• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/1980
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 06 TC/CTN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 1 tháng 2 năm 1980

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điểm về việc thi hành thuế công thương nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

_______________________________

 Chấp hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI, Bộ Tài chính đang đề nghị Hội đồng Chính phủ cải tiến chính sách thuế lợi tức doanh nghiệp, bỏ thuế lợi tức vượt mức và áp dụng một biểu thuế lợi tức mới thu theo luỹ tiến từng phần. Vì phải có thời gian cần thiết cho việc xét duyệt và ban hành cho nên dự kiến chính sách thuế mới còn một thời gian nữa mới được thi hành.

Để có tác động ngay đến việc đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cần quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI và các Nghị quyết của Chính phủ có liên quan (Nghị quyết 279 ngày 1/8/1979, Nghị quyết 227 ngày 21/6/1979) trong việc thi hành chính sách thuế công thương nghiệp hiện hành. Nhằm yêu cầu đó, Thông tư này hướng dẫn một số vấn đề như sau:

A- Trước tiên cần nắm vững chức năng và tác dụng của thuế công thương nghiệp là một công cụ của Nhà nước để hiểu biết thường xuyên khả năng và thực tế sản xuất kinh doanh công thương nghiệp của nhân dân, thực hiện việc quản lý thường xuyên các hoạt động đó, nhằm giúp đỡ phát triển sản xuất khắc phục khó khăn, ngăn ngừa và hạn chế những hành động tiêu cực, đảm bảo nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước, làm cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động được giải quyết thích đáng.

Như vậy là công tác thuế phải bám sát địa bàn hoạt động công thương nghiệp tại đường phố, thôn xã, đi sâu vào từng cơ sở, nắm được sự diễn biến về kinh tế và tài chính ở từng khâu hoạt động của mỗi cơ sở, giúp cho cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất và đi vào nền nếp làm ăn có ghi chép rõ ràng và tính toán đầy đủ.

Có làm như trên thì mới quán triệt chấp hành Nghị quyết VI. Không nên hiểu yêu cầu phát triển sản xuất là thu hẹp hay hạ thấp nhiệm vụ chức năng công tác thuế. Trên cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, nguồn thu sẽ tăng theo, phạm vi quản lý của công tác thuế sẽ mở rộng, công tác thuế càng phải phát huy tác dụng giúp đỡ phát triển sản xuất kinh doanh đúng chính sách, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực và góp phần củng cố khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể.

B- Một số vấn đề về thi hành chính sách thuế hiện hành.

1/ Về thuế doanh nghiệp.

Thuế doanh nghiệp cần được thi hành nghiêm chỉnh theo thuế suất hiện hành để bảo đảm sự kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đối với mọi hoạt động kinh doanh sản xuất ... ; không đặt vấn đề miễn hay giảm thuế doanh nghiệp, cơ quan gia công thu mua phải tính toán trong giá gia công thu mua có cả thuế doanh nghiệp. Đối với các hoạt động tự sản tự tiêu phải xác định cho đúng doanh số thực tế để thu thuế doanh nghiệp cho đủ và có cơ sở thu thuế lợi tức đúng chính sách. Đương nhiên, đối với những cơ sở kinh doanh nhỏ được nộp thuế theo phương pháp cố định mức thuế doanh nghiệp và lợi tức thì vẫn áp dụng phương pháp đó, nhưng cần quan tâm cố định cho thích đáng.

2/ Về thuế buôn chuyến:

Đối với người buôn chuyến nguyên liệu bán cho các cơ sở sản xuất, phải quản lý để đảm bảo thu đủ thuế buôn chuyến. Đối với các cơ sở sản xuất, thì phải đòi hỏi giữ đủ chứng từ mua nguyên liệu và ghi chép sổ sách đầy đủ trung thực, cán bộ thuế phải đi sâu quản lý nguyên vật liệu xuất, nhập (nguồn mua, giá cả), tiêu hao ... để hướng dẫn việc mua bán sử  dụng nguyên liệu theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Trường hợp cơ sở sản xuất tự đi thu nhặt khai thác nguyên liệu, cũng phải giữ sổ sách minh bạch để có cơ sở thấy rõ nguồn và giá nguyên liệu; như vậy sẽ tránh được cách làm truy thu một cách máy móc thuế buôn chuyến vào người sản xuất; đương nhiên nếu có sự đồng tình giữa người sản xuất, và thương nhân bán nguyên liệu để trốn thuế thì phải xử lý.

