• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 29/06/2018
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 02/2018/TT-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày 14 tháng 5 năm 2018

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ _____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________

Số:  02/2018/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp

_____________

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Chương 1 - QUY ĐỊNH CHUNG

          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg), gồm:

a) Định mức hỗ trợ thực hiện theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

b) Nội dung thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng; trồng cây phân tán; rừng giống, vườn giống; sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; vườn ươm giống; hỗ trợ đường lâm nghiệp; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến gỗ; dự án đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp.

c) Nghiệm thu dự án đầu tư.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo khoản 2, Điều 2, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tổ chức do Nhà nước thành lập trong Thông tư này bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp quốc doanh), Hạt Kiểm lâm, Đồn biên phòng, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng (gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh), và các ban quản lý được Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Công trình lâm sinh trong Thông tư này bao gồm: Trồng rừng, chăm sóc rừng (bao gồm cả xây dựng, chuyển hóa rừng giống, vườn giống, rừng khảo nghiệm, trồng rừng nông lâm kết hợp, trồng rừng thay thế); bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; sản xuất cây giống (cây con); xây dựng vườn ươm; xây dựng đường ranh cản lửa.

3. Chu kỳ lâm sinh: Khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng trung bình 5 năm; Trồng rừng gỗ nhỏ, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung trung bình 7 năm; Trồng rừng gỗ lớn, trung bình 10 năm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể chu kỳ lâm sinh khi phê duyệt dự án.

4. Dự án bảo vệ và phát triển rừng là dự án có một hoặc nhiều nội dung trong cả chu kỳ lâm sinh, gồm: Trồng rừng sản xuất; trồng rừng đặc dụng; trồng rừng phòng hộ; trồng cây phân tán; bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; các công trình hạ tầng phục vụ lâm sinh.

5. Các công trình hạ tầng phục vụ lâm sinh gồm: Chòi canh lửa; biển báo cháy; biển nội quy; biển báo công trình trồng rừng; vườn ươm; đường ranh cản lửa; trạm bảo vệ rừng; lán trại của công nhân trồng rừng, bảo vệ rừng; các công trình phòng chống cháy rừng, nhà tập thể cho người lao động của công ty nông lâm nghiệp.

Chương  2 - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật đầu tư công và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 4. Phạm vi dự án

1. Quy mô một dự án bảo vệ và phát triển rừng, dự án trồng rừng tối thiểu là 500 ha; đối với rừng ngập mặn tối thiểu là 300 ha. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) không có đủ diện tích trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được lập một dự án bảo vệ và phát triển rừng.

2. Trên địa bàn một huyện được lập tối đa một dự án bảo vệ và phát triển rừng sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ do địa phương quản lý, việc hỗ trợ ngân sách Trung ương theo quy định tại khoản 4, Điều 17, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg. Trường hợp trên địa bàn đã có ban quản lý rừng đặc dụng thì ban quản lý rừng đặc dụng làm chủ đầu tư.

Điều 5. Thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng của tổ chức do Nhà nước thành lập làm chủ đầu tư

1. Việc triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cần được khoán ổn định cho người dân từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ theo chu kỳ lâm sinh và hưởng lợi theo quy định của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

2. Chủ đầu tư ký hợp đồng trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng với hộ dân, nhóm hộ tham gia trồng rừng bao gồm hướng dẫn thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình lâm sinh được duyệt.

3. Người dân khi được giao khoán đất trồng rừng, phát triển rừng có thể tự trồng rừng trước và được hỗ trợ sau theo định mức quy định.

4. Đối với đất lâm nghiệp đã giao cho người dân ổn định lâu dài, người dân được tự trồng rừng trước. Diện tích trồng thành rừng sẽ được ưu tiên đưa vào dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ vốn theo quy định.

5. Danh sách các hộ tham gia trồng rừng, phát triển rừng được niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa thôn, bản về diện tích và số tiền được nhận.

6. Đối với đất trồng rừng của các công ty nông, lâm nghiệp đã được cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ khi nhận hỗ trợ để thực hiện dự án trồng rừng thì khoán ổn định lâu dài cho hộ gia đình.

