• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/01/1979
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 02 TC/CTN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 15 tháng 1 năm 1979

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thu thuế lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất thủ công nghiệp vận tải- kiến trúc

________________________

Căn cứ tinh thần điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 200-NQ/TVQH ngày 18/1/1966 và quyết nghị số 488-NQ/QH/K4 ngày 26/9/1974 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì yêu cầu của việc thu thuế lợi tức vượt mức là nhằm điều tiết các thu nhập cao một cách bất hợp lý do làm ăn không chính đáng, hoặc do những sơ hở trong việc quản lý kinh tế của các cơ quan Nhà nước. Đối với những trường hợp do cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật mà có lợi tức vượt quá 1.600 đồng (được Uỷ ban nhân dân từ cấp khu, huyện trở lên xác nhận) thì không thu thuế lợi tức vượt mức trong một năm.

Qua thực tế thì các cơ sở có lợi tức bất hợp lý thường là các cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp, phục vụ, ăn uống, các hộ sản xuất cá thể, các tổ sản xuất; đối với các hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp thì các trường hợp có lợi tức vượt mức bất hợp lý thường tập trung vào các cơ sở có kinh doanh tự sản, tự tiêu, giá hàng bán ra không được Nhà nước quản lý chặt chẽ, cho nên có lãi cao.

Để việc thu thuế lợi tức vượt mức có tác dụng khuyến khích đối với các cơ sở làm ăn chính đáng mà có lợi tức cao, và điều tiết đúng mức đối với các cơ sở có lợi tức vượt mức bất hợp lý, Bộ hướng dẫn lại dưới đây việc vận dụng thu thuế vào phần lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể (hợp tác xã và tổ sản xuất), sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc:

1/ Cần phân biệt cho rõ trường hợp phải thu thuế lợi tức vượt mức (do có lợi tức cao bất hợp lý) vơí trường hợp không thu thuế lợi tức vượt mức (có lợi tức cao do cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tăng cường lao động ...):

Các yếu tố cần xem xét trước tiên là mức lãi bình quân xã viên và tỷ lệ lãi. Hai yếu tố này phải được xem xét trong mối quan hệ khăng khít với nhau và trên cơ sở có đối chiếu với chủ trương của Nhà nước và của từng địa phương đối với từng ngành, nghề cần khuyến khích nhiều hay ít, hoặc phải hạn chế, Thí dụ: đối với nghề cần hạn chế (như sản xuất mỹ phẩm, bài lá, vàng mạ...) thì với mức lợi tức chịu thuế  bình quân xã viên qui ra cả năm từ trên 1 600 đồng trở lên và tỷ lệ lãi khoảng trên 10 % trở lên thì coi là lợi tức vượt mức, và phải thu thuế lợi tức vượt mức. Ngược lại, đối với ngành nghề mà Nhà nước  đang cần khuyến khích phát triển (do đó, tỷ lệ lãi cơ quan gia công thu mua giành cho cơ sở có thể cao hơn, thí dụ: khoảng 15 %) thì có thể coi mức lợi tức chịu thuế khoảng trên 2.000 đồng đến 2.500 đồng mới là lợi tức vượt mức và thu thuế lợi tức vượt mức.

Nếu do cải tiến quản lý, cảitiến kỹ thuật mà có lợi tức cao hơn cũng được miễn, không thu thuế lợi tức vượt mức (nếu được Uỷ ban nhân dân từ cấp khu, huỵện trở lên xác nhận).

Vì vậy, các Sở, Ty tài chính  cần bàn bạc với các ngành và xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để xác định ngành nghề cần khuyến khích, và các mức lãi tối đa, cùng với tỷ lệ lãi tối đa được coi là hợp lý. Đối với các ngành nghề này và trong phạm vi các mức tối đa đã qui định thì không thu thuế lợi tức vượt mức.

2/ Để thực hiện việc huy động thuế lợi tức vượt mức một cách hợp lý, nay điều chỉnh các tỷ lệ thu và các mức lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, vận tải, kiến trúc như sau:

Số lợi tức vượt mức bình quân xã viên qui ra cả năm: dưới 1.000 đồng thu 10%, dưới 1.500 đồng thu 15%, dưới 2.000 đồng thu 20 %, dưới 2.500 đồng thu 25 %, dưới 3.000 đồng thu 30 %, dưới 3.500 đồng thu 35 %, và từ 3.500 đồng trở lên thu 40 %.

Khi quyết định một tỷ lệ thu thuế vào phần lợi tức vượt mức cho từng cơ sở phải kết hợp xem xét các yêú tố có liên quan như đã nêu trên, để vận dụng tỷ lệ thu cho hợp lý.

3/ Chú ý là: các sửa đổi nói trên chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh tế tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp kiêm kinh doanh các ngành nghề không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp thì chi thu thuế lợi tức với tỷ lệ tối thiểu là 8 %, không thu thuế lợi tức vượt mức. Còn đối với các hộ sản xuất cá thể (kể các các tổ sản xuất "giả hiệu") và các cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp, phục vụ, ăn uống thì vẫn thu thuế lợi tức vượt mức theo các qui định trong thông tư số 24-TT/CT ngày 4/12/1974 của Bộ Tài chính.

Thông tư này thay thế phần thu thuế lợi tức vượt mức đối với các cơ sở tập thể sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, kiến trúc, trong thông tư  số 25-TTCT ngày 4 tháng 12 năm 1974 của Bộ, và áp dụng cho việc thanh toán thuế lợi tức doanh nghiệp từ năm 1978./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đào Thiện Thi

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.