• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/06/2000
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 44/2000/TTLT/BTC-BGDĐT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày 23 tháng 5 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vịngoài công lập

hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo

  

Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướngvà chủ trương xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá;

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày19/8/1999 của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáodục, Y tế, Văn hoá, Thể thao.

Để thống nhất công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị Giáodục - Đào tạo ngoài công lập; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo -Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác quản lý tài chính như sau:

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập được thành lập và hoạt động nhằmthực hiện chủ trương xã hội hoá là các cơ sở bán công, dân lập và tư thục tronghệ thống Giáo dục quốc dân.

2.Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập hoạt động không nhằm mục đích thươngmại hoá, quản lý tài chính theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trảichi phí hoạt động. Trong quá trình hoạt động nếu có chênh lệch thu nhiều hơnchi cơ sở được chi tăng cường cơ sở vật chất, chi nâng cao chất lượng giảngdạy, học tập và trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm nâng cao đời sống vậtchất tinh thần cho người lao động.

3.Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập phải tổ chức quản lý tài chính, tàisản, hạch toán kế toán phù hợp với từng loại hình theo quy định của Nhà nước;chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Thương mại để giao dịch.

4.Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập được áp dụng chính sách ưu đãi đốivới các cơ sở thực hiện xã hội hoá theo Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày1/3/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn một số điều của Nghị Định số73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đôívới các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thểthao".

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A -Đối tượng áp dụng:                                                                        

1-Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lậpthuộc các cấp trong hệ thống Giáo dục quốc dân bao gồm:

Nhàtrẻ, nhóm trẻ;

Trường,lớp mẫu giáo;

Trườngmầm non (kết hợp giữa nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo);

Trườngtiểu học;

Trườngtrung học cơ sở;

Trườngtrung học phổ thông;

Trungtâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; Trung tâm bồi dưỡng văn hoá; Trung tâmngoại ngữ; Trung tâm tin học; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trường bổ túcvăn hoá;

Cơsở Dạy nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề);

TrườngTrung học chuyên nghiệp;

TrườngCao đẳng;

TrườngĐại học;

2-Các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo ba loại hình sau đây:

a- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công:

Cơsở Giáo dục - Đào tạo bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa các cơsở Giáo dục - Đào tạo của Nhà nước với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước,với doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước theo phươngthức: Thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần cơ sở vật chất từ đơn vị cônglập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành mọi hoạt độngcủa cơ sở theo quy định của pháp luật.

b- Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập: là cơ sở do các tổ chức, tậpthể không thuộc Nhà nước đứng ra thành lập, cùng góp vốn đầu tư xây dựng cơ sởvật chất, cùng tham gia quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của phápluật.

c - Cơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục: là cơ sở do cá nhân, hộ giađình đứng ra thành lập và quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.

B - Nguồn tài chính hoạt động và nội dung thu, chi của các cơ sởGiáo dục - Đào tạo ngoài công lập:

1- Nguồn tài chính hoạt động:         

Nguồnngân sách Nhà nước:

Giátrị cơ sở vật chất ban đầu và đầu tư mới trong quá trình hoạt động đối với cơsở bán công;

Cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước được cấp lại;

Kinhphí thực hiện các chương trình đề tài cấp Nhà nước, chương trình mục tiêu (nếucó);

Bổsung từ kết quả hoạt động tài chính hàng năm;

Cáckhoản tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức và cá nhân trong vàngoài nước;

Vốnđóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng,nâng cấp cơ sở vật chất;

Vốnvay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nếu có);

2- Nội dung thu, chi:

a- Nội dung thu:

Họcphí của học sinh, sinh viên:

Đốivới các trường do Trung ương quản lý theo khung thu do Liên Bộ Tài chính - BộGiáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn.

Đốivới các trường do địa phương quản lý do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương hướng dẫn mức thu phù hợp với tình hình kinh tế xã hộicủa địa phương.

Thutừ các hợp đồng dịch vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, triển khai ứngdụng kỹ thuật;

Lãitiền gửi ngân hàng, Kho bạc Nhà nước (nếu có);

Thutừ lao động sản xuất, liên doanh, liên kết hợp tác;

Cáckhoản thu hợp pháp khác (nếu có).

b- Nội dung chi:

Chitiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp theo chế độ quy địnhnhư BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động;

Cáckhoản chi cho sinh viên, học sinh: Học bổng, khen thưởng, chi thực hiện chínhsách xã hội đối với học sinh, sinh viên diện chính sách.