Điều 6. Thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng do doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mức vốn Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, công ty hợp danh, hợp tác xã làm chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình lâm sinh, tự phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình theo quy định tại khoản 2, Điều 19, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

2. Chủ đầu tư được tự thực hiện trồng rừng, phát triển rừng và được hỗ trợ sau đầu tư theo định mức quy định khi rừng được nghiệm thu.

Điều 7. Thực hiện trồng cây phân tán

1. Chủ đầu tư tổ chức ươm cây hoặc hợp đồng mua cây giống, lập kế hoạch trồng, tổ chức cho các đối tượng tham gia đăng ký trồng trong đó xác định rõ địa điểm trồng, thời gian trồng, loài cây trồng.

2. Trồng cây phân tán của hộ gia đình trên bờ lô, khoảnh ở nương rẫy kết hợp bảo vệ cây nông nghiệp.

3. Cây phân tán trên đất công cộng (đường giao thông, bờ mương), ưu tiên giao cho tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, hợp tác xã, cộng đồng dân cư đứng ra trồng và hưởng lợi.

4. Trồng cây phân tán được thực hiện theo phương thức trồng trước, hỗ trợ sau đầu tư khi cây được nghiệm thu.

Điều 8. Thực hiện đầu tư đường ranh phòng chống cháy rừng (đường ranh cản lửa)

1. Chủ đầu tư lập phương án (quy hoạch) đầu tư đường ranh cản lửa. Không sử dụng tiền hỗ trợ của Nhà nước để đền bù giải phóng mặt bằng nếu đường ranh cản lửa đi qua diện tích đất của chủ rừng.

2. Khi lập phương án (quy hoạch), ưu tiên bổ sung đường ranh phòng chống cháy rừng đối với diện tích rừng sản xuất đã trồng trước đây nhưng chưa được hỗ trợ.

Điều 9. Thực hiện đầu tư và đặt hàng đối với các công ty nông lâm nghiệp (quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP)

1. Công ty nông, lâm nghiệp có diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa đến thời kỳ khai thác, căn cứ định mức khoán quản lý bảo vệ rừng hiện hành, lập dự toán theo mức hỗ trợ bằng 50% mức bình quân khoán quản lý bảo vệ rừng theo quy định điểm a, khoản 2, Điều 15 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg. Chu kỳ hỗ trợ đặt hàng khoán bảo vệ rừng là 5 năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, giao kế hoạch đặt hàng quản lý bảo vệ rừng với công ty nông, lâm nghiệp để quản lý bảo vệ rừng.

2. Hỗ trợ xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, các công trình phòng chống cháy rừng, nhà tập thể cho người lao động.

          a) Công ty nông, lâm nghiệp xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng trong đó có các nội dung xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, các công trình phòng chống cháy rừng, nhà tập thể cho người lao động.

          b) Trường hợp Công ty nông, lâm nghiệp không xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng, dự án trồng rừng mà có nhu cầu xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, các công trình phòng chống cháy rừng, nhà tập thể cho người lao động. Công ty nông, lâm nghiệp xây dựng dự án riêng cho các công trình này. Các công trình này được dùng thiết kế mẫu để sử dụng chung nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành thiết kế mẫu để thực hiện.

  c) Sau khi dự án được duyệt, chủ đầu tư thực hiện thiết kế, thi công và được hỗ trợ sau đầu tư theo định mức quy định tại Phụ lục I.

Điều 10. Nghiệm thu dự án bảo vệ và phát triển rừng, các dự án rừng giống; vườn giống; sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; vườn ươm giống;  khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến gỗ của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mức vốn Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, công ty hợp danh được hỗ trợ sau đầu tư

          1. Căn cứ đề nghị nghiệm thu của chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan để nghiệm thu cho chủ đầu tư trong vòng 15 ngày.

          2. Nội dung nghiệm thu: Nghiệm thu hạng mục/toàn bộ dự án khối lượng đầu tư cần hỗ trợ theo định mức quy định tại Phụ lục I; trong đó, nghiệm thu công suất thực tế của thiết bị (nếu có).

          3. Thành phần nghiệm thu: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Hội đồng nghiệm thu, thành viên gồm đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan khác.

          4. Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu là đủ căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ sau đầu tư cho chủ đầu tư.

          5. Hồ sơ thanh toán:

          Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ gồm: Biên bản nghiệm thu, Quyết định hỗ trợ vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ.