3/ Về thuế hàng hoá:

Đối với thuế hàng hoá thu vào hàng tự sản xuất tự tiêu thụ thì Nghị quyết 279/CP có quy định: “Những đơn vị kinh tế tập thể và cá thể có sử dụng phế liệu phế phẩm của đơn vị mình hoặc mua phế liệu phế phẩm, sản phẩm phụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất ra những sản phẩm mới, nếu bước đầu gặp khó khăn thì được xét giảm hay miễn thuế trong một thời gian nhất định”. Yêu cầu của việc miễn giảm thuế là để bảo đảm cho cơ sở sản xuất còn mức lãi thoả đáng trong bước đầu sản xuất có khó khăn. Cơ quan thuế cấp quận, huyện, khu phố căn cứ yêu cầu xin miễn hay giảm thuế hàng hoá của cơ sở sản xuất, sau khi tìm hiểu cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ của cơ sở sản xuất (đi sâu vào giá thành, giá bán) và tham khảo ý kiến của các ngành có liên quan (ngành quản lý, liên hiệp xã thủ công nghiệp, Uỷ ban Vật giá Nhà nước ...) nếu xét đáng miễn giảm thì miễn hay giảm thuế và thời gian miễn giảm cho từng cơ sở; sau đó phải báo cáo với cơ quan Tài chính cấp tỉnh, thành phố. Không đặt vấn đề miễn hay giảm hàng loạt cho tất cả một ngành nghề hay một mặt hàng, đề nghị với UBND quận, huyện, khu phố xét quyết định cụ thể ...

4/ Thuế lợi tức doanh nghiệp:

Thuế lợi tức thu trên lợi tức tổng hợp của cơ sở kinh doanh (bao gồm cả lợi tức bán hàng cho Nhà nước, lợi tức bán hàng tự do và các lợi tức phụ thuộc) theo thuế suất luỹ tiến nhằm phân phối lại thu nhập và điều tiết lợi nhuận kinh doanh. Do đó, việc quản lý thu phải đảm bảo xác định được đúng lợi tức thực hiện từng thời kỳ và cả năm để tiến hành tạm thu hàng tháng và thanh toán thuế cả năm để tiến hành tạm thu hàng tháng và thanh toán thuế cả năm theo thực tế. Đối với các cơ sở thu theo phương pháp cố định doanh thu và lợi tức để thu thuế dứt khoát, cuối năm không điều chỉnh lại, thì cũng phải căn cứ sự biến động của tình hình kinh doanh mà điều chỉnh lại mức thu từng thời kỳ (6 tháng hay 1 năm) cho sát. Không thể đặt vấn đề ổn định tỷ lệ động viên (trên doanh thu hay trên lợi tức) để thu cho từng ngành nghề, vì làm như vậy sẽ mất ý nghĩa và tác dụng của thuế lợi tức. Riêng ở miền Nam, để phục vụ cho việc xây đựng các cơ sở tập thể thì thực hiện chủ trương ổn định trong hai năm tỷ lệ động viên cho từng cơ sở tập thể mới hình thành.

Đối với việc thanh toán thuế lợi tức năm 1979 của các cơ sở thu theo phương pháp tạm thu hàng tháng và thanh toán cuối năm, thì để quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI, Bộ hướng dẫn như sau:

a- Vấn đề vận dụng thuế suất:

Đối với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có chủ trương khuyến khích phát triển, thì đối với số lợi tức thực hiện từ 1/1/1979 đến 31/12/1979 phần lợi tức từ 1.600đ trở lên không tính riêng thuế lợi tức bình thường theo luỹ tiến từng phần và thuế lợi tức vượt mức theo luỹ tiến toàn phần mà tính gộp hai phần thuế này theo thuế suất luỹ tiến từng phần như sau:

