻ, ký nhận vào sổ theo dõi cấp phát thẻ, giấy phép. Sau khi kết thúc công việc, người ký nhận thẻ có trách nhiệm thu hồi, trả lại Cảng vụ hàng không số thẻ, giấy phép đã được cấp, ký xác nhận đã trả đầy đủ thẻ, giấy phép và nhận lại giấy tờ nhận dạng đã nộp.

6. Địa điểm cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần phải nằm ngoài khu vực phục vụ chuyên cơ. Chữ ký của người đăng ký nhận thẻ, giấy phép nêu tại khoản 4 và khoản 5 của Điều này phải được đăng ký trước với Cảng vụ hàng không. Việc cấp, thu hồi thẻ, giấy phép phải được cơ quan cấp thẻ, giấy phép ghi chép và lưu giữ trong sổ cấp thẻ với các nội dung: tên người được cấp, đơn vị công tác, nhiệm vụ thực hiện, số thẻ, giấy phép, ký nhận, trả thẻ.”

10. Bổ sung Điều 18a như sau:

“Điều 18a. Miễn kim tra an ninh hàng không

1. Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với người, hành lý xách tay của đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ quy định tại Điều 5 Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.

2. Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đại diện ngoại giao của nước ngoài vào đón tiễn đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, bao gồm:

a) Trưởng ban Đảng trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương và các chức vụ tương đương trở lên;

b) Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên;

c) Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương trở lên;

d) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an trong việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ theo quy định về bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.”

11. Sửa đi Điều 19 như sau:

“Điều 19. Đảm bảo an ninh trật tự, an ninh hàng không ti khu vc công cộng, khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ

1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với công an địa phương thiết lập các chốt kiểm soát tại các đường ra, vào và khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị và công cụ hỗ trợ phù hợp cùng lực lượng công an địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ chuyên cơ; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh để giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây uy hiếp an ninh, an toàn của chuyến bay chuyên cơ.”

12. Sửa đi, bsung khoản 2 Điều 20 như sau:

“2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, doanh nghiệp chế biến suất ăn thực hiện việc kiểm tra bằng trực quan đối với suất ăn cho chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam trước khi đưa vào tủ đựng suất ăn của tàu bay, niêm phong an ninh tủ đựng suất ăn và bố trí nhân viên an ninh hàng không áp tải suất ăn từ nơi chế biến ra tàu bay.”

13. Sửa đi khoản 4 và khoản 5 Điều 21 như sau:

“4. Công tác kiểm tra an ninh đối với phương tiện, người điều khiển phương tiện vận chuyển nhiên liệu của tàu bay chuyên cơ trước khi vào khu bay tại Việt Nam:

a) Trường hợp xe chở nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ đi qua khu vực công cộng thì phải có nhân viên bảo vệ của đơn vị tra nạp đi kèm áp tải;

b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ phương tiện vận chuyển nhiên liệu cho tàu bay, bảo đảm các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên niêm phong trước khi vào khu vực hạn chế;

c) Đơn vị tra nạp phải phân công nhân viên điều khiển phương tiện, nhân viên tra nạp có tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt để thực hiện nhiệm vụ; thực hiện đúng quy trình kiểm tra xe tra nạp và các phương tiện tra nạp trước khi thực hiện việc tra nạp.

5. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn trước và trong quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ:

a) Việc nạp nhiên liệu lên tàu bay tại Việt Nam được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện cơ quan Cảng vụ; đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; đại diện người khai thác cảng hàng không; đại diện của đơn vị kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; đại diện đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ; có biên bản ghi nhận do đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện;

b) Việc nạp nhiên liệu lên tàu bay tại nước ngoài được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; đại diện Bộ Tư lệnh cảnh vệ;

c) Tổ giám sát có trách nhiệm: kiểm tra tính hợp pháp của Phiếu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu; kiểm tra niêm phong các cửa xả, nạp của phương tiện tra nạp; giám sát toàn bộ quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay; giám sát việc lấy mẫu và niêm phong mẫu sau khi tra nạp đối với trường hợp việc nạp nhiên liệu được thực hiện tại Việt Nam;

d) Phiếu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 quy định tại điểm c khoản này phải được thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc người phụ trách phòng thử nghiệm ký xác nhận.”

14. Sửa đi, bsung các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 22 như sau:

“1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ.

2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng kiểm soát an ninh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng camera nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay.

3. Công tác kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay được thực hiện theo quy định của Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18a của Thông tư này.”

15. Sửa đi Điều 23 như sau:

“Điều 23. Bảo đảm an ninh đối vi chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài

1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.