Thùlao giảng viên, cán bộ nghiên cứu, thỉnh giảng;

Chiphí hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, triểnkhai ứng dụng công nghệ phục vụ giảng dạy, học tập;

Chicho công tác đào tạo nâng cao trình độ giáo viên, nhân viên của cơ sở.

Côngvụ phí, hội nghị phí, công tác phí, thông tin liên lạc...

Trảtiền thuê cơ sở vật chất (nếu có), chi mua sắm và xây dựng, sửa chữa tài sản cốđịnh, trang thiết bị và đồ dùng dạy học;

Tríchkhấu hao tài sản cố định;           

Chithực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước (nếu có);

Chitrả lãi vốn vay, vốn góp;

Cáckhoản chi khác (nếu có);

C- Chế độ quản lý tài chính:

1- Đối với các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công:

a-Quản lý và sử dụng vốn, tài sản:

Quátrình quản lý tài chính các đơn vị Giáo dục - Đào tạo bán công theo nguyên tắcphân biệt rõ ràng, công khai nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư và nguồn huy độngngoài ngân sách Nhà nước.

Phầnvốn góp của Nhà nước bao gồm vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định(nhà, đất, máy móc trang thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản khác...) đượcNhà nước trang bị ban đầu và được bàn giao trong quá trình hoạt động. Các cơ sởgiáo dục đào tạo tổ chức kiểm kê, đánh giá toàn bộ phần vốn góp của Nhà nướcgửi cơ quan chủ quản xét duyệt để gửi cơ quan tài chính cùng cấp làm thủ tụcchuyển giao tài sản, tiền vốn của Nhà nước sang cơ sở giáo dục bán công theoThông tư số 43/TC-QLCS ngày 31/7/1996 của Bộ Tài chính.

Hàngnăm các cơ sở bán công tổ chức kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản báo cáo cơquan tài chính cùng cấp, trong đó phân tích rõ tài sản bổ sung từ nguồn vốn gópcủa Nhà nước được để lại cho đơn vị.

Tàisản không cần dùng, tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật, cơ sở được nhượng bán đểthu hồi vốn bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động của cơ sở. Trước khi bán, cơsở phải thành lập hội đồng định giá, tổ chức bán đấu giá theo các quy định củapháp luật.

NguồnNSNN cấp để thực hiện các chương trình, đề tài, dự án được quản lý, sử dụngtheo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ thựchiện và tình hình thu, chi gửi cơ quan phê duyệt.

Vốngóp của các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế; vốn vay được quản lý sử dụng đúng mục đích theo dự án được duyệt.

Khấuhao tài sản cố định được để lại cho đơn vị tăng cường cơ sở vật chất. Trườnghợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở bán công có thể quy định tỷ lệ khấu hao nhanhđể thu hồi vốn, nhưng phải phù hợp với khả năng chi trả của người hưởng dịchvụ.

b- Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công được áp dụng chế độ quản lý thu, chicủa các cơ sở công lập. Hàng năm cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công lập dự toánthu, chi theo nguồn hình thành; sau khi được Hội đồng quản trị thông qua, gửicơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

c-Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công thực hiện chế độ kế toán theo Quyết địnhsố 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kếtoán hành chính sự nghiệp.

d-Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo bán công thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tàichính thường xuyên hoặc đột xuất việc sử dụng kinh phí của cơ sở; công khai cáckhoản thu, chi và tiền phân phối thu nhập cho người lao động trong cơ sở; tìnhhình tăng giảm tài sản theo nguồn vốn của Nhà nước và nguồn huy động ngoài ngânsách Nhà nước.

g-Thủ trưởng là chủ tài khoản của cơ sở, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trịvà cơ quan quản lý trực tiếp về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản củacơ sở.

h-Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở bán công được xác định trên cơ sởchênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính. Nếucó chênh lệch thu lớn hơn chi do Hội đồng quản trị (đối với cơ sở bán công)hoặc do thủ trưởng đơn vị (đối với cơ sở công lập có bộ phận bán công) quyếtđịnh tỷ lệ chi cho các nội dung sau:

Bổsung nguồn vốn hoạt động của cơ sở không dưới 30% tổng số chênh lệch thu lớnhơn chi.