Bậc

Phần thuế lợi tức chịu thuế bình quân xã viên quy ra cả năm

Thuế suất

6

7

8

9

10

11

Trên 1.600đ đến 2.100đ

Trên 2.100đ đến 2.600đ

Trên 2.600đ đến 3.100đ

Trên 3.100đ đến 2.600đ

Trên 3.600đ đến 4.100đ

Trên 4.100đ

27%

32%

37%

42%

47%

52%

Riêng đối với các ngành nghề sản xuất cần hạn chế (như sản xuất vàng mã, bài lá ...) thì vẫn áp dụng Thông tư số 02 ngày 12/1/1979 của Bộ.

b- Vấn đề tính toán chi phí về nguyên nhiên vật liệu được từ vào doanh số để tìm lợi tức chịu thuế:

Cần phân biệt:

- Đối với các chi phí về nguyên nhiên vật liệu thuộc các hoạt động có quan hệ kinh doanh với Nhà nước (làm gia công, mua nguyên liệu bán thành phẩm cho Nhà nước).

+ Về mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu: cần kết hợp việc quản lý thường xuyên với việc kiểm tra hạch toán và đối chiếu với định mức tiêu hao trong hợp đồng gia công thu mua để xác định mức tiêu hao thực tế. Nếu tiêu hao thực tế thấp hơn định mức thì công nhận mức tiêu hao thực tế và phát hiện với cơ quan gia công thu mua để cơ quan này kiểm tra thêm chất lượng sản phẩm làm ra hoặc nghiên cứu nếu xét cần thiết thì điều chỉnh lại. Nếu mức tiêu hao theo hạch toán cao hơn định mức, thì sau khi đã kiểm tra kỹ và loại trừ những yếu tố như hạch toán giả tạo, ăn bớt nguyên liệu của Nhà nước và sau khi thống nhất ý kiến với cơ quan gia công thu mua, cơ quan thuế xác định mức tiêu hao thực tế hợp lý để tính toán chi phí về nguyên nhiên vật liệu được trừ.

+ Về giá cả: đối với những phần nguyên nhiên vật liệu mua của các cơ quan Nhà nước thì tính theo giá ghi trong hoá đơn. Đối với phần mua trên thị trường tự do thì cơ quan thuế phải tích cực giúp đỡ cơ sở sản xuất làm ăn có nền nếp, có chứng từ trung thực và hợp lệ, ghi chép đầy đủ; trường hợp chưa có chứng từ hợp lệ thì cơ quan thuế căn cứ vào kết quả theo dõi giá cả thị trường tự do, lấy ý kiến của cơ quan gia công thu mua mà xác định giá thực tế hợp lý để tính toán chi phí.

- Đối với các chi phí về nguyên nhiên vật liệu trong hoạt động tự sản xuất tự tiêu thụ:

+ Điều quan trọng là cần giúp đỡ và đòi hỏi cơ sở kinh doanh phải có chứng từ hợp lệ ghi chép rõ ràng để cơ quan thuế có cơ sở kiểm tra và xử lý. Trường hợp chưa có chứng từ và sổ sách rõ ràng thì cơ quan thuế cần đi sâu quản lý thường xuyên, tranh thủ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan (cơ quan quản lý ngành, liên hiệp xã thủ công nghiệp, vật giá ...), tham khảo giá cả các hợp tác xã sản xuất cùng một mặt hàng và giá thị trường để xác định mức tiêu hao cũng như giá cả hợp lý. Cần chú ý là đối với nguyên liệu thuộc loại tự tìm kiếm, thì có trường hợp phẩm chất khác nhau và giá cả tăng giảm.

Đối với các hợp tác xã vừa có quan hệ kinh doanh với Nhà nước, vừa tự sản tự tiêu, cần kiểm tra kỹ, ngăn ngừa những hiện tượng lợi dụng lấy nguyên liệu của Nhà nước để làm hàng tự sản tự tiêu và kịp thời phát hiện để xử lý.

c- Vấn đề lao động thuê ngoài và tính trừ tiền công cho lao động thuê ngoài:

