• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 07/08/2010
HĐND TỈNH BÌNH ĐỊNH
Số: 08/2010/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày 28 tháng 7 năm 2010

                                                                         

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc thông qua Dự án thành lập

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định trên cơ sở nâng cấp

Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định

1/01/clip_image001.gif" width="142" />

 


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 17

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BGD ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 57/TTr-UBND ngày 21/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Dự án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 18/BCTT-VHXH ngày 23/7/2010 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Nhất trí thông qua Dự án thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định (có Dự án kèm theo).

 

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

 

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

 

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 17 thông qua./.       

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

Vũ Hoàng Hà

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH ĐỊNH

1/01/clip_image002.gif" width="95" />

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1/01/clip_image003.gif" width="198" />Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

DỰ ÁN

Thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 28/7/2010

1/01/clip_image004.gif" width="123" /> đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 17 thông qua)

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;

- Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường cao đẳng.

2. Sự cần thiết thành lập:

Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định được thành lập vào năm 1976 với tên gọi là Trường Trung cấp nông nghiệp Nghĩa Bình. 35 năm qua, Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh;

Hiện nay lưu lượng học sinh bình quân của trường trong khoảng từ 1200 - 1500 học sinh trung cấp với 8 ngành nghề đào tạo chủ yếu là: Trồng trọt, Chăn nuôi và thú y, Quản lý đất đai, Khuyến nông, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ thông tin và Hành chính văn thư.

Ngoài ra, Trường còn liên kết đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm ở 9 chuyên ngành (cả kinh tế và kỹ thuật) với khoảng 150 sinh viên/năm.

Xuất phát từ nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong điều kiện mạng lưới các cơ sở đào tạo cao đẳng kinh tế, kỹ thuật nói chung và kinh tế kỹ thuật trong ngành nông nghiệp và PTNT nói riêng trên địa bàn của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, việc đầu tư, nâng cấp Trường Trung học kinh tế - Kỹ thuật Bình Định thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định là rất cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu:

- Đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh;

- Phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ của tỉnh và khu vực; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng;

- Thực hiện định hướng phát triển giáo dục cao đẳng của tỉnh; xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện An Nhơn tương ứng với yêu cầu phát triển thành thị xã An Nhơn theo chủ trương đã được HĐND tỉnh phê duyệt.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:

1. Tên gọi, vị trí:

- Tên gọi: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định.

- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trường được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Trụ sở đặt tại: Thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường:

- Đào tạo nhân lực ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Liên kết đào tạo phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương và các vùng lân cận;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

3. Ngành nghề đào tạo:

a. Bậc cao đẳng: Gồm 08 ngành đào tạo theo lộ trình như sau:

- Năm 2011 - 2012: Kế toán; Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chăn nuôi và thú y; Trồng trọt.

- Năm 2013 - 2015 mở thêm các ngành: Quản lý đất đai; Quản trị kinh doanh; Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thông tin.

b. Bậc trung cấp chuyên nghiệp: Tiếp tục đào tạo các ngành truyền thống của nhà trường và bổ sung thêm một số ngành theo nhu cầu của xã hội, gồm 11 ngành, cụ thể: Chăn nuôi và thú y; Quản lý đất đai; Hạch toán kế toán; Công nghệ thông tin; Hành chính văn thư; Quản trị kinh doanh; Khuyến nông; Trồng trọt; Quản trị kinh doanh du lịch; Thống kê; Nuôi trồng thủy sản.

c. Hệ đào tạo liên kết trình độ đại học: Gồm 5 ngành, cụ thể: Kế toán; Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trồng trọt; Chăn nuôi thú y; Quản lý đất đai.

4. Quy mô đào tạo:

Quy mô đào tạo học sinh, sinh viên theo từng năm ở các bậc học được xác định như sau:

- Năm 2011: 1.630 (cao đẳng: 180; trung cấp chuyên nghiệp: 1390; liên kết đào tạo đại học: 60);

- Năm 2012: 1.920 (cao đẳng: 410; trung cấp chuyên nghiệp: 1390; liên kết đào tạo đại học: 120);

- Năm 2013: 2.190 (cao đẳng: 700; trung cấp chuyên nghiệp: 1310; liên kết đào tạo đại học: 180);

- Năm 2014: 2.300 (cao đẳng: 850; trung cấp chuyên nghiệp: 1210; liên kết đào tạo đại học: 240);

- Năm 2015: 2.300 (cao đẳng: 1000; trung cấp chuyên nghiệp: 1000; liên kết đào tạo đại học: 300);

- Từ năm 2016: khoảng 2.500.

