• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 29/05/2005
BỘ XÂY DỰNG
Số: 23/2000/QĐ-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày 13 tháng 11 năm 2000
bộ xây dựng

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ XÂY DỰNG

Về việcban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày04/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụChính sách xây dựng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này " Quy chế cấp chứng chỉ hành nghềthiết kế công trình".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 vàáp dụng thống nhất trong cả nước.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ươngcủa các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vàcác tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.

QUY CHẾ CẤP CHỨNG CHỈHÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 23 /2000/QĐ- BXD ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

CHƯƠNG 1 - QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Một số nguyên tắc:

1. Chứng chỉ hành nghề thiết kếcông trình có giá trị để xác định trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệpcủa cá nhân trong lĩnh vực thiết kế công trình; quản lý chất lượng thiết kếcông trình và là điều kiện để đăng ký kinh doanh dịch vụ thiết kế công trìnhtheo quy định của pháp luật.

2. Người được cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình được làm các việc: Chủ trì thiết kế công trìnhhoặc chủ nhiệm đồ án thiết kế; sử dụng chứng chỉ để đăng ký kinh doanh và hoạtđộng kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình theo quy định của pháp luật; ký vàchịu trách nhiệm chính về chất lượng của hồ sơ thiết kế công trình; độc lậphành nghề thiết kế công trình theo quy định của pháp luật.

Người được đào tạo và có trìnhđộ chuyên môn nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình chỉ đượctham gia thiết kế dưới sự quản lý điều hành của người đã được cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình và không được ký vào hồ sơ thiết kế công trìnhvới tư cách chủ trì thiết kế công trình hoặc chủ nhiệm đồ án thiết kế.

3. Chứng chỉ hành nghề thiết kếcông trình là một căn cứ pháp lý để người có thẩm quyền thẩm định, phê duyệtthiết kế xem xét khi thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình.

Điều 2. Phạm vi và đối tượngđiều chỉnh:

1. Quy chế này quy định đối tượng,điều kiện, thủ tục, thẩm quyền quản lý và cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế côngtrình.

2. Chứng chỉ hành nghề thiết kếcông trình cấp cho cá nhân là Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉvà có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại Điều 4 và Điều 5của Quy chế này.

3. Thiết kế công trình trongquy chế này bao gồm:

a) Các dạng thiết kế:

- Thiết kế tổng mặt bằng xâydựng công trình;

- Thiết kế kiến trúc côngtrình;

- Thiết kế nội- ngoại thất côngtrình;

- Thiết kế kết cấu công trình;

- Thiết kế cơ- điện công trình;

- Thiết kế cấp- thoát nước;

- Thiết kế cấp nhiệt;

- Thiết kế thông gió, điều hoàkhông khí;

- Thiết kế thông tin- liên lạc;

- Thiết kế phòng cháy- chữacháy;

- Thiết kế các bộ môn khác.

b) Thiết kế các loại côngtrình:

- Công trình dân dụng (nhà ở vàcông trình công cộng);

- Công trình kỹ thuật hạ tầngđô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Công trình công nghiệp (nhà,xưởng sản xuất; công trình phụ trợ; nhà kho; công trình kỹ thuật phụ thuộc);

- Công trình điện năng (nhà máyđiện, đường dây tải điện, trạm biến thế);

- Công trình giao thông (đườngbộ, đường sắt, cầu, hầm, cảng, đường thuỷ, sân bay);

- Công trình thuỷ lợi (đập, đườnghầm, cống, kênh tưới, công trình bảo vệ bờ sông);

- Công trình nông nghiệp (trạichăn nuôi, trạm nông nghiệp, kho nông nghiệp, trạm chế biến nông sản);

- Công trình lâm nghiệp;

- Công trình nuôi trồng thuỷsản;

- Công trình thông tin liên lạcvà bưu chính viễn thông (trạm, đài thu - phát; hệ thống cáp; cột anten);

- Công trình xây dựng mỏ;

- Công trình dầu khí (thăm dòkhai thác dầu khí, khai thác và chế biến dầu khí, vận chuyển dầu khí, kho- trạmxăng dầu);

- Công trình cấp - thoát nước;

- Công trình xử lý chất thảirắn;

- Các công trình khác.

Điều 3. Nội dung và hiệu lựccủa chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình:

1. Nội dung chứng chỉ hành nghềthiết kế công trình theo mẫu thống nhất trên phạm vi cả nước do Bộ Xây dựng quyđịnh và ban hành (phụ lục số 4).