Để đảm bảo tính chất của hợp tác xã, điều lệ tổ chức hợp tác xã có quy định là hợp tác xã chỉ được thuê lao động ngoài không quá 10% số xã viên. Để theo đúng quy định đó, trước đây về thuế đã có hướng dẫn là trường hợp số lao động thuê ngoài vượt quá 10% số xã viên thì không công nhận cho tính trừ phần tiền công vượt quá 10% tổng số tiền công của xã viên. Nay Bộ hướng dẫn lại là: cơ quan thuế qua quản lý phải phát hiện kịp thời với liên hiệp xã thủ công nghiệp những trường hợp thuê lao động quá 10% để liên hiệp xã thủ công nghiệp  xem xét uốn nắn. Riêng đối với những trường hợp phải thuê ngoài quá quy định do yêu cầu phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch đột xuất của Nhà nước, do sản xuất chưa ổn định, hợp tác xã chưa kết nạp thêm xã viên, hoặc do tính chất một số nghề thường phải sử dụng lao động phụ gia đình ... thì sau khi bàn bạc với liên hiệp xã thủ công nghiệp, cơ quan thuế có thể cho trừ tiền công thuế ngoài theo thực tế.

ị những địa phương, chính quyền có chủ trương giao cho một số hợp tác xã phải tiếp nhận một số người trong diện phải lao động bắt buộc hay phải lao động để cải tạo, thì các khoản hợp tác xã phải chi cho số lao động này (trả thù lao, hay tiền công theo mức quy định) được tính như chi phí được trừ khi tính lợi tức chịu thuế.

d- Vấn đề tính số suất miễn thu được trừ đi khi tính lợi tức chịu thuế:

Việc định số suất miễn thu tính theo hai phương pháp như sau:

Đối với các hợp tác xã sản xuất tập trung, trả tiền công xã viên theo ngày hay tháng, có bảng chấm công chính xác theo sự hướng dẫn và kiểm tra của cơ quan thuế, thì số suất miễn thu được tính theo công thức sau:

Số suất

 =

Tổng số ngày công trong năm của toàn bộ xã viên

miễn thu

 

Số ngày công định mức tháng cho 1 xã viên (khoảng từ 23 - 25 tuỳ theo từng ngành nghề và sau khi đã bàn bạc với Liên hiệp xã thủ công nghiệp).

Đối với các hợp tác xã trả lương theo sản phẩm (do đó không thực hiện việc chấm công), thì trên cơ sở cơ quan thuế hướng dẫn giúp đỡ hợp tác xã xác định mức kết quả lao động, mỗi xã viên phải đảm bảo trong 1 tháng (biểu hiển bằng số sản phẩm làm ra, hay giá trị sản phẩm làm ra, hay tiền công tính theo sản phẩm tuỳ theo hợp tác xã) thì số suất miễn thu được tính theo công thức sau:

 

 

Kết quả lao động trong năm của toàn xã viên hợp tác xã

Số suất

 =

(chỉ tính phần kết quả do lao động xã viên làm ra)

miễn thu

 

Định mức kết quả lao động 1 xã viên trong 1 tháng

Theo hai công thức trên thì nói chung số suất thuế miễn thu được tính bình quân tháng không quá số xã viên trong danh sách. Trường hợp cá biệt do có nhiều việc làm và do tăng cường độ lao động, mà số suất miễn thu vượt quá số xã viên thì để khuyến khích hợp tác xã, vẫn tính số suất miễn thu tìm được theo công thức.

e- Vấn đề chia bình quân xã viên để tìm lợi tức tính thuế bình quân:

Từ nay việc xác định số xã viên được tính để tìm lợi tức bình quân xã viên không căn cứ vào số suất miễn thu được tính như trước, mà căn cứ vào số xã viên chính thức trong danh sách có thực tế tham gia sản xuất, nghĩa là số xã viên chính thức (kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp), nhưng không kể số xã viên không tham gia sản xuất như xã viên có tên trong danh sách chỉ là hình thức, thực chất làm ăn ngoài hợp tác xã.

Thông tư này áp dụng chung cho cả nước. Riêng đối với miền Nam thì về thuế suất, thuế biểu thuế lợi tức, và phương pháp tính thuế hộ nhỏ, vẫn áp dụng theo các quy định trong quyết định 327-CP ngày 30/12/1978 của Hội đồng Chính phủ.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng thường trực

(Đã ký)

 

Ðào Thiện Thi

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.