5. Cơ cấu tổ chức:

a. Ban giám hiệu: Gồm Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

b. Các phòng chức năng: 7 phòng

- Phòng Đào tạo;

- Phòng Hành chính - Tổng hợp;

- Phòng Tổ chức - cán bộ;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính ;

- Phòng Thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;

- Phòng Quản lý học sinh - sinh viên.

c. Các Khoa chuyên môn: 5 khoa

- Khoa Vật nuôi;

- Khoa Nông học;

- Khoa Công nghệ thông tin;

- Khoa Kinh tế;

- Khoa cơ bản.

d. Các tổ bộ môn trực thuộc trường:

- Bộ môn Mác Lênin;

- Bộ môn Ngoại ngữ, Thể dục thể thao, Giáo dục quốc phòng.

III. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG SAU KHI THÀNH LẬP

1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn vốn đầu tư:

a. Tổng diện tích đất hiện có: 53.199m2. Trong đó:

- Diện tích đất xây dựng: 36.931m2;

- Diện tích đất ruộng thí nghiệm thực hành: 16.268m2.

b. Cơ sở vật chất gồm:

- Khu hiệu bộ, hành chính;

- Khu học tập: 28 phòng học lý thuyết, 2 hội trường, 9 phòng thí nghiệm, thực hành, 1 thư viện.

- Khu ký túc xá: 4 khu (90 phòng).

c. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và hoạt động của trường sau khi nâng cấp, căn cứ quy mô đào tạo trong từng giai đoạn, trường xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới một số cơ sở vật chất như sau:

- Xây dựng mới 32 phòng học, diện tích sử dụng 4.480m2.

- Xây dựng khu giảng đường, diện tích sử dụng 1.000m2.

- Xây dựng mới phòng LAB, diện tích sử dụng 440m2.

- Xây dựng mới 2 khu ký túc xá và nhà ăn tập thể, diện tích sử dụng 2.580m2.

- Xây dựng nhà thi đấu đa năng và hội trường, diện tích sử dụng 1.000m2.

- Xây dựng nhà thực hành, phòng thí nghiệm, diện tích sử dụng 1.280m2.

- Xây dựng trại thực tập, diện tích sử dụng 800m2.

Ngoài ra, sẽ mua sắm bổ sung trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, thực hành và một số phương tiện phục vụ giảng dạy khác theo yêu cầu.

* Tổng số vốn để thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất dự kiến là 66 tỷ VNĐ.

- Nguồn vốn:

+ Vốn đầu tư tập trung từ ngân sách tỉnh là 63 tỷ VNĐ;

+ Nguồn chi thường xuyên và thu sự nghiệp là 3 tỷ VNĐ.

- Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 1 (2010 - 2011): 21.875 tỷ VNĐ;

+ Giai đoạn 2 (2012 - 2013): 16.180 tỷ VNĐ;

+ Giai đoạn 3 (2014 - 2015): 27.945 tỷ VNĐ.

2. Về đội ngũ giáo viên

a. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có mặt là: 82 người, trong đó:

- Cán bộ quản lý và nhân viên: 27 người (thạc sỹ: 2; đại học, cao đẳng: 18; trung cấp: 7)

- Giáo viên: 55 người (thạc sỹ: 16; đại học: 39).

b. Trên cơ sở dự kiến quy mô học sinh, sinh viên của trường, dự kiến nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên đến năm 2015 như sau:

- Năm 2010: 90 người (31 cán bộ quản lý và nhân viên; 59 giáo viên)

- Năm 2011: 94 người (30 cán bộ quản lý và nhân viên; 64 giáo viên)

- Năm 2012: 106 người (34 cán bộ quản lý và nhân viên; 72 giáo viên)

- Năm 2013: 111 người (34 cán bộ quản lý và nhân viên; 77 giáo viên)

- Năm 2014: 119 người (35 cán bộ quản lý và nhân viên;  84 giáo viên)

- Năm 2015: 127 người (37cán bộ quản lý và nhân viên; 90 giáo viên)

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Vũ Hoàng Hà

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.