2. Chứng chỉ hành nghề thiết kếcông trình có hiệu lực trong thời hạn 5 năm, được gia hạn mỗi lần 5 năm khi ngườiđược cấp chứng chỉ có nhu cầu và có đủ điều kiện và tiêu chuẩn nghề nghiệp phùhợp quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này.

3. Người được cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình được phép hoạt động hành nghề thiết kế công trìnhtrong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN VÀTIÊU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

Điều 4. Điều kiện để được cấpchứng chỉ:

1. Đối với công dân Việt Namphải có quyền công dân, có đủ năng lực hành vi dân sự và có chứng minh thư nhândân; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộchiếu và giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Có hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại Điều 9 của Quy chế này.

3. Nộp lệ phí theo quy định.

Điều 5. Tiêu chuẩn nghề nghiệpđể được cấp chứng chỉ:

1. Trình độ chuyên môn:

- Có bằng đại học (hoặc trênđại học) do các trường đại học, học viện, cơ quan có thẩm quyền của nhà nướcViệt Nam hoặc của nước ngoài cấp.

- Nội dung đăng ký cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình phải phù hợp với ngành nghề, chuyên môn đã đượcđào tạo và năng lực thiết kế công trình của bản thân.

2. Kinh nghiệm nghề nghiệp:

Có ít nhất ba năm trực tiếpthiết kế công trình (trong đó phải có một năm làm tại Việt Nam) và đã trực tiếptham gia thiết kế ít nhất 3 công trình theo nội dung đăng ký, có hiểu biết vàthực hiện đúng các quy định của pháp luật về xây dựng có liên quan thiết kếcông trình.

CHƯƠNG 3 - TỔ CHỨC QUẢN LÝ CẤP CHỨNG CHỈ VÀ HÀNH NGHỀTHIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

Điều 6. Tổ chức quản lý việccấp chứng chỉ và hành nghề thiết kế công trình:

1. Bộ Xây dựng với chức năngquản lý Nhà nước về xây dựng, thực hiện quản lý thống nhất việc cấp chứng chỉvà hoạt động hành nghề thiết kế công trình trong phạm vi cả nước; quy định nộidung và thống nhất phát hành mẫu chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình; tổchức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp và nghiệp vụ quản lý hànhnghề thiết kế công trình; kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ theo Quy chếnày.

2. Sở Xây dựng các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương là cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế côngtrình cho các cá nhân cư trú tại địa phương và quản lý hành nghề thiết kế côngtrình tại địa phương theo Quy chế này.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn củacơ quan cấp chứng chỉ và quản lý hành nghề thiết kế công trình:

1. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ,trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ nếu thấy cần sửa đổi, bổsung hồ sơ thì yêu cầu người xin cấp chứng chỉ sửa đổi, bổ sung; hướng dẫn cánhân, tổ chức thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và pháp luật có liênquan.

b) Cấp chứng chỉ hành nghềthiết kế công trình trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, trườnghợp không cấp phải thông báo lý do và trả lại hồ sơ cho người xin cấp chứngchỉ.

c) Giải quyết các khiếu nại vềviệc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình theo thẩm quyền.

d) Kiểm tra hành nghề thiết kếcông trình tại địa phương.

e) Định kỳ 6 tháng một lần báocáo Bộ Xây dựng về tình hình cấp chứng chỉ và hoạt động hành nghề thiết kế côngtrình tại địa phương.

2. Quyền hạn:

a) Kiểm tra hồ sơ theo đúng cácđiều kiện và tiêu chuẩn nghề nghiệp để cấp chứng chỉ.

b) Không cấp chứng chỉ khi ngườixin cấp không đủ các điều kiện và tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định tại Điều 4 vàĐiều 5 của Quy chế này.

c) Kiểm tra hành nghề thiết kếcông trình của người được cấp chứng chỉ theo nội dung chứng chỉ đã được cấp.

d) Thu hồi chứng chỉ đã cấp đốivới người vi phạm theo quy định của Quy chế này.

e) Yêu cầu các cơ quan có thẩmquyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Quyền hạn và tráchnhiệm của người được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình:

1. Quyền hạn:

a) Được sử dụng chứng chỉ hànhnghề thiết kế công trình để đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh dịch vụthiết kế công trình theo quy định của pháp luật.

b) Được hành nghề thiết kế côngtrình theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan.

c) Đề nghị gia hạn hoặc bổ sungnội dung chứng chỉ khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.

d) Yêu cầu cơ quan cấp chứngchỉ, các tổ chức có liên quan thực hiện đúng quy định; khiếu nại, tố cáo, khởikiện cá nhân, tổ chức làm sai quy định tại Quy chế này.