2. Đối với chuyến bay chuyên cơ riêng biệt, nếu phía nước ngoài có công hàm thông báo cho Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản không kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ.

3. Người khai thác cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh cảnh vệ triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ nước ngoài tại khu vực cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận với cơ quan đại diện nước ngoài.”

16. Sửa đi Điều 24 như sau:

“Điều 24. Quản lý danh sách nhân viên an ninh, nhân viên phc vụ chuyến bay chuyên cơ tại Việt Nam

Các cơ quan, đơn vị ngành hàng không lập danh sách nhân viên của cơ quan, đơn vị mình tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, thông báo danh sách cho Cảng vụ hàng không và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để giám sát.”

17. Sửa đi Điều 25 như sau:

“Điều 25. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không Việt Nam thực hiện, chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, các thay đổi liên quan đến kế hoạch bay chuyên cơ tới các cơ quan, đơn vị sau:

a) Cảng vụ hàng không;

b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;

c) Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và người khai thác cảng hàng không có tàu bay chuyên cơ cất cánh, hạ cánh.

2. Thời hạn giao nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như sau:

a) Đối với các chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt: tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 10 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế;

b) Đối với các chuyến bay kết hợp vận chuyển thương mại: tối thiểu 24 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 05 ngày trước ngày thực hiện đối với bay quốc tế;

c) Đối với các chuyến bay chuyên cơ đột xuất thông báo không bảo đảm thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam trực tiếp thống nhất với các cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ trong việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên cơ đối với tàu bay, tổ lái, nhiên liệu của tàu bay; triển khai tới các đơn vị và tổ chức giám sát việc thực hiện.

3. Phối hợp triển khai thống nhất kế hoạch bay chuyên cơ với hãng hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện chuyến bay chuyên cơ và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch.

4. Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ.

5. Thực hiện việc cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ thuộc thẩm quyền; phối hợp, hỗ trợ hãng hàng không Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ trong việc xin phép bay của nước ngoài.”

18. Sửa đổi Điều 27 như sau:

“Điều 27. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh

1. Trách nhiệm doanh nghiệp cảng hàng không: chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chuyên cơ.

2. Trách nhiệm người khai thác cảng hàng không

a) Chủ trì việc đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực sân bay; phối hợp việc bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ;

b) Bố trí khu vực đỗ riêng, bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ;

c) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất, hạ cánh của tàu bay chuyên cơ;

d) Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, người khai thác cảng hàng không phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn phòng, chống cháy, nổ tăng cường cho tàu bay, khách chuyên cơ nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.

3. Trách nhiệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không

a) Chủ trì phối hợp việc bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực sân bay;

b) Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, khách chuyên cơ nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.”

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Trách nhiệm của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ

1. Tiếp nhận, triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.

2. Lập phương án phục vụ chuyên cơ, bao gồm: xác định tàu bay thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, tàu bay dự bị thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, đường bay, danh sách các nước đề nghị xin phép bay qua, bay đến, điểm vào, điểm ra các nước, các chi tiết liên quan đến việc khai thác, bảo đảm kỹ thuật, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam như sau:

a) Đối với các chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt: tối thiểu 02 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 03 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế;

b) Đối với các chuyến bay kết hợp vận chuyển thương mại: tối thiểu 12 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 02 ngày trước ngày thực hiện đối với bay quốc tế.

3. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ đột xuất theo đúng quy định đối với tàu bay, động cơ và tổ lái thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ đối với các chuyến bay chuyên cơ đột xuất thông báo ngoài thời hạn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 của Thông tư này và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trong thời gian nhanh nhất.

4. Xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ Việt Nam bay trong nước do hãng thực hiện phù hợp với quy định hiện hành. Phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay tuyến quốc tế.

5. Lập quy trình phục vụ, vị trí ngồi, lựa chọn khách khi phục vụ khách chuyên cơ chung với khách thường, thông báo cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức thực hiện.

6. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn, an ninh và lịch trình cất hạ cánh cho tàu bay chuyên cơ Việt Nam trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị làm công tác tiền trạm để lên phương án phục vụ tại sân bay nước ngoài.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phục vụ khách chuyên cơ chu đáo, an toàn, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chủ trì hướng dẫn, duy trì trật tự, đảm bảo an ninh trên tàu bay chuyên cơ khi có tùy tùng và các đối tượng khác bay cùng khách chuyên cơ.

8. Phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh cho hàng hóa, hành lý, tài liệu và tài sản của đoàn khách chuyên cơ.

9. Phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ ở nước ngoài.

10. Đối với chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại, hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ gây mất an ninh, an toàn cho khách chuyên cơ; không vận chuyển hành khách đặc biệt theo quy định về bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.