Sốcòn lại bổ sung thu nhập, chi khen thưởng và phúc lợi cho những người trong cơsở, các đối tượng trực tiếp hợp tác với cơ sở và phân phối thu nhập theo tỷ lệgóp vốn (nếu có): Phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước được đểlại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và hạch toán tăng phần vốn góp của Nhà nước.

2- Đối với các cơ sở giáo dục - Đào tạo dân lập:

a-Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập hoạt động theo nguyên tắc thu đảm bảo toàn bộchi phí của đơn vị và bảo toàn phát triển nguồn tài chính.

b-Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập khi được giao thực hiện các Chương trình,đề tài, Dự án của Nhà nước thì được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí. Phần kinhphí này hạch toán riêng và quản lý theo chế độ Nhà nước quy định.

c-Đối với các tài sản không cần dùng, tài sản lạc hậu về kỹ thuật, cơ sở Giáo dục- Đào tạo được nhượng bán để thu hồi vốn. Đơn vị thành lập hội đồng định giá vàtổ chức đấu giá theo các quy định của pháp luật. Tiền thu được do nhượng bántài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý để tiến hành nhượng bán được bổ sungnguồn vốn hoạt động của cơ sở.

d-Hàng năm Hội đồng quản trị thông qua dự toán thu, chi và quy định cơ cấu cáckhoản chi thường xuyên và chi đầu tư; chi cho con người và chi hoạt động; xácđịnh việc chi trả lãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốngóp.

g-Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra tài chínhthường xuyên việc sử dụng kinh phí của cơ sở; công khai các khoản thu, chi tàichính, tình hình tăng, giảm tài sản theo các nguồn vốn hình thành cho cán bộ,nhân viên trong cơ sở biết.

h-Kết quả tài chính hàng năm của các cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập được xácđịnh trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong nămtài chính. Số chênh lệch thu lớn hơn chi do Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệchi sau khi có ý kiến của cơ quan bảo trợ, cho các nội dung sau:

Tăngcường cơ sở vật chất không dưới 30 % tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi;

Sốcòn lại chi khen thưởng và phúc lợi cho những người trong đơn vị, các đối tượngtrực tiếp hợp tác với đơn vị và phân phối thu nhập theo tỷ lệ góp vốn;

i-Cơ sở Giáo dục - Đào tạo dân lập thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kếtoán do Nhà nước quy định, thực hiện báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm toànbộ tình hình hoạt động tài chính của cơ sở và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơquan tài chính đồng cấp .

3- Đối với các cơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục:

Cáccơ sở Giáo dục - Đào tạo tư thục được thành lập theo quy định của Nhà nước vàhoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lýtài chính đối với hoạt động của mình.

D-Xử lý tài chính sau khi các cơ sở giải thể, phá sản:

Khicác cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập tuyên bố phá sản hoặc giải thể,việc xử lý tài chính được tiến hành theo thứ tự ưu tiên như sau:

Cáckhoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể, phá sảncủa cơ sở;

Cáckhoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luậtvà các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động đã ký kết;

Cáckhoản nợ thuế (nếu có);

Cáckhoản nợ của các tổ chức, cá nhân khác trong danh sách;

Nếugiá trị (tài sản và tiền) còn lại của cơ sở đủ thanh toán các khoản nợ của cácchủ nợ thì mỗi chủ nợ đựơc thanh toán đủ số nợ của mình.

Nếugiá trị (tài sản và tiền) còn lại của cơ sở không đủ thanh toán các khoản nợcủa các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ đựơc thanh toán một phần khoản nợ của mìnhtheo tỷ lệ tương ứng.

Phầngiá trị (tài sản và tiền) còn lại (nếu có) của cơ sở sau khi đã thanh toán đủsố nợ của các chủ nợ thuộc về:

Chủcơ sở nếu là cơ sở tư thục

Cácthành viên tham gia góp vốn của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơsở bán công, cơ sở dân lập.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ đểxem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Nguyễn Thị Kim Ngân

Lê Vũ Hùng

Nguyễn Lương Trào

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.