2. Trách nhiệm:

a) Hành nghề thiết kế côngtrình theo đúng nội dung đã ghi trong chứng chỉ.

b) Tuân thủ các quy định củapháp luật về xây dựng có liên quan thiết kế công trình.

c) Chịu trách nhiệm về chất lượngsản phẩm thiết kế công trình do mình thực hiện hoặc quản lý, thực hiện chế độbảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

d) Không được cho thuê, mượnchứng chỉ để hành nghề thiết kế công trình, không được sửa chữa nội dung chứngchỉ đã được cấp.

e) Xuất trình chứng chỉ và chấphành việc kiểm tra, thanh tra về hoạt động hành nghề thiết kế công trình theoyêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Quy chế này.

Điều 9. Hồ sơ xin cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình bao gồm:

1. Đơn xin cấp chứng chỉ hànhnghề thiết kế công trình (theo phụ lục 1), kèm theo 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụptrong năm gần nhất.

2. Bản sao có công chứng cácvăn bằng, chứng chỉ chuyên môn; nếu là văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấpphải dịch ra tiếng Việt và có công chứng.

3. Bản khai quá trình hoạt độngchuyên môn (theo phụ lục 2)

4. Giấy xác nhận của tổ chứchoặc cá nhân dưới đây (những người có bằng trên đại học thì hồ sơ không cầngiấy xác nhận này):

a) Tổ chức chuyên môn phù hợpvới ngành nghề của người xin cấp chứng chỉ;

b) Hội nghề nghiệp phù hợp vớingành nghề của người xin cấp chứng chỉ mà người xin cấp chứng chỉ là hội viên.

c) Cá nhân có chứng chỉ hànhnghề thiết kế công trình với nghề nghiệp tương tự hoặc cá nhân có nghề nghiệp tươngtự và có bằng cấp cao hơn người xin cấp chứng chỉ.

Giấy xác nhận làm theo mẫu tạiphụ lục số 3 kèm theo Quy chế này.

Điều 10. Thủ tục cấp chứng chỉhành nghề thiết kế công trình:

1. Người xin cấp chứng chỉ nộptại cơ quan cấp chứng chỉ 1 bộ hồ sơ (theo quy định tại Điều 9 của Quy chếnày).

2. Chứng chỉ hành nghề thiết kếcông trình được làm thành 2 bản chính, 1 bản giao cho người được cấp, 1 bản lưutại cơ quan cấp chứng chỉ.

3. Người được cấp chứng chỉ nộplệ phí tại cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định.

CHƯƠNG 4 - KIỂM TRA, THANH TRAVÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Kiểm tra, thanh tra:

1. Cơ quan cấp chứng chỉ hànhnghề thiết kế công trình có trách nhiệm kiểm tra hoạt động hành nghề thiết kếcông trình tại địa phương; nếu phát hiện có vi phạm thì lập biên bản và xử lýtheo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.   

2. Bộ Xây dựng kiểm tra, thanhtra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi cả nước; giải quyết các vướng mắcvà nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế này khi cần thiết.

Điều 12. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan cấp chứng chỉ vàquản lý hành nghề thiết kế công trình có quyền thu hồi chứng chỉ và thông báocho các cơ quan có liên quan biết nếu cá nhân hành nghề thiết kế công trình viphạm một trong các trường hợp sau đây:

- Hành nghề thiết kế công trìnhkhông đúng nội dung ghi trong chứng chỉ;

- Vi phạm quy định của Quy chếnày;

- Vi phạm các quy định của phápluật về xây dựng có liên quan thiết kế công trình.

2. Người có thẩm quyền cấpchứng chỉ hành nghề thiết kế công trình, người có thẩm quyền thẩm định, phêduyệt thiết kế công trình nếu làm sai các quy định của quy chế này hoặc phápluật có liên quan thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính,bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.

CHƯƠNG 5 - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành:

1. Quy chế này có hiệu lực kểtừ ngày 01 tháng 01 năm 2001 và áp dụng trong phạm vi cả nước.

2. Chứng chỉ Kiến trúc sư chủnhiệm đồ án được cấp theo "Quy chế hành nghề kiến trúc sư" (ban hànhkèm theo Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) cógiá trị tương đương Chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình theo quy chế này vềcác nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúccông trình và thiết kế nội ngoại thất công trình.

