• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/08/1960
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 735-TC/HCP/P1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 16 tháng 8 năm 1960

THÔNG TƯ  

Về việc sửa đổi mức tối đa về phụ cấp hao mòn xe đạp tư đi công tác

________________________

Kính gửi:

-Các ông Bộ trưởng;
-Các ông thủ trưởng các cơ quan và đoàn thể trung ương
-Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh

Tiếp theo Thông tư số 04-TC/HCP/P1 ngày 11-2-1960 của Bộ Tài chính về phụ cấp hao mòn xe đạp tư.

1. Về phụ cấp khoán tháng.

Trong Thông tư nói trên, về phụ cấp hao mòn khoán tháng, đã quy định: nếu đi từ 300 cây số trở lên thì được hưởng phụ cấp tối đa là:

- 3đ50 một tháng (đường loại 1).

- 5,00 một tháng (đường loại 2).

- 7,00 một tháng (đường loại 3).

Theo phản ánh của các nơi, mức phụ cấp tối đa nói trên là thích đáng, vì, nói chung, đại bộ phận anh em dùng xe đạp tư đi công tác chỉ đi trong khoảng từ 300 đến 400 cây số một tháng. Nhưng do hoàn cảnh địa dư của một số tỉnh, một số cán bộ ở một số ngành, vì yêu cầu công tác, có tháng phải đi quá mức tối đa (đi từ 500 đến 600 cây số trong một tháng) mà vẫn chỉ được hưởng phụ cấp hao mòn theo mức tối đa quy định như trên thì không thỏa đáng.

Để tránh thiệt thòi cho anh em, bảng phụ cấp tháng về hao mòn xe đạp tư sửa đổi như sau:

Loại đường

50-100

c.s.

100-150

c.s.

150-200

c.s.

200-250

c.s.

250-300

c.s.

300-350

c.s.

350-400

c.s.

400-450

c.s.

450-500

c.s.

500-550

c.s.

550-600

c.s.

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

Loại đường 1

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

4.50

5.00

5.50

6.00

Loại đường 2

1.50

2.00

2.60

3.20

4.00

4.80

5.60

6.40

7.20

8.00

8.80

Loại đường 3

2.00

2.80

3.60

4.50

5.50

6.50

7.50

8.50

9.50

10.50

11.50

Đi quá mức 600 cây số thì cứ mỗi 50 cây số đi thêm, được tính:

0đ50 nếu đi trên đường loại 1

0,80 nếu đi trên đường loại 2

1,00 nếu đi trên đường loại 3

Phần dưới 50 cây số không tính.

Điều khoản trên đây bắt đầu áp dụng kể từ khi cơ quan nhận được công văn bổ sung này; những khoản phụ cấp đã thanh toán rồi không đặt vấn đề truy hoàn hoặc truy lĩnh.

2. Về trường hợp cán bộ hưởng phụ cấp hao mòn xe đạp khoán, nhưng phải đi công tác bất thường nhiều, làm cho mức cây số đi trong tháng tăng nhiều:

Về nguyên tắc, đối với những cán bộ công tác ổn định, đã được cơ quan nhận định để trả phụ cấp khoán thì không nên thay đổi mức phụ cấp vì số cây số đi được tháng này so với tháng khác có thể hơn bù kém, tăng giảm chút ít, không hơn thiệt bao nhiêu.

Trường hợp vì công tác đột xuất mà số cây số tăng lên quá nhiều, so với mức cây số bình thường, hoặc vì đau yếu, nghỉ phép… mà số cây số đi đường trong tháng giảm đi, thì cơ quan xét và chiếu theo bảng phụ cấp tháng mà trả, cho phù hợp với số cây số đã thực sự đi được.

Thí dụ: 1. Ông A, trước đây được cơ quan nhận định, trung bình hàng tháng, phải đi chừng 170 cây số trên loại đường 2, theo bảng phụ cấp tháng, được hưởng phụ cấp: 2đ60 một tháng. Nhưng trong tháng 6, ngoài số cây số bình thường đi được hàng tháng, có một lần đi công tác bất thường lên tỉnh (cả đi về 120 cây số nữa). Như vậy số cây số thực sự đi được (170 + 120 = 290 cây số) tăng nhiều so với mức bình thường (170 cây số); cơ quan có thể chiếu bảng phụ cấp tháng trả phụ cấp về tháng 6 cho ông A vào loại 250 – 300 cây số, đường loại 2: 4đ một tháng.

2. Cũng trường hợp ông A nói trên. Mức phụ cấp khoán tháng đã được nhận định là: 2đ60 một tháng. Nhưng trong tháng 7, vì đau yếu và nghỉ phép, chỉ đi khoảng 80 cây số; cơ quan sẽ trả phụ cấp cho ông A vào loại 50-100 cây số: 1đ50 một tháng.

Nói tóm lại, trong trường hợp cán bộ hưởng phụ cấp hao mòn xe đạp khoán tháng, vì công tác bất thường, phải đi quá mức cây số bình thường nhiều, thì cơ quan cộng số cây số đi thêm vào để trả phụ cấp theo mức đã được quy định trong bảng phụ cấp tháng, nhất thiết không trả theo phụ cấp bất thường cho những cây số đi thêm; Thông tư số 04-TC/HCP-1 đã quy định: một cán bộ không được vừa hưởng phụ cấp hao mòn khoán tháng vừa hưởng phụ cấp hao mòn bất thường.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trịnh Văn Bính

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.