Điều 11. Nghiệm thu các dự án, công trình hỗ trợ trước

1. Nghiệm thu đối với các công trình lâm sinh thực hiện theo Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành.

2. Đối với các dự án còn lại (quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg), thực hiện và nghiệm thu theo quy định xây dựng hiện hành.

Chương 3 - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 29[1] tháng 6 năm 2018.

2. Các nội dung không được hướng dẫn trong Thông tư này, thực hiện theo quy định hiện hành.

  3. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012, Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 19/8/2013 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

 4. Những dự án đang triển khai theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012 và Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 19/8/2013 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015, thực hiện sau ngày 01/01/2016 theo quy định tại khoản 2, Điều 21 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg được tiếp tục thực hiện theo quy định tại các Thông tư nói trên hoặc Thông tư này; các hạng mục của dự án chưa triển khai (chưa phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán) được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

  

Nơinhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VT, Vụ KTNN (5).

BỘ TRƯỞNG

Đã ký

 

 




Nguyễn Chí Dũng

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

 

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH

SỐ 38/2016/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2016

(Ban hành kèm theo Thông tư số  02 /2018/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

1

Hỗ trợ trồng rừng, khảo sát, thiết kế

   

1.1

Xã biên giới

   

a

Gỗ lớn, đa mục đích, bản địa

 

 

b

Tại các Xã biên giới và các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tây Nguyên

nghìn đồng/ha

10.000

c

Gỗ nhỏ, phân tán

nghìn đồng/ha

7.000

d

Chi phí khuyến lâm trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc)

nghìn đồng/ha

500

e

Chi phí khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng

nghìn đồng/ha

300

1.2

Ngoài xã biên giới

   

a

Gỗ lớn, đa mục đích, bản địa

nghìn đồng/ha

8.000

b

Gỗ nhỏ, phân tán

nghìn đồng/ha

5.000

c

Chi phí khuyến lâm trong 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc)

nghìn đồng/ha

500

d

Chi phí khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng

nghìn đồng/ha

300

1.3

Hỗ trợ số hoá bản đồ và lập dự án rừng sản xuất

   

a

Chi phí lập, thẩm định dự án rừng sản xuất

nghìn đồng/ha

100

b

Bản đồ hoàn công và số hoá bản đồ

nghìn đồng/ha

50

2

Hỗ trợ cấp giấy CNQSD đất

   

a

Chi phí hỗ trợ một lần giao đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán đất trồng rừng (cá nhân, hộ gia đình)

nghìn đồng/ha

300

b

Chi phí hỗ trợ một lần giao đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán đất trồng rừng (các tổ chức, cộng đồng)

nghìn đồng/ha

150

3

Hỗ trợ cấp Chứng chỉ rừng bền vững (tối thiểu có 100 ha trở lên cho rừng tự nhiên, rừng trồng)

nghìn đồng/ha

300

4

Đường ranh cản lửa, đường lâm nghiệp

   

a

Đường ranh cản lửa

nghìn đồng/km

30.000

b

Đường lâm nghiệp

nghìn đồng/km

450.000

5

Hỗ trợ hạ tầng giống lâm nghiệp,  nhà, trạm quản lý bảo vệ rừng, chế biến gỗ

   

a

Hỗ trợ nhà máy MDF (> 30.000m3)

Triệu đồng/nhà máy

20.000

b

Hỗ trợ nhà máy chế biến ván dăm, ván dán, tre ép công nghiệp (< 30.000m3)

Triệu đồng/nhà máy

10.000

c

Nâng cấp vườn ươm

Nghìn đồng/vườn

75.000

d

Vườn ươm, xây dựng mới

Nghìn đồng/vườn

300.000

đ

Vườn giống trồng mới

Nghìn đồng/vườn

55.000

e

Rừng giống trồng mới

Nghìn đồng/ha

40.000

g

Rừng giống chuyển hóa

nghìn đồng/ha

15.000

h

Trung tâm giống

Triệu đồng/TT

5.000

6

Quy đổi

   

a

01 m3 ván MDF

tương đương 750kg

b

01 m3 ván HDF

tương đương 1000kg

c

01 m3 ván dăm, ván dán

tương đương 700kg

d

01 m3 tre, luồng: ván ép, khối ép, ép thanh 

tương đương 1000 kg

 

 

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Chí Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.