Phụ lục số 1

(Kèm theo Quy chế cấpchứng chỉ hành nghề thiết kế công trình ban hành kèm theo Quyết định số.../2000/QĐ- XD ngày... tháng... năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnhphúc

--------------------------

                                                             ........., ngày ............ tháng .........năm ...........

ĐƠN XIN CẤP CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CÔNGTRÌNH

Kính gửi : ............

1- Họ và tên:

2- Ngày, tháng, năm sinh:                                          

3- Nơi sinh:

4- Quốc tịch:

5- Số chứng minh thư (hoặc số hộ chiếu và giấy phép cư trú):

6- Địa chỉ thường trú:

7- Trình độ chuyên môn:

Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:

8- Kinh nghiệm nghề nghiệp:

Thời gian đã tham gia thiết kế:           

Số công trình độc lập thiết kế:            

Số công trình tham gia thiết kế:

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình với các nộidung thiết kế sau:

- ...

- ...

- ...

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hànhnghề thiết kế công trình theo đúng chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

Người làm đơn

( Ký và ghi rõ họ tên )

Phụ lục số 2

(Kèm theo Quy chế cấpchứng chỉ hành nghề thiết kế công trình ban hành kèm theo Quyết định số.../2000/QĐ-BXD ngày... tháng... năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BẢN KHAI KINH NGHIỆMCHUYÊN MÔN

VỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

1- Họ và tên:

2- Quá trình hoạt động chuyên môn thiết kế công trình:

Stt

Thời gian hoạt động chuyên môn về thiết kế công trình

(Từ... đến.... tham gia thiết kế công trình ở cơ quan, tổ chức nào? hoặc độc lập thiết kế?)

Nội dung công việc về thiết kế đã làm?, tại công trình nào?

chủ trì hoặc tham gia thiết kế hoặc độc lập thiết kế?

Tự đánh giá năng lực thiết kế của bản thân

1

2

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung bản tự khai này

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục số 3

(Kèm theo Quy chế cấpchứng chỉ hành nghề thiết kế công trình ban hành kèm theo Quyết định số.../2000/QĐ- BXD ngày... tháng... năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnhphúc

--------------------------

                                                             ........., ngày ............ tháng .........năm ...........

GIẤY XÁC NHẬN NĂNG LỰCNGHỀ NGHIỆP

CỦA NGƯỜI XIN CẤP CHỨNGCHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

Kính gửi: ............

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân xác nhận:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                        -Fax:

Xin xác nhận năng lực thiết kế công trình cho cá nhân sau đây:

1- Ông (bà):

2- Ngày, tháng, năm sinh:                                          

3- Nơi sinh:

4- Quốc tịch:

5- Số chứng minh thư (hoặc số hộ chiếu và giấy phép cư trú):

6- Địa chỉ thường trú:

7- Trình độ nghề nghiệp (Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn đã được cấp):

8- Năng lực, kinh nghiệm hành nghề thiết kế công trình:

- ...

- ...

- ...

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung xác nhậnnày.

 Cơ quan, tổ chức, cá nhân xác nhận

( Ký và ghi rõ họ tên )

 Phụ lục số 4

(Kèm theo Quy chế cấpchứng chỉ hành nghề thiết kế công trình ban hành kèm theo Quyết định số.../2000/QĐ-BXD ngày... tháng... năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀTHIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

 

 

Trách nhiệm của người

được cấp chứng chỉ:

- Chỉ được hành nghề thiết kế công trình theo nội dung chứng chỉ này.

- Không cho thuê, mượn chứng chỉ này để hành nghề thiết kế công trình.

- Không tẩy xoá, sửa chữa nội dung chứng chỉ.

 

 

 

 

 

 

 

trang 4)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

 

CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ

CÔNG TRÌNH

 

 

 

Số đăng ký:

Ngày cấp:

 

 

(trang 1)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ

CÔNG TRÌNH

 

 

 

- Cấp cho ông (bà):

- Ngày sinh:

- Quốc tịch:

- Số CMT (hoặc hộ chiếu và giấy phép cư trú):

- Nơi thường trú:

- Trình độ chuyên môn:

 

 (trang 2)

 

 

- Được hành nghề thiết kế:

- ........

- .........

- .........

- Chứng chỉ này có giá trị trong phạm vi cả nước, kể từ ngày...tháng... năm... đến ngày...tháng... năm...

........., ngày ..... tháng ..... năm ....

Cơ quan cấp chứng chỉ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 (trang 3)

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.